Trang chủ » Phân biệt đau bụng khi mang thai và đau bụng kinh

Phân biệt đau bụng khi mang thai và đau bụng kinh

(16/04/2024)

Rất nhiều chị em bị nhầm lẫn giữa đau bụng khi mang thai và đau bụng kinh nhất là những mẹ mang thai lần đầu. Giúp các mẹ phân biệt đau bụng khi mang thai và đau bụng kinh từ đó giải tỏa lo lắng giúp thai kỳ được khỏe mạnh, an toàn.

Rate this post

Phân biệt đau bụng khi mang thai và đau bụng kinh

Nhiều chị em vẫn hay nhầm lẫn giữa các dấu hiệu đau bụng khi mang thai và đau bụng kinh do các cơn đau đều ở vị trí bụng dưới và cơn đau âm ỉ kéo dài. Tuy nhiên, 2 tình trạng này hoàn toàn là khác nhau, nếu chị em chú ý kĩ các dấu hiệu của bản thân thì sẽ phân biệt dễ dàng. Điều này rất quan trọng để giúp các mẹ phát hiện có thai sớm và có một thai kỳ khỏe mạnh.

Triệu chứng đau bụng

Đối với tình trạng đau bụng khi mới mang thai, mẹ bầu chỉ cảm thấy đau âm ỉ ở bụng dưới, đau lệch về 1 bên. Đau bên nào còn tùy thuộc vào vị trí trứng đang làm tổ ở bên nào của tử cung. Cơn đau có thể không quặn thắt, dữ dội nhưng thỉnh thoảng nhói lên và gây khó chịu vô cùng, chỉ kéo dài vài ngày và không dữ dội.

Trong khi đó, khi bị đau bụng kinh, chị em sẽ cảm thấy đau bụng âm ỉ và co thắt ở bụng dưới, cơn đau có thể lan ra sau lưng. Những cơn đau bụng kinh thường khiến cho chị em cảm thấy mệt mỏi, suy nhược cơ thể, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt. Đau bắt đầu từ 1-3 ngày trước và trong kỳ kinh.

Phân biệt đau bụng khi mang thai và đau bụng kinh

Đau bụng kinh có cơn đau co thắt kéo dài vài ngày

Biểu hiện đi kèm 

Đau bụng khi mang thai ngoài đau âm ỉ bụng dưới thường đi kèm với những biểu hiện như táo bón, trễ kinh, căng tức ngực, tiểu nhiều, nhiệt độ cơ thể tăng cao, nghén, người mệt mỏi.

Mặt khác khi đau bụng kinh, chị em có thể đi ngoài phân lỏng, cảm thấy áp lực trong bụng, đau vú, khó chịu ở dạ dày, người mệt mỏi, thay đổi cảm xúc, dễ cáu gắt, trầm cảm.

Phân biệt đau bụng khi mang thai và đau bụng kinh

Đau bụng khi mới mang thai đi kèm biểu hiện nôn nghén

Máu báo thai và báo kinh 

  • Lượng máu: Máu thai sẽ có Ít hơn so với lượng máu kinh chỉ khoảng vài giọt hoặc rải rác khi các mẹ có thai. Máu này xuất hiện là do trứng được thụ tinh và làm tổ ở nội mạc tử cung, chứ không phải là lượng kinh nguyệt bình thường. Còn lượng máu kinh nguyệt sẽ nhiều hơn, thường thì khoảng 80 ml.
  • Màu sắc máu: Nếu thời kỳ đầu mang thai, màu sắc kinh thường là màu hồng nâu hoặc hồng nhạt. Trong khi máu hành kinh là máu đỏ sẫm hoặc đỏ tươi.

Phân biệt đau bụng khi mang thai và đau bụng kinh

Máu báo thai và báo kinh khác nhau về lượng máu và màu sắc

Cách giảm đau bụng khi mang thai và đau bụng kinh

Cách giảm đau bụng kinh

Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường và có chu kì 1 tháng 1 lần. Do đó, mẹ nên nắm rõ cách giảm đau bụng kinh để có thể xoa dịu cơn đau và giúp cơ thể thoải mái hơn:

  • Tập thể dục nhẹ nhàng, đi lại vận động phù hợp để xoa dịu cơn đau
  • Tắm nước ấm hoặc ngâm mình trong bồn tắm nóng giúp chị em thấy dễ chịu hơn. Các mẹ có thể đặt một miếng dán nhiệt, chai nước ấm lên bụng dưới để giảm đau.
  • Bổ sung thực phẩm giàu vitamin E, vitamin B1, vitamin B6, axit béo omega-3 và magie để làm giảm cơn đau bụng kinh
  • Tránh rượu và thuốc lá vì các chất kích thích này có thể làm tình trạng đau bụng kinh trở nặng hơn
  • Hạn chế căng thẳng, stress kéo dài khiến cơn đau khó chịu hơn.

Phân biệt đau bụng khi mang thai và đau bụng kinh

Chườm ấm giúp chị em giảm đau bụng kinh

Cách giảm đau bụng khi mới mang thai

Khi thai nhi bắt đầu làm tổ, mẹ có thể cảm thấy những cơn đau âm ỉ. Để giảm cảm giác đau, mẹ có thể làm những việc sau đây:

  • Duy trì chế độ ăn giàu dinh dưỡng, ăn nhiều rau và trái cây để giảm cơn đau.
  • Vận động thường xuyên, có thể tập các bài tập yoga cho bà bầu để làm giảm nhẹ cơn đau
  • Massage nhẹ nhàng, tắm nước nóng và hạn chế mặc quần áo bó sát.
  • Uống nhiều nước hơn mỗi ngày, hạn chế thực phẩm chế biến sẵn và thực phẩm chứa nhiều tinh bột vì chúng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ táo bón, gây đau bụng khó chịu.
  • Kê chân bằng một chiếc ghế thấp khi ngồi. không đứng quá lâu, cố gắng tranh thủ nghỉ ngơi nhiều hơn.

Bên cạnh đó, nếu đang trong thời gian chuẩn bị mang thai, mẹ đừng quên bổ sung đầy đủ sắt và axit folic qua cả chế độ ăn và viên uống. Đây là bộ đôi vi chất vô cùng quan trọng với mẹ và thai nhi trong giai đoạn đầu thai kỳ.

Viên sắt và axit folic cho bà bầu

Viên sắt và axit folic cho bà bầu – nhập khẩu từ Châu Âu

Mong rằng các chị em đã phân biệt được đau bụng khi mang thai và đau bụng kinh sau khi tham khảo bài viết trên. Nếu đang trong giai đoạn thả bầu, mẹ hãy ăn uống đủ chất, cân đối, có cách uống sắt, canxi và vitamin tổng hợp đúng chuẩn, nghỉ ngơi hợp lí và theo dõi từng thay đổi của bản thân để có cách chăm sóc cơ thể hợp lý nhất nhé. Chúc các mẹ có thai kỳ an toàn và khỏe mạnh. 

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn