Trang chủ » 3 dấu hiệu thai nhi chậm phát triển và biện pháp cho mẹ bầu

3 dấu hiệu thai nhi chậm phát triển và biện pháp cho mẹ bầu

(03/09/2022)

Thai nhi chậm phát triển là nỗi lo sợ của nhiều mẹ bầu khi mang thai. Thai chậm phát triển trong tử cung có thể dẫn tới sinh non, sảy thai, trẻ sinh dễ mắc bệnh lí và khuyết tật hơn so với các trẻ sơ sinh khác.Tìm hiểu dấu hiệu thai nhi chậm phát triển để các mẹ có biện pháp can thiệp kịp thời

Rate this post

3 dấu hiệu thai nhi chậm phát triển mẹ cần biết

Thai nhi chậm phát triển trong tử cung thường có dấu hiệu không rõ ràng. Mẹ có thể dựa vào kết quả siêu âm và các dấu hiệu dưới đây để biết được thai nhi có chậm phát triển hay không.

Thai phụ bị thiếu ối, ít tăng cân

3 dấu hiệu thai nhi chậm phát triển và biện pháp cho mẹ bầu

Thiếu ối cũng là dấu hiệu thai nhi chậm phát triển mẹ nên chú ý

Nước ối đóng vai trò rất quan trọng, là môi trường dưỡng chất thể lỏng giúp thai nhi phát triển. Khi mẹ bầu bị thiếu ối rất có thể là dấu hiệu thai nhi chậm phát triển trong tử cung.

  • 3 tháng đầu: Nếu mẹ bị thiếu ối trong 3 tháng đầu thai kỳ thì khả năng gây sảy thai và thai chết lưu là rất lớn. Nếu trường hợp thai nhi còn sống thì sự phát triển và chức năng của phổi cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
  • 3 tháng giữa và 3 tháng cuối: Mẹ bị thiếu ối trong 3 tháng cuối thai kỳ có thể khiến thai nhi nhẹ cân, bị suy dinh dưỡng, có nguy cơ cao bị sinh non do suy thai. Bên cạnh đó, thiếu ối cũng khiến ngôi thai bị ngược do không đủ nước ối để thai nhi xoay ngôi, gây khó khăn cho quá trình sinh. Ngoài ra, thiếu ối giai đoạn cuối thai kỳ dễ khiến mẹ bị vỡ ối sớm. Mẹ bầu cần được theo dõi để tránh nguy cơ nhiễm trùng ối và theo dõi tình trạng của thai nhi để can thiệp xem có nên sinh sớm hay không.

Các chỉ số trên cơ thể thai nhi thấp hơn mức bình thường

3 dấu hiệu thai nhi chậm phát triển và biện pháp cho mẹ bầu

Thai nhi chậm phát triển có các chỉ số thấp hơn bình thường

Đối với thai nhi chậm phát triển, các chỉ số trên cơ thể đều thấp hơn mức trung bình. Cụ thể:

  • Chỉ số đường kính lưỡng đỉnh: có tới 70% các trường hợp thai chậm phát triển trong tử cung có kích thước đường kính lưỡng đỉnh nhỏ hơn so với tuổi thai
  • Chỉ số chu vi bụng: Đây là một chỉ số thường được sử dụng nhất để dự đoán thai chậm phát triển trong tử cung. Chỉ số chu vi bụng có giá trị dự đoán thai chậm phát triển trong tử cung cao hơn chỉ số đường kính lưỡng kính, chu vi đầu và chiều dài xương đùi. Trong một số trường hợp người mẹ không nhớ chính xác ngày kinh nên không thể xác định được tuổi thai, nếu tốc độ tăng của chu vi bụng dưới 10 mm trong 15 ngày thì có thể nghĩ tới thai chậm phát triển trong tử cung.
  • Chỉ số chiều dài xương đùi: Chỉ số này không có giá trị đặc biệt trong chẩn đoán thai chậm phát triển trong tử cung.

Thai ít cử động hơn bình thường

3 dấu hiệu thai nhi chậm phát triển và biện pháp cho mẹ bầu

Cử động thai yếu ớt có thể là dấu hiệu thai nhi chậm phát triển

Các phụ nữ mang thai sẽ bắt đầu cảm nhận được những cử động thai của thai nhi vào tuần lễ thứ 18 – 20 của thai kỳ. Trong ba tháng giữa này, cử động của thai nhi thường không đều, nhưng càng về sau càng đều hơn. Thời gian cử động thai rõ nhất bắt đầu từ tuần thứ 26

Cử động thai là một trong những dấu hiệu phản ánh tình trạng sức khỏe của thai nhi. Khi số lần thai cử động giảm đó là dấu hiệu báo động tình trạng sức khỏe kém của thai nhi. Dấu hiệu thai nhi chậm phát triển trong tử cung có thể nhận biết là cử động thai rất kém. Khi thai nhi không cử động hay cử động yếu, có thể thai yếu hoặc thai lưu

Chú ý để chăm sóc thai nhi trong thai kì

Bổ sung sắt và canxi khi mang thai

Viên uống bổ sung sắt và canxi cho mẹ bầu nhập khẩu từ Châu Âu

Thai nhi chậm phát triển trong tử cung gây nên rất nhiều hệ lụy tới sức khỏe của bé sau này. Trẻ sơ sinh chậm phát triển trong tử cung có nguy cơ tử vong và mắc các bệnh lý cao hơn so với trẻ khác như: chậm phát triển chiều cao, dậy thì sớm, rối loạn chuyển hóa gây đái tháo đường, tổn thương thận, tổn thương nội mạc mạch máu. Những việc mẹ bầu cần làm để phòng ngừa tình trạng thai nhi chậm phát triển bao gồm:

  • Các cặp vợ chồng khi có kế hoạch mang thai cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn về di truyền. Khám sức khỏe tổng quát, khám tiền hôn nhân, khám tiền sản đầy đủ.
  • Khi mang thai, người mẹ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý. Bổ sung đa dạng các loại vitamin và khoáng chất, đặc biệt là sắt và canxi.
  • Nghỉ ngơi lao động hợp lý, không làm việc quá sức.
  • Không lạm dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, ma túy trước và trong thời gian mang thai.
  • Tập luyện thể dục nhẹ nhàng khoảng 20-30 phút/ ngày.
  • Khi sử dụng bất cứ thuốc gì bạn cũng phải hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để tránh thuốc có tác dụng phụ làm thai chậm phát triển.

Tình trạng thai nhi chậm phát triển được đánh giá theo nhiều góc độ và mức độ khác nhau. Do đó, các mẹ cần nắm rõ những dấu hiệu thai nhi chậm phát triển và có những biện pháp phòng ngừa phù hợp. Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, nghỉ ngơi hợp lí, khám thai định kì đúng lịch giúp mẹ theo dõi sức khỏe thai kì thật tốt.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn