(09/06/2022)
Nên ăn uống gì trước khi mang thai để có một thai kì khỏe mạnh luôn là nỗi lo lắng của các mẹ. Nhưng các mẹ đã biết trước khi mang thai không nên ăn gì chưa? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây mẹ nhé!
Hầu hết các mẹ hiện nay đều đã nhận thức được tầm quan trọng và những ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ. Tuy nhiên, các mẹ chỉ đến khi mình mang thai mới lưu ý đến chế độ dinh dưỡng của mình. Phần lớn các mẹ đều không ý thức được tầm quan trọng của dinh dưỡng khi mẹ chuẩn bị có em bé. Và mẹ cũng không biết trước khi mang thai không nên ăn gì để không ảnh hưởng tới bé yêu.
Theo một nghiên cứu trên tạp chí Nature Communication, chế độ dinh dưỡng của người mẹ tại thời điểm chuẩn bị mang thai có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành các tế bào trong cơ thể trẻ. Tùy thuộc vào những chất dinh dưỡng mẹ tiêu thụ, chức năng của các tế bào trong cơ thể thai nhi cũng được thay đổi theo.
Từ một nghiên cứu trên tạp chí Journal of Nutrition cho thấy, phụ nữ có chế độ dinh dưỡng giàu protein, vitamin và chất xơ thường có tỷ lệ sinh non giảm hơn 50% so với những phụ nữ thường xuyên tiêu thụ thực phẩm nhiều chất béo và đường.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia từ các trường Đại học Exeter và Oxford, chế độ dinh dưỡng giàu calo sẽ làm tăng khả năng thụ thai một bé trai. Nghiên cứu này dựa trên thói quen dinh ăn uống trước và trong giai đoạn đầu của thai kỳ của hơn 700 bà mẹ ở Anh.
Như vậy, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng ngay cả trước khi mang thai. Không phải cứ bồi bổ thật nhiều cho mẹ là đã đáp ứng hoàn hảo yêu cầu trước và trong thai kì của mẹ. Mẹ nên có chế độ ăn uống hợp lý, kết hợp sử dụng các loại thuốc bổ như sắt acid folic, DHA,… để chuẩn bị cho một thai kì khỏe mạnh
Viên sắt nhập khẩu châu Âu chính hãng cho mẹ bầu, mẹ sau sinh
Đồ uống có chứa cồn và caffein
Những thức uống có cồn và caffein có chứa lượng acid rất cao và có thể ảnh hưởng tới khả năng thụ thai của mẹ. Đối với người bình thường, cơ thể đã tự sản xuất một axit để cân bằng độ pH. Việc sử dụng đồ uống có cồn và cafein khiến lượng axit trong cơ thể tăng đột biến, buộc gan và thận phải làm việc nhiều hơn để cân bằng lại cơ thể. Điều đó dẫn đến việc cơ thể mẹ thiếu dưỡng chất để cung cấp cho việc thụ thai.
Bên cạnh đó, tình trạng mất cân bằng trong cơ thể khiến cơ thể mẹ không còn là môi trường lý tưởng để tinh trùng hoạt động. Vì vậy, các cần tránh xa các loại đồ uống chứa cồn và caffein như bia, rượu, cà phê hay trà để tối ưu hóa cơ thể cho việc thụ thai.
Các loại đồ uống có cồn
Thắc mắc mẹ cần kiêng gì trước khi mang thai? Đó là các đồ uống có cồn không tốt đối với cơ thể con người, đặc biệt là với các mẹ đang chuẩn bị mang thai. Các chất kích thích có trong cồn có thể gây ảnh hưởng tới hệ thống thần kinh, làm giảm khả năng thụ thai và tăng tỉ lệ sảy thai. Bia rượu cũng sẽ ảnh hưởng tới quá trình phát triển của phôi thai. Vì vậy, đồ uống có chứa cồn là một trong những loại đồ uống mẹ không nên sử dụng khi chuẩn bị mang thai
Thịt sống hoặc các chế phẩm thịt
Thịt sống hoặc chưa được nấu chín có nguy cơ nhiễm một số vi khuẩn hoặc ký sinh trùng, ví dụ như Toxoplasma, E. coli, Listeria,… Các loại vi khuẩn này thường được tìm thấy trên bề mặt miếng thịt, hoặc trong các thớ cơ.
Tránh ăn thịt sống hoặc thịt chưa được nấu chín để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ
Vi khuẩn có thể đe dọa sức khỏe của mẹ, gây ra bệnh truyền từ mẹ sang con, có thể dẫn đến thai chết lưu. Thậm chí chúng có thể gây ra các bệnh thần kinh nghiêm trọng như khuyết tật trí tuệ, mù lòa và động kinh.
Những sản phẩm thịt đã qua chế biến như xúc xích hay thịt nguội cũng có thể bị nhiễm nhiều loại vi khuẩn khác nhau. Do trong quá trình chế biến hoặc bảo quản các sản phẩm này không được đảm bảo an toàn vệ sinh. Vì vậy, các mẹ không nên ăn thịt sống hoặc chưa chín hẳn. Đối với các loại chế phẩm, mẹ chỉ nên dùng khi đã đun nóng lại thật kỹ.
Các loại rau mầm sống
Các loại rau mầm thường được các mẹ ưa chuộng vì tính dễ ăn của chúng. Tuy nhiên, các loại rau mầm sống như cỏ ba lá, củ cải và giá đỗ có thể bị nhiễm vi khuẩn Salmonella. Do rau mầm cần môi trường ẩm ướt để bắt đầu nảy mầm và đây cũng là môi trường lý tưởng cho những loại vi khuẩn phát triển. Các loại vi khuẩn có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ, thậm chí ảnh hưởng tới quá trình mang thai. Vì lý do này, mẹ nên tránh tất cả các loại rau mầm sống và chỉ nên sử dụng khi chúng được nấu chín.
Cá sống hoặc chưa chín
Các loại virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng có thể trú ngụ trong thịt cá sống chẳng hạn như Norovirus, Vibrio, Salmonella và Listeria. Một số bệnh nhiễm trùng có thể chỉ gây mất nước và suy nhược ở cơ thể người mẹ. Tuy nhiên, một số bệnh khác liên quan tới những loại vi khuẩn này có thể truyền sang con với hậu quả nghiêm trọng hoặc thậm chí gây tử vong. Vì vậy, mẹ không nên dùng cá sống hoặc cá chưa được nấu chín kỹ.
Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ
Đồ chiên rán hay các loại thức ăn nhanh chứa nhiều các chất béo không lành mạnh có thể gây ra tình trạng đầy hơi, khó tiêu, dễ bị ợ chua. Ngoài ra, nó còn có thể khiến mẹ bị tăng cân quá mức dẫn tới nguy cơ mắc các bệnh tiền sản, tiểu đường.
Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ không tốt cho sức khỏe của mẹ
Trên đây là một số thông tin giải đáp thắc mắc về câu hỏi “trước khi mang thai không nên ăn gì, uống gì”. Hy vọng qua bài viết các mẹ có thể chuẩn bị thật tốt cho quá trình chào đón bé yêu đến với gia đình. Chúc mẹ có một thai kì khỏe mạnh, mẹ nhé!
BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?
Bộ 3 vi chất Sắt – Axit Folic, Canxi D3 và DHA nhập khẩu từ Châu Âu
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe:
– Chela – Ferr Forte được nhập khẩu nguyên hộp từ Châu Âu, có chứa sắt Ferrochel ở dạng axit amin Chelate và Axit Folic. Hỗ trợ bổ sung và dễ hấp thụ sắt. Hỗ trợ cải thiện thiếu máu do thiếu sắt.
– Chela – Calcium D3 có chứa calcium amino acid chelate Albion ® dễ hấp thụ và không gây dị ứng, hỗ trợ bổ sung canxi và vitamin D3 giảm nguy cơ loãng xương ở người lớn tuổi, hỗ trợ hệ xương chắc khỏe.
– Gold DHA cung cấp DHA và Axit Folic cho mẹ bầu và cho con bú.
– Chela – Ferr Forte đã được nghiên cứu lâm sàng chứng nhận hiệu quả: Trên 90% phụ nữ mang thai đã hoàn toàn hết thiếu máu và cải thiện đáng kể tình trạng thiếu máu. 100% trường hợp thiếu máu nhẹ đã hết thiếu máu Không dùng cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.
– Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
GPQC: 01343/2018/ATTTP-XNQC; 00237/2018/ATTP-XNQC; 2144/2020/XNQ-ATTP
Quét mã QR nhắn tin bằng ZALO trên điện thoại
ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ