Trang chủ » Nguyên nhân gây loãng xương và cách điều trị

Nguyên nhân gây loãng xương và cách điều trị

(05/02/2023)

Loãng xương là bệnh phổ biến ở người cao tuổi, đặc biệt là nữ giới. Tìm hiểu nguyên nhân gây loãng xương và cách điều trị để chủ động bảo vệ sức khỏe xương khớp, tránh khỏi những cơn đau và sự khó khăn khi di chuyển khi về già.

5 (100%) 4 votes

Triệu chứng loãng xương phổ biến

Loãng xương là gì?

Loãng xương là hiện tượng khối lượng xương mới được sinh ra thấp hơn so với khối lượng xương cũ bị mất đi khiến mật độ xương thấp, xương trở nên xốp, giòn, dễ bị tổn thương. Loãng xương là căn bệnh thầm lặng, được tích lũy qua nhiều năm tháng và thường chỉ được phát hiện khi chấn thương xảy ra.

Mặc dù cơ thể lão hóa khiến quá trình sản xuất xương mới mỗi ngày một chậm hơn nhưng các chuyên gia y tế cho biết loãng xương có thể phòng ngừa và người bị loãng xương có thể cải thiện, làm chậm quá trình loãng xương nếu được phát hiện sớm. Tuy nhiên loãng xương lại không có triệu chứng rõ ràng từ sớm, bệnh nhân thường chỉ được phát hiện loãng xương khi có chấn thương xảy ra. Nhưng các chuyên gia y tế cũng đã chỉ ra được một số dấu hiệu loãng xương phổ biến, điển hình để chúng ta có thể nhận biết.

Nguyên nhân gây loãng xương và cách điều trị

Loãng xương là hiện tượng mật độ xương thấp khiến xương bị giòn, xốp, dễ bị tổn thương

Triệu chứng loãng xương phổ biến

Một số triệu chứng loãng xương phổ biến gồm có:

  • Đau, gù lưng: Mật độ xương giảm khiến xương cột sống bị xẹp, lún xuống tạo thành những cơn đau lưng cấp. Người bệnh có thể bị gù lưng, đi lom khom, chiều cao giảm xuống.
  • Đau nhức xương: Người bệnh thường bị đau ở các đầu xương dài, có cảm giác như bị kim châm toàn thân. Đau ở những vùng xương phải chịu lực lớn như cột sống, thắt lưng, xương chậu, đầu gối, xương hông.
  • Đau dây thần kinh: Khi bị loãng xương các dây thần kinh liên sườn, thần kinh tọa và thần kinh đùi đều bị ảnh hưởng khiến người bệnh bị đau khi thực hiện các tư thế xoay người, cúi gập,…
  • Người bị loãng xương ở tuổi trung niên có thê xuất hiện tình trạng huyết áp cao, thoái hóa khớp, giãn tĩnh mạch.

Nguyên nhân gây loãng xương và cách điều trị

Trước khi tìm hiểu các điều trị chúng ta sẽ cần tìm hiểu nguyên nhân gây loãng xương là gì. Qua đó, không chỉ có thể điều trị loãng xương mà còn có thể chủ động phòng ngừa loãng xương hiệu quả hơn.

Nguyên nhân gây loãng xương

Nguyên nhân gây loãng xương gồm có:

  • Cơ thể lão hóa: Khi còn trẻ tốc độ sản xuất xương mới sẽ cao hơn tốc độ mất đi của xương cũ, do đó mật độ xương cũng tăng cao dần và đạt đỉnh điểm ở độ tuổi 20. Theo thời gian tốc độ sản xuất xương chậm dần trong khi đó tốc độ mất xương lại tăng lên khiến mật độ xương giảm đi gây loãng xương.
  • Khối lượng xương tối đa đạt được khi còn trẻ thấp khiến lượng xương dự trữ cũng thấp theo làm tăng nguy cơ loãng xương khi về già.
  • Phụ nữ mang thai và nuôi con bú không được bổ sung đủ canxi khiến cơ thể không có đủ lượng xương dự trữ, gây loãng xương khi đến tuổi mãn kinh. Nhu cầu canxi của phụ nữ mang thai và nuôi con bú cao nhất so với tất cả các đối tượng khác, cần được bổ sung bằng đường uống mới đáp ứng đủ nhu cầu của bà mẹ và em bé.

Nguyên nhân gây loãng xương và cách điều trị

Tốc độ sản xuất xương mới chậm hơn tốc độ tiêu biến xương khiến người cao tuổi bị loãng xương

Các yếu tố làm tăng nguy cơ loãng xương

Những trường hợp sau đây sẽ có nguy cơ bị loãng xương cao hơn so với những người khác:

  • Phụ nữ độ tuổi mãn kinh có nồng độ hormone estrogen thấp khiến tốc độ sản xuất xương mới bị chậm đi, mật độ xương giảm thấp. Nam giới bị suy giảm testosterone cũng có nguy cơ bị loãng xương cao.
  • Phụ nữ mang thai và nuôi con bú không uống canxi cho người lớn theo chỉ định của bác sĩ.
  • Người châu Á có tỉ lệ bị loãng xương cao hơn các châu lục khác do tạng người nhỏ và thói quen ăn uống ít dùng các sản phẩm từ sữa.
  • Người thấp, nhẹ cân có nguy cơ loãng xương cao hơn so với những người cao lớn vì khối lượng xương của họ vốn dĩ thấp hơn.
  • Người bị tai nạn gây chấn thương xương.
  • Những người có người thân bị loãng xương cũng có nguy cơ bị loãng xương cao hơn những người gia đình không có ai bị loãng xương.
  • Chế độ ăn uống không đa dạng, người ăn chay, ăn kiêng dài ngày thường không được bổ sung đủ canxi từ thực phẩm, có nguy cơ loãng xương cao.
  • Người ít vận động, béo phì,  nhân viên văn phòng phải ngồi quá nhiều, người thường xuyên uống rượu bia, hút thuốc lá có nguy cơ loãng xương cao hơn những người có lối sống lành mạnh, thường xuyên vận động, di chuyển, tập thể dục thể thao.
  • Người uống thuốc corticosteroid trong một thời gian dài khiến quá trình tái tạo xương bị ảnh hưởng gây loãng xương.
  • Những người làm công việc nặng nhọc, thường xuyên phải mang vác vật nặng.

Điều trị loãng xương như thế nào?

Nguyên nhân gây loãng xương và cách điều trị

Viên uống bổ sung canxi chính hãng hỗ trợ giúp xương chắc khỏe

Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu những thông tin cơ bản về loãng xương và cách điều trị căn bệnh này là gì? Việc phòng ngừa loãng xương và cách điều trị đều tập trung vào việc làm chậm hoặc dừng quá trình mất xương. Đồng thời thay đổi lối sống cũng giúp giảm nguy cơ bị gãy xương, loãng xương.

Có lối sống lành mạnh, làm công việc phù hợp với sức khỏe, thường xuyên vận động, tập thể dục và ăn các loại thực phẩm giàu canxi để chủ động phòng ngừa và điều trị loãng xương an toàn, lành mạnh, có hiệu quả tốt với mọi đối tượng. Thực phẩm có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu canxi của một người khỏe mạnh. Nếu bạn thường xuyên ăn các món giàu canxi như sữa và chế phẩm của sữa, tôm, cua, cá, hạt óc chó, hạnh nhân, đậu tương và chế phẩm của đậu tương, trứng, rau có lá màu xanh đậm, cam, chuối, quả sung khô,… không chỉ phòng ngừa loãng xương mà còn hỗ trợ điều trị loãng xương hiệu quả.

Trong một số trường hợp bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc giúp quá trình mất xương được làm chậm hoặc ngừng lại. Một số loại thuốc giúp phòng ngừa và điều trị loãng xương như estrogen agonists/antagonists, bisphosphonates, calcitonin, liệu pháp estrogen, hormone tuyến cận giáp, liệu pháp hormone hoặc uống viên canxi để bù lại lượng canxi cơ thể đang thiếu hụt.

Việc sử dụng thuốc điều trị loãng xương chỉ được thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ để đảm bảo đúng liều lượng, có hiệu quả tốt. Đồng thời phần lớn các loại khoáng chất đều có thể gây ức chế quá trình hấp thụ của canxi, nên uống canxi trước hay sau ăn cũng có ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng hấp thụ của canxi. Do đó người bị loãng xương cần uống canxi trước hoặc sau ăn 1 – 2h để canxi hấp thụ tốt nhất.

Cùng với đó, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, không hút thuốc lá, uống rượu bia, hạn chế uống cà phê, trà, nước ngọt đóng chai, nước uống có ga, món ăn quá ngọt, quá mặn, quá béo,… cũng là cách phòng ngừa và hỗ trợ điều trị loãng xương.

Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu nguyên nhân gây loãng xương và cách điều trị bệnh hiệu quả. Mặc dù vậy, phòng ngừa loãng xương bằng cách bổ sung đầy đủ canxi nhằm tăng khối lượng xương tốt nhất ngay từ khi mới chào đời sẽ giúp bạn có sức khỏe xương khớp và sức khỏe tổng thể tốt nhất, không bị loãng xương khi về già.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn