Trang chủ » Bà bầu bị đau háng có sao không?

Bà bầu bị đau háng có sao không?

(27/04/2024)

Đau háng khi mang thai là tình trạng rất nhiều chị em gặp phải nhất là vào 3 tháng cuối thai kỳ. Giải đấp thắc mắc bà bầu bị đau háng có sao không giúp các mẹ yên tâm dưỡng thai và có thai kỳ khỏe mạnh.

Rate this post

Nguyên nhân đau háng khi mang thai

Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu có rất nhiều thay đổi cả về thể chất và tinh thần. Ngoài những tình trạng phổ biến như đau lưng, đau chân tay, chuột rút thì đau háng cũng là tình trạng nhiều chị em gặp phải.

Đau háng khi mang thai có thể do những nguyên nhân sau:

  • Thiếu canxi: Trường hợp lượng canxi mẹ bầu cung cấp cho cơ thể không đủ, các khớp xương của mẹ có khả năng bị đau nhức, trong đó có khớp háng.
  • Dây thần kinh bị chèn ép: Đau khớp háng khi mang thai có thể do sự chèn ép của thai lên thần kinh kéo dài xuống lưng dưới, khớp háng và mặt sau của chân.
  • Thiếu magie: Magie đóng vai trò quan trọng cho hoạt động của các dây thần kinh. Việc thiếu hụt khoáng chất này sẽ dẫn đến một số tình trạng bà bầu bị đau khớp háng, chuột rút cơ bắp và đau dây thần kinh tọa.
  • Thay đổi nội tiết tố thai kỳ: Khi mang thai, nội tiết tố của cơ thể mẹ bầu có sự thay đổi. Điều này làm mềm và tạo ra khả năng co giãn cho các dây chằng và sụn khớp ở khu vực chậu hông nhằm tạo điều kiện cho quá trình chuyển dạ cũng như căng giãn của tử cung diễn ra một cách thuận lợi. Đây là một trong những lý do làm các thai phụ bị đau háng.

Bà bầu bị đau háng có sao không?

Bà bầu bị đa háng do thai nhi chèn vào dây thần kinh 

Bà bầu bị đau háng có sao không?

Đau háng khi mang thai khiến cho việc đi lại sinh hoạt của mẹ gặp nhiều khó khăn. Bà bầu bị đau háng có sao không là lo lắng của rất nhiều chị em đang trong thai kỳ.

Thực tế, tình trạng đau háng khi mang thai hiện tượng bình thường và không gây nguy hiểm do đó các mẹ không nên quá lo lắng. Cơn đau khớp háng khi mang thai vào những tháng cuối cũng báo hiệu cho mẹ bầu biết mình đang đến gần thời điểm chuẩn bị chuyển dạ.

Tuy nhiên tình trạng đau nhức khớp háng dai dẳng có thể khiến mẹ bầu gặp khó khăn trong quá trình đi lại và vận động hằng ngày. Thậm chí nhiều người còn không thể di chuyển, không thể cử động được hoặc khi di chuyển thì đau khớp dữ dội. Càng về giai đoạn cuối của thai kì, các cơn đau càng nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của các mẹ.

Bà bầu bị đau háng có sao không?

Đau háng khi mang thai không gây nguy hiểm

Làm gì để cải thiện đau háng khi mang thai?

Để cải thiện tình trạng đau háng khi mang thai, các mẹ cần chú ý:

  • Tập thể dục hoặc các hoạt động thể chất tích cực trong thai kỳ. Một số bài tập vận động nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga có thể giúp ngăn ngừa đau khớp háng bên phải khi mang thai.
  • Kiểm soát cân nặng hiệu quả. Các mẹ nên giữ trọng lượng cơ thể ở mức nhất định để tránh tình trạng gây sức ép lên khớp háng, dẫn đến đau khớp.
  • Đảm bảo ngủ đúng và đủ giấc mỗi ngày. Mẹ bầu nên ngủ đủ giấc từ 8-10 tiếng.
  • Tắm nước ấm cũng giúp cơ thể mẹ bầu thư giãn và giảm đau vô cùng hiệu quả. Ngoài tắm nước ấm thì mẹ có thể chườm ấm cũng giảm đau rất tốt
  • Mang giày bệt trong thai kì, hạn chế vận động mạnh hoặc di chuyển quá nhiều nếu các mẹ cảm thấy đau.
  • Luôn giữ các tư thế tốt, nhất là khi ngồi, đứng, nâng hay mang đồ vật nặng, tốt nhất nên hạn chế các hoạt động có thể làm nghiêm trọng thêm các cơn đau vùng chậu, khớp háng. Ví dụ như ngồi bắt chéo chân, nâng vật nặng thường xuyên hay đứng trong thời gian dài.
  • Mua đai hỗ trợ khi mang thai để giúp hỗ trợ cho khớp hông suốt cả ngày, giảm sức ép của cơ thể lên khung xương.
  • Tư thế ngủ nằm nghiêng có thể gây đau khớp háng nhưng lại giúp mẹ bầu dễ ngủ hơn. Do đó, nên mua bộ gối đặc biệt cho bà bầu hoặc kê thêm một chiếc gối giữa hai đầu gối khi ngủ để giảm sức ép lên vùng xương chậu và xương hông.

Ngoài việc tập luyện, các thai phụ cũng nên chú ý đến chế độ ăn uống thật cân đối các chất dinh dưỡng tốt và có lợi cũng như có thể tiến hành bổ sung thêm những loại thực phẩm giàu các khoáng chất cần thiết với hệ xương: canxi, magie,… cho cơ thể. Trường hợp mẹ có các dấu hiệu thiếu magie, nên chú ý ăn các thực phẩm giàu magie và tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn bổ sung magie phù hợp giúp cải thiện tình trạng thiếu magie khi mang thai.

Bổ sung magie và vitamin B6 cho bà bầu

Bổ sung magie và vitamin B6 – hỗ trợ giảm mệt mỏi, hỗ trợ tốt cho hệ thần kinh

** Chela-Mag B6 là sản phẩm của Olimp Labs được nhập khẩu nguyên hộp từ Châu Âu – phân phối chính hãng tại Việt Nam.

Bà bầu bị đau háng có sao không đã được giải đáp trong bài viết trên. Tuy không gây nguy hiểm nhưng các mẹ nên có biện pháp cải thiện kịp thời giúp giảm đau và không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của các mẹ. Chúc mẹ có thai kỳ khỏe mạnh và thai nhi được phát triển toàn diện. 

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn