Trang chủ » Thai làm tổ vết mổ là như thế nào, có nguy hiểm không?

Thai làm tổ vết mổ là như thế nào, có nguy hiểm không?

(27/04/2024)

Thai làm tổ vết mổ là như thế nào, có nguy hiểm không? Mổ lấy thai là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thai làm tổ ở vùng vết mổ trước đó.

Rate this post

Thai làm tổ vết mổ là như thế nào, có nguy hiểm không?

Thai làm tổ ở vết mổ là như thế nào?

Thai làm tổ vết mổ là như thế nào, có nguy hiểm không?

Thai bám ở sẹo mổ là tình trạng mang thai ngoài tử cung

Thông thường sau khi trứng được thụ tinh sẽ bám vào đáy của tử cung, đây là vị trí có lớp cơ đủ dày để thai có thể làm tổ và sinh trưởng. Thai làm tổ vết mổ hay hiện tượng thai bám ở sẹo mổ lấy thai là một dạng thai ngoài tử cung do thai làm tổ trong vết sẹo mổ trên cơ tử cung. Hiện tượng này chỉ xảy ra ở khoảng 1% trường hợp thai phụ nhưng mẹ cũng cần quan tâm và lưu ý.

Có hai dạng thai bám vào vết mổ cũ ở tử cung thường thấy là:

  • Thai làm tổ ở vết sẹo mổ cũ và dần phát triển chủ yếu trong buồng của tử cung.
  • Thai cấy sâu vào phần mô sợi và vào trong lớp cơ của tử cung ở vị trí có sẹo mổ lấy thai cũ.

Tỷ lệ mổ lấy thai ngày càng có khuynh hướng gia tăng là yếu tố chính gây ra tình trạng thai bám ở vết mổ tử cung cũ. Hiện nay nguyên nhân cụ thể chưa được chứng minh rõ, tuy nhiên, giả thuyết được chấp nhận nhiều nhất là phôi nang đóng vào vùng hở của vết sẹo trên cơ tử cung do mổ lấy thai, phẫu thuật ở phần trên cơ tử cung, các tổn thương cơ tử cung sau khi bóc nhau bằng tay hoặc lạc nội mạc trong cơ tử cung hoặc do nong nạo. Đối với sản phụ đã từng sinh mổ thì ở những lần mang thai tiếp theo cần đi thăm khám sớm để được xác định vị trí làm tổ của thai nhi.

Thai làm tổ ở vết mổ có nguy hiểm không?

Vậy thai làm tổ ở vết mổ có nguy hiểm không? Khi túi thai bám vào lớp cơ của tử cung, bởi lớp cơ này mỏng nên các gai ở bánh nhau có thể xuyên vào bàng quang dẫn đến tổn thương bàng quang và làm cho tử cung dễ bị vỡ. Bên cạnh đó, khi thai bám vào mô sẹo, lớp mô này của mẹ không thể co giãn bằng mô thường nên dễ khiến rách vết mổ dẫn đến sảy thai.

Mẹ gặp phải tình trạng thai làm tổ ở vết mổ tử cung cũ nếu không được chẩn đoán và có giải pháp điều trị sớm thì có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề như xuất huyết ồ ạt, vỡ tử cung đồng thời gây nguy hiểm đến tính mạng. Biến chứng của thai bám ở vết mổ tử cung cũ còn tùy thuộc vào vị trí bám của thai:

  • Trường hợp dạng thai bám một phần ở sẹo mổ, thai sẽ phát triển chủ yếu trong buồng tử cung và có thể vẫn tiến triển đến tam cá nguyệt thứ hai và ba, phần nhau thai bám kéo lên khi thành lập đoạn dưới tử cung, bám thấp hoặc tiến triển thành nhau cài răng lược.
  • Đối với dạng thai cấy hoàn toàn trong sẹo mổ và lớp cơ nếu thai phát triển đến tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như vỡ tử cung, tình trạng xuất huyết ồ ạt, xâm lấn bánh nhau vào bàng quang, tăng nguy cơ cắt tử cung, từ đó tăng nguy cơ tử vong.

Thai làm tổ vết mổ là như thế nào, có nguy hiểm không?

Thai bám ở sẹo mổ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Mẹ nên làm gì khi thai làm tổ ở vết mổ?

Bên cạnh tìm hiểu thai làm tổ ở vết mổ có nguy hiểm không, sau đây là những điều mẹ nên làm khi gặp phải tình trạng này:

  • Mẹ không được hút bỏ thai hay uống thuốc hút bỏ thai ở các cơ sở y tế không tin cậy, rõ ràng.
  • Mẹ cần tiến hành nhập viện ngay, càng sớm càng tốt, lưu ý nên ưu tiên các bệnh viện có chuyên khoa sản lớn, có đầy đủ thiết bị và máu giúp điều trị.
  • Nguyên tắc điều trị tình trạng này là bỏ thai, tránh tai biến cho mẹ và cố gắng giữ tử cung.

Để tránh nguy cơ thai làm tổ ở vết mổ cũ, mẹ sinh mổ ở lần mang thai trước cũng cần chú ý một số điều sau:

  • Mẹ cần tránh thai ít nhất 6 tháng sau phẫu thuật lấy thai, tốt nhất là đợi 1 năm trước khi quyết định mang thai lại. Khi có sự trễ kinh hoặc có nghi ngờ về thai, mẹ cần đến bệnh viện để xác nhận vị trí của khối thai để sớm phát hiện nếu có bất thường, từ đó giảm rủi ro và thành công trong quá trình điều trị.
  • Trường hợp mẹ quyết định sử dụng phương pháp ngừa thai như thuốc tránh thai hoặc nạo hút ngừa thai hoặc thai có bệnh lý thì cần kiểm tra cẩn thận xem thai có bám vào vết mổ cũ hay không để tránh rủi ro băng huyết do can thiệp không đúng cách.

Ngoài ra, khi mẹ mang thai thuận lợi thì cần chú ý xây dựng chế độ ăn khoa học ngay từ khi mang thai. Mẹ nên ăn đa dạng các loại thực phẩm, sử dụng thêm viên uống bổ sung sát và axit folic cho bà bầu nhằm cung cấp đủ lượng sắt lượng máu cơ thể cần ở lượng cao.

Viên sắt và axit folic cho mẹ bầu- nhập khẩu Châu Âu chính hãng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Viên sắt và axit folic cho mẹ bầu- nhập khẩu Châu Âu chính hãng

Bài viết trên đã giúp tìm hiểu thai làm tổ ở vết mổ có nguy hiểm không và những điều mẹ nên làm khi gặp phải tình trạng này. Đối với mẹ mang thai thuận lợi thì cũng nên quan tâm cách giữ thai trong 3 tháng đầu bởi đây là giai đoạn nhạy cảm khi thai mới làm tổ trong tử cung. Chúc mẹ bầu có sức khỏe tốt, mang thai thuận lợi và chờ ngày đón con yêu chào đời thành công!

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn