Trang chủ » Bà bầu bị đau háng phải làm sao để cải thiện?

Bà bầu bị đau háng phải làm sao để cải thiện?

(25/04/2024)

Đau háng khi mang thai khiến các mẹ vô cùng đau đớn và ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hằng ngày. Bà bầu bị đau háng phải làm sao để cải thiện sẽ được giải đáp trong bài viết sau.

Rate this post

Biểu hiện đau háng khi mang thai thường gặp

Khớp háng là một trong những khớp lớn nhất trên cơ thể, là phần tiếp nối xương đùi vào xương chậu và đóng vai trò quan trọng trong việc chịu lực và hấp thu lực, giúp cơ thể đứng vững. Đau háng khi mang thai là một trong số những tình trạng mà mẹ bầu có thể gặp phải, nhất là ở những tháng cuối thai kỳ.

Mẹ bầu bị đau háng khi mang thai có những biểu hiện sau:

  • Các mẹ sẽ cảm nhận được các cơn đau ở xương chậu hay vùng hông. Cơn đau thắt lưng, gây lạnh buốt, khó chịu, đau âm ỉ.
  • Cơn đau kéo dài, lây sang các vị trí khác như thắt lưng, đùi hay mông.
  • Cảm thấy đau nhói khi xoay người, gập người hay dạng háng, khi nghỉ ngơi thì hết đau.
  • Khi bệnh tiến triển giai đoạn sau, các cơn đau xuất hiện dày đặc vào buổi sáng khi thức dậy và khoảng chiều tối. Khi thay đổi tư thế đột ngột từ ngồi sang đứng hay khi di chuyển nhiều, mẹ bầu sẽ cảm thấy đau nhói.

Bà bầu bị đau háng phải làm sao để cải thiện?

Những cơn đau háng có thể tăng thêm khi mẹ xoay người hoặc thay đổi tư thế

Bà bầu bị đau háng phải làm sao để cải thiện?

Đau háng tuy không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của mẹ bầu. Do đó các mẹ nên thực hiện các biện pháp sau đây để cải thiện đau háng khi mang thai hiệu quả.

Thực hiện các bài tập phù hợp

Ngay tại nhà, mẹ nên duy trì các bài tập tốt cho khớp háng mỗi ngày để xoa dịu cơn đau. Mẹ có thể thực hiện các bài tập cho vùng xương chậu, vùng chân…đặc biệt là thực hiện các bào tập yoga sẽ mang lại hiệu quả cao.

Tập yoga cũng là cách giúp mẹ bầu giảm đau vùng khớp háng. Mẹ bầu nên tham gia các lớp tập yoga cho bà bầu để giảm thiểu các triệu chứng đau khớp háng cho vùng hông, xương chậu.

Bà bầu bị đau háng phải làm sao để cải thiện?

Tập yoga giúp giảm đau khớp háng hiệu quả

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Bên cạnh việc tập trung thực hiện các bài tập giúp giảm đau vùng khớp háng thì mẹ bầu cần chú ý điều chỉnh lại các thói quen sinh hoạt trực tiếp gây ra tình trạng mẹ bầu bị đau khớp háng như:

  • Tránh thức khuya: Điều này sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ bầu và em bé, làm tăng các cơn đau tại xương khớp háng.
  • Thay đổi tư thế sinh hoạt: Các vận động đứng, ngồi sai tư thế sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống các khớp xương. Luôn giữ các tư thế tốt, nhất là khi ngồi, đứng, nâng hay mang đồ vật nặng, tốt nhất nên hạn chế các hoạt động có thể làm nghiêm trọng thêm các cơn đau vùng chậu, khớp háng.
  • Hạn chế đi giày cao gót: Việc dùng giày cao gót khi đang có thai sẽ gia tăng áp lực lên vùng hông, xương chậu khiến mẹ bầu bị đau khớp háng. Mẹ hãy thay giày cao gót bằng đôi giày bệt hay giày búp bê nhé.

Bên cạnh đó, mẹ bầu đừng quên bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, nhất là những vi chất quan trọng với hệ xương: canxi, magie, …Trường hợp bà bầu bị thiếu magie và canxi sẽ khiến các khớp dễ bị đau nhức hơn. Mẹ nên ăn các thực phẩm giàu magie như socola đen, quả bơ, chuối chín, các loại đậu, hạnh nhân, hạt chia, đậu nành… Nếu có các biểu hiện thiếu magie, canxi, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có biện pháp bổ sung kịp thời.

Bổ sung magie và vitamin B6 cho bà bầu

Bổ sung magie và vitamin B6 – hỗ trợ giảm mệt mỏi, hỗ trợ tốt cho hệ thần kinh

** Chela-Mag B6 là sản phẩm của Olimp Labs được nhập khẩu nguyên hộp từ Châu Âu – phân phối chính hãng tại Việt Nam.

Lựa chọn quần áo hỗ trợ

Thai nhi ngày càng lớn sẽ làm tăng lưu lượng máu ở khu vực xương chậu và tạo điều kiện cho cơn đau khớp háng. Để giảm thiểu nguy cơ này, mẹ bầu có thể chọn mặc quần áo có tính đàn hồi hoặc đeo dây đai đỡ bụng. Đây là cách giảm phần nào áp lực cho xương chậu nhờ đó mà cảm giác đau cũng được bớt đi.

Massage đúng cách

Massage đều đặn giúp giảm đi tình trạng có bầu bị đau khớp háng. Massage không chỉ giúp cơ bắp được thả lỏng mà còn giúp mẹ giảm stress. Mẹ có thể liên hệ với chuyên gia trị liệu để được hỗ trợ thực hiện các liệu pháp massage nhằm giảm đau và thư giãn.

Bầu bị đau khớp háng là hiện tượng bình thường và không có gì đáng ngại. Hy vọng với những cách giảm đau khớp háng khi mang thai ở trên, tình trạng mẹ bầu bị đau khớp háng sẽ thuyên giảm. Chúc các mẹ luôn khỏe mạnh và thai nhi được phát triển toàn diện.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn