Trang chủ » Mẹ tiểu đường thai kỳ con nặng cân hơn đúng hay sai?

Mẹ tiểu đường thai kỳ con nặng cân hơn đúng hay sai?

(21/10/2022)

Tiểu đường thai kỳ có thể tạo ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực, thậm chí nguy hiểm đối với quá trình phát triển của thai nhi. Mẹ tiểu đường thai kỳ con nặng cân hơn đúng hay sai? Tìm hiểu về những ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ đến thai nhi và những cách phòng tránh, cải thiện, giảm thiểu rủi ro cho thai kỳ.

5 (100%) 4 votes

Mẹ tiểu đường thai kỳ con nặng cân hơn đúng hay sai?

Mẹ tiểu đường thai kỳ con nặng cân hơn đúng hay sai?

Tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi chủ yếu trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Nếu trong 3 tháng đầu, mẹ bị tiểu đường thai kỳ có thể khiến thai nhi không phát triển, sảy thai hoặc có dị tật bẩm sinh – thường xảy ra trong tuần thứ 6 – 7 của thai kỳ. Trong mẹ bị tiểu đường trong 3 tháng cuối sẽ tạo ra hiện tượng thai nhi bị tăng tiết insulin và tăng trưởng quá mức, nặng cân hơn thông thường.

Nguyên nhân khiến mẹ tiểu đường thai kỳ con nặng cân hơn bình thường là do hậu quả của quá trình tăng vận chuyển glucose từ cơ thể của bà bầu vào bào thai. Lượng đường glucose quá lớn đã kích thích tuyến tụy của thai nhi tăng cường tiết insulin. Đồng thời nhu cầu năng lượng của thai nhi cũng tăng cao khiến thai nhi có tốc độ tăng trưởng vượt trội, năng cân hơn bình thường có có nguy cơ bị béo phì rất cao.

Mẹ tiểu đường thai kỳ con nặng cân hơn đúng hay sai?

Mẹ tiểu đường thai kỳ con nặng cân hơn so với những đứa trẻ do mẹ không bị tiểu đường sinh ra

Những trẻ bị thừa cân,béo phì có nguy cơ mắc một số bệnh lý như:

  • Nồng độ cholesterol cao
  • Cao huyết áp
  • Mắc bệnh tim mạch
  • Mắc bệnh tiểu đường
  • Xuất hiện các vấn đè xương khớp ngay khi nhỏ tuổi
  • Mắc các bệnh ngoài da như phát ban, mụn trứng cá, nấm trên da,…

Những ảnh hưởng khác của tiều đường thai kỳ đối với sức khỏe và quá trình phát triển của thai nhi

Mẹ tiểu đường thai kỳ con nặng cân hơn đúng hay sai?

Mẹ bị tiểu đường thai kỳ trẻ sinh da có tỉ lệ bị vàng da rất cao

Tuy nhiên bị nặng cân hơn bình thường cũng là một trong những ảnh hưởng chưa phải là tồi tệ nhất của tiểu đường thai kỳ đối với thai nhi. Ngoài việc có nguy cơ bị nặng cân, thừa cân, bà bầu bị tiểu đường thai kỳ cũng có thể khiến thai nhi bị:

  • Hạ glucose huyết tương và mắc các bệnh lý về chuyển hóa ở trẻ sơ sinh: Có khoảng 15 – 25% thai nhi mắc các bệnh lý này khi mẹ bị tiểu đường thai kỳ. Nguyên nhân là do gan của bé kém đáp ứng glucagon và giảm tân tạo glucose.
  • Bệnh lý đường hô hấp: Hội chứng nguy kịch hô hấp trước kia chiếm tới 30% thai nhi có mẹ bị tiểu đường thai kỳ bị tử vong nhưng hiện nay đã giảm xuống 10% nhờ các phương tiện đánh giá độ trưởng thành của phổi thai nhi.
  • Tăng hồng cầu
  • Vàng da sơ sinh do bilirubin huyết tương tăng lên vì hemoglobin tăng hủy – chiếm khoảng 25% trẻ sơ sinh có mẹ bị tiểu đường thai kỳ
  • Trẻ do mẹ bị tiểu đường thai kỳ sinh ra có nguy cơ bị tiểu đường type 2, rối loạn vận động – tâm thần và khi đến 1 9 -27 tuổi có nguy cơ bị tiểu đường và tiền tiểu đường cao gấp 8 lần so với những người do những bà mẹ không bị tiểu đường thai kỳ sinh ra.
  • Trẻ bị tử vong ngay sau khi chào đời.

Phòng ngừa tiểu đường thai kỳ

Chủ động phòng ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ là cách tốt nhất để giảm thiểu những tác hại của bệnh lý đối với quá trình phát triển của thai nhi. Mặc dù không có cách để phòng bệnh tiểu đường thai kỳ tuyệt đối nhưng nguy cơ sẽ được giảm xuống thấp khi chăm sóc bà bầu áp dụng những biện pháp sau đây:

  • Sử dụng các thực phẩm có lợi cho sức khỏe như: Trái cây, rau, củ tươi, ngũ cốc nguyên hạt,… có nhiều chất xơ, ít chất béo và calo.
  • Thường xuyên tập thể dục, vận động ngoài trời bằng các bài tập phù hợp với bà bầu như đi bộ, bơi lội, đạp xe, yoga,… Thậm chí mẹ có thể dành 30 phút mỗi ngày để tưới cây, lau dọn nhà cửa cũng là một cách vận động phù hợp, có nhiều lợi ích cho sức khỏe và giảm nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ.
  • Kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý, không tăng cân nhiều hơn mức được khuyến nghị khi mang thai. Thừa cân, béo phì là một trong những nguyên nhân phổ biến gây tiểu đường thai kỳ. Vì thế, ngay khi có kế hoạch mang thai các bạn cũng cần có kế hoạch đưa cân nặng về chỉ số IBM lý tưởng.
  • Bổ sung sắt và canxi, các vitamin – khoáng chất thiết yếu với thai kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của bà mẹ và thai nhi. Đồng thời có thể giảm thiểu rủi ro cho thai kỳ do bổ sung thừa hoặc thiếu vitamin và khoáng chất.

 

Mẹ bầu uống sắt và canxi theo chỉ định của bác sĩ để đáp ứng đủ nhu cầu của thai kỳ, hỗ trợ thai nhi phát triển tốt nhất

Viên sắt và canxi cho bà bầu

Hiện tượng mẹ tiểu đường thai kỳ con nặng cân là rất phổ biến. Trẻ sơ sinh béo phì có thể có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, thậm chí có thể đe dọa tính mạng các bé. Do đó mẹ bầu cần giảm nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ bằng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn