Trang chủ » 8 nguyên nhân của bệnh loãng xương nên biết để phòng ngừa

8 nguyên nhân của bệnh loãng xương nên biết để phòng ngừa

(18/02/2023)

Loãng xương là bệnh phổ biến ở người cao tuổi, nhưng hiện nay cũng đã xuất hiện ở độ tuổi trung niên, thậm chí thanh niên. Căn bệnh này khiến người bệnh dễ bị chấn thương xương, đau đớn khi di chuyển, vận động và làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như hiệu quả công việc. Bật mí 8 nguyên nhân của bệnh loãng xương nên biết để phòng ngừa.

Rate this post

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh loãng xương, trong đó bao gồm cả những nguyên nhân không thể kiểm soát, can thiệp trước khi căn bệnh xảy ra. Nhưng cũng có những nguyên nhân chúng at có thể chủ động phòng ngừa, làm chậm quá trình tiêu biến xương, bảo vệ sức khỏe xương khớp và sức khỏe tổng thể tốt nhất. Đó là những nguyên nhân nào? Phòng ngừa và kiểm soát bệnh loãng xương như thế nào thì hiệu quả?

Nguyên nhân gây loãng xương không thể kiểm soát

Các nguyên nhân gây loãng xương không thể kiểm soát gồm có:

  • Di truyền: Nếu trong gia đình có người thân bị loãng xương thì bạn cũng có nguy cơ bị loãng xương rất cao.
  • Giới tính: Tỉ lệ nữ giới trên 50 tuổi bị loãng xương là 30 – 40%, trong khi nam giới cùng độ tuổi bị loãng xương chỉ có khoảng 20 – 25%.
  • Sắc tộc: Người da trắng và người da vàng có tỉ lệ bị loãng xương cao hơn người da đen.

8 nguyên nhân của bệnh loãng xương có thể phòng ngừa

Bên cạnh các nguyên nhân không thể kiểm soát, loãng xương còn có thể do những nguyên nhân khác gây nên, có thể chủ động phòng ngừa từ sớm. Nhờ đó quá trình tiêu biến xương có thể chậm hơn hoặc dừng lại hoàn toàn, ngăn ngừa nguy cơ bị loãng xương cho người từ 50 tuổi trở lên.

Dưới đây là 8 nguyên nhân của bệnh loãng xương có thể phòng tránh ngay từ các thói quen hàng ngày:

1. Chế độ dinh dưỡng không khoa học

Cơ thể không hấp thụ được canxi hoặc chế độ dinh dưỡng hàng ngày không cung cấp đủ canxi cho người lớn và các dưỡng chất khác như magie, photpho, vitamin D, K, B6, B12,… sẽ rất dễ bị loãng xương. Bên cạnh đó bổ sung thừa 1 số dưỡng chất cũng là nguyên nhân khiến chúng ta bị loãng xương. Protein, các axit béo thuộc nhóm omega 6 (Arachidonic acid – AA, Dihomo-gamma linolenic acid  – DGLA, Gamma linolenic acid – GLA, Linoleic acid – LA) có thể làm giảm hấp thụ canxi và làm tăng nguy cơ loãng xương.

8 nguyên nhân của bệnh loãng xương nên biết để phòng ngừa

Chế độ dinh dưỡng không khoa học, không cung cáp đủ canxi và các vitamin – khoáng chất khác làm tăng nguy cơ bị loãng xương

2. Bị gãy xương do va chạm, tai nạn

Nếu bạn từng bị gãy xương do tai nạn, va chạm thì bạn cũng có nguy cơ bị loãng xương cao hơn so với những người khác. Bị gãy xương khi không có va chạm, tai nạn xảy ra thường do mật độ xương thấp khiến xương bị xốp, giòn, nứt vỡ,…

3. Thiếu hụt nội tiết tố

Các nội tiết tố estrogen và testosterone không chỉ là các hormone giới tính mà còn có nhiệm vụ bảo vệ xương. Nữ giới bị thiếu hụt estrogen và nam giới thiếu hụt testosterone có nguy cơ bị loãng xương rất cao do không có đủ hormone bảo vệ.

Tình trạng thiếu hụt nội tiết tố thường xảy ra sau tuổi 50. Tuy nhiên nhưng người có kinh nguyệt không đều, đã cắt bỏ cả 2 bên buồng trứng, bị mãn kinh sớm sẽ có nồng độ estrogen thấp và bị loãng xương sớm (dưới độ tuổi 50).

8 nguyên nhân của bệnh loãng xương nên biết để phòng ngừa

Nữ giới bị thiếu hụt estrogen và nam giới thiếu hụt testosterone có nguy cơ bị loãng xương rất cao

4. Mắc bệnh có thể gây loãng xương

Loãng xương thứ phát cũng có thể xảy ra khi chúng ta mắc một số bệnh lý như:

  • Bệnh đường tiêu hóa khiến cơ thể bị giảm hấp thụ canxi và quá trình tái tạo xương trong cơ thể.
  • Bệnh về tuyến giáp, cận giáp khiến nồng độ hormone tuyến giáp tăng cao, tốc độ tiêu biến xương nhanh hơn tốc độ sản xuất xương mới gây loãng xương.
  • Bệnh thận khiến canxi bị đào thải nhiều hơn khiến quá trình táo tạo và tiêu biến xương bị mất cân bằng, lượng xương mất đi lớn hơn gây loãng xương.

5. Uống thuốc làm cản trở hấp thụ canxi

Một số loại thuốc có thể cản trở hấp thụ canxi như thuốc chống động kinh – co giật, aluminum, corticosteroid (như prednisone), hormone tuyến giáp,… sẽ khiến canxi khó hấp thụ hơn, tăng nguy cơ loãng xương cho người uống thuốc.

6. Ít vận động

Lười vận động khiến xương và cơ bắp không mạnh khỏe, kém linh hoạt. Không vận động ngoài trời hay tiếp xúc với ánh nắng sáng sớm và chiều tối cũng khiến cơ thể khó hấp thụ canxi hơn, dễ bị loãng xương.

8 nguyên nhân của bệnh loãng xương nên biết để phòng ngừa

Lười vận động khiến xương và cơ bắp không mạnh khỏe, kém linh hoạt

7. Có lối sống không lành mạnh

Hút thuốc lá, uống bia rượu, nước ngọt, nước có ga khiến các hóa chất trong chúng cản trở hấp thụ canxi. Đồng thời còn khiến các nội tiết tố không thể bảo vệ xương, tăng nguy cơ bị loãng xương.

8. Cân nặng không đạt tiêu chuẩn

Người quá béo hoặc quá gầy đều có nguy cơ bị loãng xương cao. Thừa cân khiến xương phải chịu nhiều áp lực trong khi xương nhỏ, nhẹ cân lại thường do không được bổ sung đủ dinh dưỡng, trong đó có canxi.

Phòng ngừa bệnh loãng xương như thế nào?

8 nguyên nhân của bệnh loãng xương nên biết để phòng ngừa

Mẹ bầu, sau sinh, người thiếu canxi nên bổ sung canxi đầy đủ từ cả chế độ ăn và viên uống

Canxi chiếm thành phần chủ yếu trong cấu tạo xương, cơ thể chúng ta lại không tự tổng hợp được canxi mà cần được bổ sung từ những nguồn bên ngoài. Với một người khỏe mạnh, thực phẩm có thể cung cấp đầy đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể mếu chúng ta thường xuyên ăn các thực phẩm giàu canxi như trứng, sữa, hải sản,… Riêng phụ nữ mang thai và nuôi con bú, người già, thanh thiếu niên, … có nhu cầu canxi cao (1.200 – 1.500mg/ngày) cần kết hợp chế độ ăn giàu canxi với việc sử dụng viên uống bổ sung canxi để đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu cầu canxi của cơ thể.

Tuy nhiên, khi bổ sung canxi, cần chú ý nên uống canxi trước hay sau ăn, uống canxi vào lúc nào, … để mang lại hiệu quả tốt nhất, tránh tình trạng dù đã uống viên canxi hàng ngày nhưng vẫn bị thiếu canxi.

Ngoài ra, một số thói quen dưới đây cũng giúp bạn phòng ngừa loãng xương hiệu quả:

  • Tập thể dục mỗi ngày ít nhất 30 phút, 3 – 4 lần/tuần, nên tập ngoài trời, ở nơi không khí trong lành vào sáng sớm hoặc chiều tối để  nâng cao sức khỏe xương khớp và giúp canxi hấp thụ dễ dàng hơn.
  • Không hút thuốc lá; hạn chế uống bia rượu, nước ngọt, trà, cà phê,….
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện và cải thiện loãng xương sớm nhất

Nguyên nhân của bệnh loãng xương có thể không kiểm soát được hoặc chủ động kiểm soát để phòng ngừa loãng xương. Với những nguyên nhân có thể kiểm soát chúng ta nên thực hiện càng sớm càng tốt và muộn nhất là trong tuổi 30, thời điểm tốc độ tiêu biến xương bắt đầu tăng cao.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn