Trang chủ » Tiểu đường thai kỳ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Tiểu đường thai kỳ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

(17/10/2022)

Tiểu đường thai kì xảy ra ngày càng nhiều đối với phụ nữ mang thai. Tình trạng này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hằng ngày của mẹ bầu. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị tiểu đường thai kì cho phù hợp.

Rate this post

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kì nguyên nhân do đâu?

Bệnh tiểu đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu của mẹ bầu tăng cao khi mang thai. Tiểu đường thai kỳ ảnh có thể xảy ra với các mẹ không hề có tiền sử bị tiểu đường trước đó. Hiện nay, tiểu đường thai kì được chia làm 2 loại đó là: tiểu đường thai kì type 1 và tiểu đường thai kì type 2.

Tiểu đường thai kỳ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Nguyên nhân dẫn đến tiểu đường do sự hoạt động kém hiệu quả của hormone insulin

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tiểu đường thai kì là do hoạt động kém hiệu quả của hormone insulin. Insulin là loại hormone từ các tế bào đảo tụy ở tuyến tụy tiết ra, có tác dụng chuyển hóa các chất carbohydrate trong cơ thể trong đó có glucose. Glucose là chất dinh dưỡng có vai trò cung cấp năng lượng cho hoạt động của các tế bào. Song glucose không thể tự vận chuyển từ mạch máu vào tế bào mà phải có sự hỗ trợ của insulin.

Nếu tuyến tụy không sản xuất đủ lượng nội tiết tố insulin đáp ứng nhu cầu của cơ thể hoặc insulin giảm tác động lên cơ thể hoặc cơ thể không chuyển hóa tốt insulin thì lượng đường trong máu có thể tăng cao. Trong thời gian mang thai, vì nhu cầu năng lượng tăng cao hơn nên mẹ bầu thường nạp vào cơ thể nhiều đường hơn. Không những vậy, trong thai kỳ, nhau thai tạo ra nội tiết tố giúp thai nhi phát triển, những nội tiết tố này gây ra một số tác động xấu đến insulin, dẫn đến rối loạn nội tiết tố.

Những biểu hiện thường gặp khi bị tiểu đường thai kì

Tiểu đường thai kỳ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Bà bầu bị tiểu đường thường xuyên mệt mỏi, khát nước

Tình trạng mẹ bầu bị tiểu đường thai kì ngày càng nhiều và sẽ gây nên những biến chứng xấu cho sức khỏe. Những mẹ bầu sau đây thường có nguy cơ bị tiểu đường thai kì cao hơn những người khác.

  • Mang thai khi đã ngoài tuổi 30
  • Tiền sử gia đình có người mắc bệnh đái tháo đường type 2.
  • Tiền sử bản thân đã bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước.
  • Thừa cân, béo phì trước và trong khi mang thai.
  • Lần sinh nở trước, bé nặng hơn 4,1 kg khi chào đời.

Tiểu đường thai kì không có các dấu hiệu rõ rệt, tuy nhiên mẹ bầu bị tiểu đường thai kì có thể gặp những dấu hiệu dễ nhận thấy sau đây:

  • Cảm thấy thường xuyên khát nước, hay thức giấc giữa đêm để uống nước.
  • Đi tiểu nhiều lần trong ngày và lượng nước tiểu cũng nhiều hơn so với các thai phụ khác.
  • Khi bị trầy xước, vết thương sẽ rất lâu lành.
  • Dễ bị nhiễm nấm ở vùng kín, dùng thuốc trị nấm thông thường không hiệu quả.
  • Dấu hiệu sụt cân, mệt mỏi, thiếu sức sống.

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kì có nguy hiểm không?

Đối với mẹ bầu

 

Tiểu đường thai kỳ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Bị tiểu đường thai kì dễ hiến mẹ tăng huyết áp

Bà bầu bị tiểu đường xảy ra ngày càng nhiều và nhiều mẹ còn khá chủ quan khi gặp tình trạng này. Đối với thai phụ bị tiểu đường trong thai kỳ, các biến chứng sức khỏe có thể xảy ra là:

  • Tăng huyết áp khi mang thai và tiền sản giật: Thai phụ bị tiểu đường thai kỳ dễ bị tăng huyết áp hơn các thai phụ bình thường kéo theo các biến chứng cực kỳ nguy hiểm cho cả mẹ và bé như: tiền sản giật, sản giật, thai chậm phát triển trong tử cung, suy gan, suy thận…
  • Tăng nguy cơ sinh mổ: Vì em bé quá to không thể sinh thường, nên nhiều khả năng các mẹ sẽ phải sinh mổ nếu bị tiểu đường thai kỳ.
  • Tăng nguy cơ sinh non: Bà bầu tiểu đường sẽ có nguy cơ bị sinh non cao lý do là vì kiểm soát glucose huyết muộn, nhiễm trùng tiết niệu, đa ối, tiền sản giật, tăng huyết áp.
  • Mắc bệnh đái tháo đường trong tương lai: Các mẹ sẽ có nguy cơ gặp lại tình trạng này trong lần mang thai tiếp theo. Không chỉ vậy, mẹ còn có nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2 khi về già.

Đối với thai nhi

Tiểu đường thai kỳ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Mẹ bầu bị tiểu đường có thể tăng nguy cơ sinh non

Không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe thai phụ, mẹ bầu tiểu đường khi mang thai còn tiềm ẩn một số nguy cơ cho em bé như:

  • Tăng trưởng quá mức và thai to: Lượng đường trong máu cao hơn bình thường ở người mẹ là nguyên nhân khiến thai nhi phát triển quá nhanh, dẫn tới cân nặng lúc sinh khá to (thường là trên 4kg). Thai quá lớn sẽ dễ gặp phải chấn thương trong lúc sinh hoặc không thể sinh thường.
  • Sinh non: Lượng đường trong máu cao làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm và sinh con trước ngày dự sinh của thai phụ. Hoặc thai phụ được khuyến nghị sinh sớm vì em bé đã quá lớn.
  • Khó thở nghiêm trọng: Trẻ sinh non từ những bà mẹ mắc bệnh có nguy cơ gặp phải hội chứng suy hô hấp – một tình trạng gây khó thở.
  • Dễ gây dị tật bẩm sinh: Thai nhi có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh do đường huyết của mẹ tăng cao và không được kiểm soát tốt.
  • Tăng hồng cầu, vàng da sau sinh: Tình trạng tăng hủy hemoglobin dẫn đến tăng bilirubin huyết tương gây vàng da sơ sinh, thường xảy ra ở những trẻ được sinh ra từ mẹ bầu tiểu đường thai kỳ.

Những cách điều trị tiểu đường thai kì mẹ cần biết

Có chế độ ăn uống phù hợp 

Điều chỉnh lại chế độ ăn uống mỗi ngày là việc làm đầu tiên mẹ cần thực hiện để giúp ổn định đường huyết. Ăn uống đúng cách giúp mẹ cải thiện và điều trị tiểu đường thai kì hiệu quả. Những lưu ý trong chế độ ăn tiểu đường thai kỳ mẹ bầu cần nhớ:

  • Mẹ nên ăn cân đối 4 nhóm chất thiết yếu: chất đường bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất.
  • Ăn sáng đầy đủ để bảo đảm năng lượng cho ngày làm việc, tránh cảm giác thèm ăn dẫn tới việc ăn khó kiểm soát. Việc ăn sáng đủ dưỡng chất giúp ổn định lượng đường huyết.
  • Tránh xa thực phẩm có đường và tinh bột như đường, mật ong, đường nâu, si-rô, nhóm thực phẩm chứa tinh bột… để giữ lượng đường trong máu không tăng quá cao.
  • Ăn ít đồ tinh chế hơn như cơm trắng, khoai tây nghiền, bánh mì trắng… bởi chúng sẽ nhanh chóng chuyển thành đường, làm gia tăng đường huyết trong máu.
  • Ăn thức ăn chứa ít chất béo, tập trung ăn các thực phẩm chứa chất béo lành mạnh từ các loại hạt hoặc bổ sung chất béo từ dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu hoa hướng dương, dầu ô liu…
  • Tập trung ăn những món giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, đậu, đậu Hà Lan và các loại rau… Các loại thực phẩm này giúp giảm lượng insulin mà cơ thể cần để giữ cho lượng đường trong máu ở mức bình thường.

Tập thể dục nhẹ nhàng đều đặn

Tiểu đường thai kỳ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Đi bộ nhẹ nhàng cũng giúp đường huyết ổn định hơn

Ngoài những chú ý trong ăn uống thì chế độ tập luyện mỗi ngày cũng cần được các mẹ lưu tâm. Vận động là yếu tố quan trọng giúp phòng ngừa và điều trị tiểu đường thai kỳ. Hãy trao đổi với bác sĩ sản khoa để thiết lập một chế độ vận động phù hợp nhất đối với sức khỏe của từng người. Nếu có thể, mẹ nên dành 30 phút mỗi ngày cho các bài tập thể dục phù hợp như đi bộ, yoga hoặc bơi lội nhé.

Nếu không thể tập thể dục hàng ngày liên tục 30 phút thì các mẹ có thể chia nhỏ thời gian tập mỗi lần khoảng 10 phút. Bên cạnh đó, các loại hình vận động khác như làm việc nhà, đi thang bộ cũng được xem là hiệu quả tương đương tập thể dục.

Theo dõi đường huyết mỗi ngày

Tiểu đường thai kỳ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Mẹ nên theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày nhé

Khi bị tiểu đường thai kì, mẹ bầu nên chú ý theo dõi đường huyết mỗi ngày nhất là thời điểm sau bữa ăn. Những chỉ số đường huyết an toàn mẹ cần nhớ bao gồm:

  • Trước bữa ăn: 95 mg / dL hoặc ít hơn
  • Một giờ sau bữa ăn: 140 mg / dL hoặc ít hơn
  • Hai giờ sau bữa ăn: 120 mg / dL hoặc ít hơn.

Theo dõi những chỉ số đường huyết mỗi ngày giúp mẹ kịp thời phát hiện những thay đổi bất thường như lượng đường tăng quá cao và không hạ xuống khi đói hoặc những bất thường khác.

Kiểm soát cân nặng hợp lí khi mang thai

Kiểm soát cân nặng khi mang thai cũng là cách để điều Bên cạnh đó, mẹ nên duy trì cân nặng hợp lý, tránh tăng cân quá mức trong thai kỳ bằng cách dung nạp lượng calo vừa đủ, từ 2.200 – 2.500/ngày nếu có cân nặng trung bình. Nếu mẹ thừa cân, con số này sẽ giảm xuống khoảng 1.800 calo/ngày. Tham khảo các kinh nghiệm chăm sóc bà bầu bị tiểu đường từ những người có kinh nghiệm hoặc từ bác sĩ để có chế độ dinh dưỡng cho phù hợp!

Điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ

Như chúng ta đã biết, tiểu đường thai kì có 2 loại là type 1 và type 2. Nếu mẹ bầu bị type 1 có thể điều trị và cải thiện được nhờ vào chế độ ăn uống hằng ngày. Tuy nhiên khi các mẹ mắc tiểu đường thai kì type 2 thì nên cần có sự can thiệp của bác sĩ. Thai phụ mắc tiểu đường type 2 sẽ được kê insulin hoặc các loại thuốc khác để điều trị bệnh dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Tiểu đường thai kì tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, nếu các mẹ biết cách điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt hằng ngày sao cho hợp lí cũng như theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân thật kĩ lưỡng cũng giúp mẹ tránh được những rủi ro không đáng có. Chúc mẹ luôn khỏe mạnh và thai nhi phát triển tốt!

Bổ sung sắt và canxi cho bà bầu

Viên bổ sung sắt và canxi cho mẹ bầu – nhập khẩu châu Âu chính hãng

Bên cạnh đó, mẹ bầu cần chú ý bổ sung đầy đủ sắt và canxi, axit folic, DHA … đầy đủ qua chế độ ăn và viên uống hàng ngày. Chú ý lựa chọn sản phẩm chính hãng, uy tín, bổ sung đúng cách để đảm bảo an toàn và hiệu quả tốt nhất. Khi bổ sung sắt, canxi, nên kết hợp uống nhiều nước, tránh uống sắt canxi cùng sữa, trà, cà phê, nước ngọt … tránh làm giảm khả năng hấp thu của cơ thể và nhớ, uống sắt cách thời điểm uống canxi 1-2 tiếng mẹ nhé!

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn