Trang chủ » Cách xoay ngôi thai ngược và những điều mẹ nên chú ý

Cách xoay ngôi thai ngược và những điều mẹ nên chú ý

(12/04/2024)

Cách xoay ngôi thai ngược là những phương pháp giúp mẹ có thể xoay thai về đúng vị trí trong những tuần cuối của thai kỳ, tức là đầu sẽ ra khỏi âm đạo trước trong quá trình sinh.

Rate this post

Thế nào là tình trạng ngôi thai ngược?

Ngôi thai ngược là hiện tượng khá phổ biến trong giai đoạn đầu của thai kỳ và hầu hết các bé có thể sẽ tự chuyển sang tư thế ngôi thai thuận trước khi thai được 36 tuần để chuẩn bị tốt cho quá trình chuyển dạ.

Cách xoay ngôi thai ngược và những điều mẹ nên chú ý

Ngôi thai ngược là tình trạng mẹ có thể gặp trong những tháng cuối 

Tuy nhiên một số trường hợp thai nhi không tự quay đầu, điều này có thể gây khó khăn cho quá trình sinh nở. Có nhiều nguyên nhân khiến thai nhi ở ngôi thai ngược như:

  • Mẹ đang mang thai đôi hay mang đa thai: không gian nhỏ hẹp trong bụng mẹ khiến thai bị hạn chế hoạt động
  • Lượng nước ối quá ít hoặc quá nhiều: bé di chuyển và thay đổi ngôi thai liên tục nếu lượng nước ối quá nhiều, ngược lại bé bị hạn chế không gian xoay nếu nước ối quá ít.
  • Hình dạng bất thường như tử cung đôi, hai sừng hoặc có khối u như xơ cơ tử cung
  • Dây rốn của thai quá ngắn hoặc bị quấn lại làm cản trở thai nhi di chuyển.
  • Nhau thai đã che lấp một phần hoặc toàn bộ đường ra ngoài của tử cung, đó trường hợp nhau tiền đạo
  • Mẹ bị sinh non cũng sẽ gặp tình trạng ngôi thai ngược. Bởi thường trên 30 tuần thì bé mới quay đầu do đó nếu mẹ chuyển dạ sinh non trước thời điểm đó thì bé bị ngôi thai ngược.
  • Một vài trường hợp nếu thai bị dị tật bẩm sinh sẽ khó thể quay ngôi thuận khi sinh.  

Cách xoay ngôi thai ngược cho mẹ trong những tháng cuối

Để có thể đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi an toàn trong quá trình chuyển dạ thì những cách xoay ngôi thai ngược sẽ giúp thai trở về ngôi thuận:

  • Phương pháp ngoại xoay thai ECV

Trước khi thực hiện ECV, mẹ bầu sẽ được tiêm một loại thuốc đặc biệt gọi là Tocolytic, giúp làm mềm cơ bụng và tử cung. Thuốc tocolytic được sử dụng thông dụng là terbutaline. Tỷ lệ thành công của phương pháp này có thể đạt 65% khi xoay thai bên ngoài. Phương pháp này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: trình độ, kinh nghiệm của bác sĩ thực hiện, lượng nước ối, cân nặng thai, vị trí của thai nhi…

  • Bài tập giúp mẹ nghiêng ngôi mông

Bài tập giúp mẹ nghiêng ngôi mông được sử dụng trọng lực để các bé có thể xoay người. Phương pháp này thực hiện đơn giản nên các mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn thực hiện tại nhà, bao gồm các thao tác là nâng hông lên cao hơn tim.  Mẹ hãy thực hiện phương pháp này bằng cách xếp một vài chiếc gối dưới hông khi nằm và nằm ngửa trên sàn hoặc trên giường.

  • Nghiêng vùng xương chậu

Mẹ có thể nằm trên sàn, đồng thời hai chân cong và bàn chân đặt bằng phẳng trên mặt đất. Tiếp đến mẹ nâng hông và xương chậu và giữ tư thế này trong 10 hoặc 15 phút. Mẹ hãy thực hiện phương pháp này vài lần trong ngày có thể đem lại hiệu quả tích cực.

Cách xoay ngôi thai ngược và những điều mẹ nên chú ý

Áp dụng những phương pháp này giúp xoay ngôi dễ dàng

  • Sử dụng nhiệt độ để xoay ngôi (tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng)

Nhiệt độ nóng và lạnh cũng có thể giúp xoay ngôi cho bé. Mẹ có thể chườm lạnh gần nơi đầu bé hiện tại (chính là ở phía trên tử cung) và mẹ hãy chườm ấm ở nơi muốn đầu bé hướng vào (chính là ở vị trí gần đáy tử cung). Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để có hướng dẫn chính xác nhất nhé!

  • Sử dụng âm thanh để xoay ngôi

Âm nhạc là một trong số kích thích mà em bé sẽ phản ứng ngay cả khi còn trong bụng mẹ. Các mẹ có thể sử dụng tai nghe và phát nhạc với âm lượng nhỏ. Sau đó mẹ đặt ở vị trí gần xương mu giúp thúc đẩy bé tiến về phía âm thanh. Ban đầu các mẹ có thể bắt đầu phát nhạc ở một bên bụng, rồi sau đó di chuyển xuống phía xương mu.

Những điều mẹ nên chú ý khi thực hiện cách xoay ngôi thai ngược

Bởi tỷ lệ thành công của những phương pháp trên không cao và không phải tất cả trường hợp mẹ muốn xoay ngôi thai đều thành công, bởi có thể xảy ra một số rủi ro như bị sinh non, vỡ ối sớm, rau bong non,… Do đó để đảm bảo an toàn, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia trước khi thực hiện nhé.

Bên cạnh đó, nếu mẹ nằm trong một số trường hợp sau đây không nên thực hiện:

  • Lượng nước ối trong màng ối thấp
  • Nhịp tim của thai nhi không ổn định, có thể thấp hoặc cao
  • Người mẹ đang mang thai đôi, thai ba còn được gọi là đa thai
  • Các mẹ bị nhau thai tiền đạo  là khi đó nhau thai bao phủ toàn bộ hoặc một phần cổ tử cung

Ngôi thai ngược ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh nở. Do đó, các mẹ cần phải chú ý khám thai định kỳ để có thể theo dõi sát sao những biến đổi bất thường của thai. Ngoài ra, đừng quên xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, vận động đầy đủ kết hợp bổ sung sắt, canxi, vitamin tổng hợp không gây táo bón để đảm bảo có thai kỳ luôn đủ chất và khỏe mạnh!

Vitamin tổng hợp cho bà bầu nhập khẩu chính hãng châu Âu

Vitamin tổng hợp cho bà bầu nhập khẩu chính hãng châu Âu

Bài viết này đã giúp mẹ biết được cách xoay ngôi thai ngược và những điều mẹ nên chú ý. Mẹ cũng cần biết gần ngày sinh không nên ăn gì để đảm bảo an toàn cho bản thân và thai nhi mẹ nhé!

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn