Trang chủ » Thực hư lời đồn bà bầu ăn trứng vịt lộn

Thực hư lời đồn bà bầu ăn trứng vịt lộn

(28/08/2017)

“Ăn trứng vịt lộn khi mang thai sinh con nhiều tóc” hay “ăn trứng vịt lộn khi mang thai bé sinh ra dễ bị hen” là những lời “đồn thổi” xung quanh chuyện bà bầu ăn trứng vịt lôn. Vậy thực hư thế nào?

5 (100%) 2 votes

Có nên ăn trứng vịt lộn khi mang thai?

Trứng vịt lộn là một trong những món ăn chơi được nhiều người ưa thích

1/ Bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn ?

Một quả trứng vịt lộn cung cấp khoảng 182kcal năng lượng, 13,6g protein, 12,4g lipit, 82mg canxi, 212mg phốtpho, 600mg cholesterol… Không chỉ vậy, trứng vịt lộn cũng chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe như vitamin A, B, C… Thậm chí, hàm lượng chất sắt trong trứng vịt lộn còn nhiều hơn trong trứng gà.
Hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu chính thức về lợi ích cũng như tác hại của trứng vịt đối với bà bầu. Về cơ bản, trứng vịt lộn là một món ăn dinh dưỡng, mẹ bầu có thể thêm vào thực đơn khi mang thai của mình. Tuy nhiên,việc ăn trứng vịt lộn khi mang thai cũng nên có chừng mực. Ăn trứng vịt lộn liên tục trong nhiều ngày, nhiều bữa có thể làm tăng lượng cholesterol trong máu, làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì và các bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường cho mẹ bầu.
Ngoài ra, hàm lượng vitamin A trong trứng vịt lộn cũng khá cao. Nếu ăn quá nhiều có thể gây tình trạng dư thừa vitamin A trong thai kỳ, rất nguy hiểm đối với sự phát triển của thai nhi.

Vitamin A là một dưỡng chất thiết yếu cho thai phụ. Tuy nhiên, nhiều thông tin lại nói rằng sử dụng nhiều vitamin A có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Thực hư điều này thế nào? Cùng MarryBaby tìm hiểu vai trò của vitamin A đối với thai phụ và thai nhi để tìm câu trả lời nhé

2/ Lưu ý khi ăn trứng vịt lộn

– Khi mang thai, mẹ bầu cần bổ sung dinh dưỡng từ nhiều nguồn khác nhau, tránh tình trạng ăn quá nhiều một loại thực phẩm. Mỗi tuần, mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 2 trái trứng vịt lộn, và không nên ăn cùng lúc.
– Trứng vịt lộn có hàm lượng đạm khá cao nên không thích hợp ăn buổi tối vì có thể gây khó tiêu, đầy hơi.
– Đối với mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, huyết áp cao hoặc các bệnh tim mạch, nên hạn chế không ăn trứng vịt lộn để tránh tình trạng tắc nghẽn mạch máu do lượng cholesterol cao.

Ăn lựu khi mang thai là lựa chọn dinh dưỡng rất tốt cho mẹ bầu và thai nhi, đặc biệt cực kỳ hữu dụng trong việc ngăn ngừa rạn da. Còn rất nhiều lợi ích khác, khám phá ngay nhé!
– Rau răm thường được ăn kèm với trứng vịt lộn. Tuy nhiên, ăn rau răm trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể làm mẹ bầu ra máu, thậm chí làm tăng nguy cơ sảy thai. Vì vậy, bạn chỉ nên ăn một, hai lá rau răm để tăng hương vị thôi nhé!
– Khi ăn trứng vịt lộn, mẹ bầu không nên ăn cùng lúc các loại thực phẩm nhiều vitamin A như gan động vật hoặc uống bổ sung vitamin…
– Trứng vịt lộn khi ăn nên được rửa sạch và nấu chín kỹ.

3/ Dinh dưỡng khi mang thai: 3 nguyên tắc cần nhớ

– Nên ăn đầy đủ các nhóm thực phẩm và ăn theo nhiều bữa nhỏ trong ngày.
– Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bạn không cần phải ăn quá nhiều, chủ yếu bổ sung thêm các loại vitamin và chất khoáng như axit folic, vitamin A, canxi, sắt… Bắt đầu từ tháng thứ 4 của thai kỳ, mỗi ngày nên tăng thêm khoảng 300 calo trong thực đơn dinh dưỡng.
– Nên tránh xa các loại thực phẩm gây hại cho mẹ bầu như thực phẩm chưa nấu chín kỹ, các chất kích thích như rượu, bia, cà phê…

MarryBaby

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn