Trang chủ » Những nguy cơ nếu mẹ không tiêm phòng Rubella trước khi mang thai

Những nguy cơ nếu mẹ không tiêm phòng Rubella trước khi mang thai

(09/06/2022)

Phụ nữ trong độ tuổi sinh nở được khuyến cáo phải tiêm phòng một số loại vaccine khi có kế hoạch mang thai, trước khi thụ thai ít nhất 1 – 3 tháng. Trong số các vaccine bà mẹ cần tiêm phòng trong giai đoạn chuẩn bị mang thai có vaccine phòng bệnh sởi – quai bị – Rubella (MMR). Những nguy cơ nếu mẹ không tiêm phòng Rubella trước khi mang thai là gì? Tìm hiểu nguyên nhân bà mẹ cần tiêm phòng Rubella trước khi mang thai.

5 (100%) 3 votes

Rubella là bệnh gì?

Rubella còn được gọi là bệnh sởi Đức hoặc sởi 3 ngày, 1 bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp, do virus Rubella gây ra. Những con đường truyền bệnh phổ biến bao gồm:

  • Người bình thường tiếp xúc với dịch tiết từ mũi, họng của người bệnh
  • Trẻ em tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc dịch tiết mũi họng của người mắc bệnh có trên các bề mặt bàn, ghế, sàn nhà, đồ chơi,…
  • Bác sĩ tiếp xúc với bệnh nhân Rubella

Những nguy cơ nếu mẹ không tiêm phòng Rubella trước khi mang thai

Rubella còn được gọi là bệnh sởi Đức hoặc sởi 3 ngày, 1 bệnh truyền nhiễm qua đường ho hấp, do virus Rubella gây ra

Triệu chứng của người nhiễm virus Rubella gồm có:

  • Sốt: Người bệnh có thể bị sốt trong 1 – 4 ngày đầu nhiễm virus đi kèm triệu chứng đau đầu, mệt mỏi.
  • Nổi hạch: Có những khối mô liên kết nhỏ dưới da ở vùng xương chẩm, cổ, khuỷu tay, bẹn, có cảm giác đau khi sờ vào.
  • Phát ban: Đầu, mặt xuất hiện những nốt ban đỏ hình bầu dục, đường kính xấp xỉ 1 – 2cm, sau đó sẽ lan ra toàn thân.
  • Đau khớp: Các khớp ngon chân – tay, cổ chân, cổ tay, đầu gối đều bị đau cùng lúc với phát ban. Sau khi khỏi bệnh thì triệu chứng đau khớp cũng khỏi hoàn toàn, không có di chứng.

Những nguy cơ nếu mẹ không tiêm phòng Rubella trước khi mang thai

Vaccine phòng bệnh Rubella thuộc nhóm vaccine kháng huyết thanh, kích thích cơ thể sản xuất kháng thể chống lại virus Rubella. Tiêm vaccine Rubella là cách hiệu quả nhất để chống lại căn bệnh này.

WHO khuyến nghị bà mẹ cần tiêm phòng vaccine Rubella trước khi mang thai ít nhất 1 – 3 tháng để tăng sức đề kháng cho bà mẹ và không làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi. Phụ nữ mang thai có hệ miễn dịch kém để tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình thụ tinh, làm tổ của trứng, cơ chế miễn dịch không tấn công thai nhi phát triển trong tử cung. Nếu không được tiêm phòng Rubella trước khi mang thai bà bầu có nguy cơ nhiễm virus Rubella cao, gây ra những hậu quả không mong muốn với thai kỳ.

Những nguy cơ nếu mẹ không tiêm phòng Rubella trước khi mang thai

Bà mẹ không tiêm phòng Rubella trước khi mang thai 1 – 3 tháng có nguy cơ nhiễm virus Rubella và gặp tai biến thai sản 

Thai phụ mắc bệnh Rubella có thể gặp những tai biến thai sản như:

  • Thai nhi bị khuyết tật tim bẩm sinh
  • Thai nhi bị đục thủy tinh thể, điếc bẩm sinh hoặc chậm phát triển thể chất và trí tuệ
  • Bà bầu bị sảy thai, sinh non, thai chết lưu

Những nguy cơ bà bầu có thể gặp phải trong từng giai đoạn nếu không tiêm ngừa trước khi mang thai gồm có:

  • Tam cá nguyệt thứ nhất: 70 – 100% trẻ sinh ra bị Rubella bẩm sinh, 25% trẻ bị dị tật bẩm sinh ở tim, mắt, não.
  • Tam cá nguyệt thứ 2: Mẹ bầu bị Rubella trong tuần 13 – 16 trẻ bị dị tật bẩm sinh khoảng 17%, trong tuần 17 – 20 tỉ lệ trẻ bị dị tật bẩm sinh là 5%

Bà mẹ tiêm phòng Rubella trước khi mang thai 1 – 3 tháng không chỉ giảm nguy cơ bị Rubella cho bà bầu mà còn giúp trẻ hình thành hệ miễn thụ động ngay từ những ngày đầu mới sinh, giảm gánh nặng bệnh tật cho cả bà bầu và thai nhi.

 Chuẩn bị mang thai mẹ nên làm gì?

Những nguy cơ nếu mẹ không tiêm phòng Rubella trước khi mang thai

Uống viên sắt axit folic trước khi mang thai ít nhất 1 – 3 tháng

Hệ miễn dịch là vệ sĩ bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn, độc tố, virus,… gây bệnh. Khi mang thai, nội tiết tố thay đổi khiến hệ miễn dịch của bà bầu suy yếu, tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm, cảm cúm, dị ứng, nhiễm trùng, viêm khớp dạng thấp, tăng huyết áp,… Đây cũng là nguyên nhân khiến bà bầu gặp tai biến thai sản, ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ và quá trình phát triển hoặc tính mạng thai nhi.

Ngay khi có kế hoạch mang thai người mẹ cũng đồng thời chủ động tăng cường sức đề kháng bằng cách tiêm phòng đầy đủ các mũi vaccine được khuyến cáo. Cùng với đó, việc bổ sung sắt acid folic, cải thiện và ngăn ngừa tình trạng thiếu máu thiếu sắt cũng đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động của hệ miễn dịch. Đây là 2 vi chất chủ yếu trong cấu tạo hồng cầu, ảnh hưởng quyết định tới khả năng cung cấp oxy và dưỡng chất cho hoạt động của các hệ cơ quan, trong đó cơ cơ quan sinh sản và hệ miễn dịch. Axit folic còn tham gia vào quá trình hình thành và phát triển hệ thần kinh của thai nhi, bà mẹ được bổ sung đủ axit folic từ trước khi mang thai và trong toàn bộ thai kỳ giúp thai nhi giảm nguy cơ bị khuyết tật tại ống thần kinh. Do đó WHO cũng khuyến cáo bà mẹ cần uống viên sắt và axit folic trước khi mang thai ít nhất 1 – 3 tháng để không bị thiếu máu thai kỳ, tăng sức đề kháng và giúp thai nhi phát triển hệ thần kinh tốt nhất.

Để hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả, bà mẹ cũng cần có chế độ ăn giàu dinh dưỡng, thường xuyên sử dụng thực phẩm giàu vitamin A, C, D, E, sắt, probiotics, kẽm, các axit béo. Thường xuyên vận động, uống đủ nước, nghỉ ngơi đầy đủ và đi ngủ trước 23h để hệ miễn dịch có thể hoạt động hiệu quả nhất, phòng ngừa được phần lớn bệnh truyền nhiễm.

Sắt là khoáng chất khó hấp thụ, uống sắt vào sáng hay tối ảnh hưởng lớn đến khả năng hấp thụ của sắt. Thời điểm uống sắt tốt nhất là vào buổi sáng, sau bữa ăn 1 – 2h và được uống bằng nước lọc hoặc nước ép trái cây giàu vitamin C.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn