Trang chủ » 7 cách điều trị loãng xương ở người cao tuổi

7 cách điều trị loãng xương ở người cao tuổi

(13/02/2023)

Hiện tượng loãng xương ở người cao tuổi khiến cho xương bị xốp, thưa và giảm mật độ xương, khiến cho xương dễ bị gãy và lún cột sống. Bài viết sau sẽ tiết lộ những cách điều trị loãng xương ở người cao tuổi để tránh cơn đau làm ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày và gây ra những rủi ro về sức khỏe.

Rate this post

Dấu hiệu nhận biết hiện tượng loãng xương ở người cao tuổi

Hiện tượng loãng xương ở người cao tuổi là bệnh có diễn biến thầm lặng, chỉ thể hiện các triệu chứng đặc trưng khi có biến chứng. Một số dấu hiệu nhận biết tình trạng loãng xương như sau:

  • Cảm giác đau nhức xương khớp, xương dễ bị gãy.
  • Cơn đau kèm theo co cứng các cơ dọc cột sống ở thắt lưng, lan sang mạn sườn, dữ dội hơn khi người bệnh mang vác vật nặng hay vận động.
  • Có hiện tượng gù vẹo cột sống, giảm chiều cao so với khi còn trẻ do đốt sống bị lún, xẹp.
  • Triệu chứng toàn thân như chuột rút, ớn lạnh, cơ thể đổ nhiều mồ hôi.

7 cách điều trị loãng xương ở người cao tuổi

Người già bị loãng xương thường xuất hiện các cơn đau tại thắt lưng, mạn sườn, cột sống

Loãng xương ở người cao tuổi gây nguy hiểm không?

Loãng xương có nguy hiểm không và cách điều trị loãng xương ở người cao tuổi thế nào? Người lớn tuổi bị loãng xương có thể gặp nhiều biến chứng sức khỏe, nhẹ là ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày cho tới nặng hơn như tàn phế, thậm chí tử vong. Một số biến chứng thường gặp gồm có:

  • Tình trạng đau nhức vùng lưng, đau đốt sống thắt lưng, chân tay, các khớp xương do bị thiếu hụt canxi làm cho xương bị xốp, mật độ xương giảm.
  • Bị mất ngủ do cơn đau kéo dài dai dẳng, dữ dội vào ban đêm và làm người cao tuổi mệt mỏi, dễ bị trầm cảm.
  • Loãng xương gây ra hiện tượng gù vẹo cột sống, có thể bị gãy xương vì những va chạm nhẹ hoặc thậm chí không có nguyên do, khiến cho việc điều trị khó khăn và có thể làm suy giảm khả năng vận động, gây tàn phế.
  • Làm tăng nguy cơ bị tử vong.

7 cách điều trị loãng xương ở người cao tuổi

Mật độ xương giảm do loãng xương gây ra tình trạng gù vẹo cột sống

Tiết lộ 7 cách điều trị loãng xương ở người cao tuổi

Cách điều trị loãng xương ở người cao tuổi như thế nào? Dưới đây là một số biện pháp cải thiện tình trạng loãng xương hiệu quả:

Bổ sung thực phẩm tốt cho xương khớp người cao tuổi

Sự thiếu hụt canxi và các vi chất quan trọng như đạm, kẽm… là nguyên nhân khiến cho người cao tuổi bị loãng xương. Do đó, cách điều trị loãng xương ở người cao tuổi đơn giản và có tác dụng tốt nhất là tăng cường thêm các thực phẩm dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày. Chú ý cân bằng các nhóm chất, bổ sung canxi cho người già loãng xương với nhiều thực phẩm dồi dào canxi, đạm, kẽm… từ các loại thịt, hải sản (tôm, cua, cá), các loại rau có màu xanh thẫm (bông cải xanh, rau cải,..), trái cây tươi, hạt dinh dưỡng.

7 cách điều trị loãng xương ở người cao tuổi

Tăng thêm các thực phẩm giàu canxi trong chế độ dinh dưỡng của người cao tuổi

Chú ý những triệu chứng đau bất thường của cơ thể

Thực hiện khám chữa bệnh kịp thời, đi gặp bác sĩ ngay khi có hiện tượng đau khớp, đau cột sống hay các bệnh lý về xương khớp, đau liên sườn… Đi khám kịp thời, đều đặn giúp phòng tránh bệnh hiệu quả và không làm cho bệnh nặng hơn, khó điều trị hơn.

Sử dụng thêm canxi từ viên uống mỗi ngày

Nhu cầu canxi của người cao tuổi từ 50 tuổi trở lên là khoảng 1.200mg/ngày, trong khi đó canxi từ thực phẩm có thể không cung cấp đủ lượng này cũng như khả năng hấp thu canxi của cơ thể bị kém đi do lão hóa. Do đó, không chỉ cần tăng cường canxi từ thực phẩm, người cao tuổi nên sử dụng thêm viên uống bổ sung canxi cho người già để bổ sung đủ theo nhu cầu của cơ thể.

Viên bổ sung canxi hỗ trợ giúp xương chắc khỏe  - nhập khẩu châu Âu chính hãng

Viên bổ sung canxi hỗ trợ giúp xương chắc khỏe  – nhập khẩu châu Âu chính hãng

Kiểm soát cân nặng phù hợp giúp giảm áp lực xương khớp

Tình trạng thừa cân béo phì là một trong những nguyên nhân gây ra loãng xương ở người cao tuổi. Bởi khi cân nặng tăng lên thì hệ xương khớp sẽ phải chịu áp lực lớn hơn để chống đỡ cơ thể. Vì vậy, người bệnh cần kiểm soát cân nặng thật tốt để hệ xương khớp không phải chịu nhiều áp lực, sức nặng từ cơ thể, giúp phòng tránh loãng xương tốt hơn.

Tập thể dục đều đặn để tăng cường sức khỏe

Thói quen tập luyện thể dục thể thao không chỉ giúp tăng cường sức khỏe, giảm nguy cơ bị các bệnh lý tim mạch, kiểm soát cân nặng mà còn giúp phòng tránh nhiều bệnh lý ở người cao tuổi. Người bệnh loãng xương nên tập các bộ môn giúp cơ thể dẻo dai và phù hợp như yoga, đi bộ, bơi lội..

7 cách điều trị loãng xương ở người cao tuổi

Tập luyện để tăng cường sức khỏe xương khớp, khắc phục tình trạng loãng xương ở người già

Tắm nắng mỗi ngày để tăng sự hấp thu vitamin D 

Cách điều trị loãng xương ở người cao tuổi không thể thiếu việc tắm nắng. Hành động tắm nắng mỗi ngày sẽ giúp cơ thể tổng hợp vitamin D từ ánh nắng mặt trời và cung cấp hàm lượng vitamin D tự nhiên, giúp cơ thể hấp thu và chuyển hóa canxi hiệu quả. Thời gian tắm nắng phù hợp nên trước 8 giờ 30 sáng là tốt nhất.

Loại bỏ thói quen xấu: uống rượu bia, hút thuốc lá

Hút thuốc lá hay sử dụng rượu bia là thói quen xấu, không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe chung mà còn khiến cho vết thương bị gãy xương khó hồi phục, làm tăng nguy cơ bị loãng xương ở người cao tuổi.

Trên đây là những cách điều trị loãng xương ở người cao tuổi và phòng tránh loãng xương hiệu quả. Việc sắp xếp chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt vận động đúng cách sẽ giúp nâng cao sức khỏe, ngăn ngừa nhiều bệnh lý về xương khớp ở người già.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn