Trang chủ » Mang thai 3 tháng giữa siêu âm những thời điểm nào?

Mang thai 3 tháng giữa siêu âm những thời điểm nào?

(08/04/2022)

Siêu âm tim thai là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, an toàn, được áp dụng phổ biến trong thăm khám tiền sản để theo dõi sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Hiểu được tầm quan trọng của việc siêu âm thai kỳ, nhiều mẹ bầu rất quan tâm đến thời điểm siêu âm cho kết quả chính xác nhất, đặc biệt khi mang thai 3 tháng giữa siêu âm. Để tìm hiểu về vấn đề này, mẹ bầu dành ít phút đọc bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết.

Rate this post

Siêu âm tim thai là gì?

Mang thai 3 tháng giữa siêu âm những thời điểm nào?

Siêu âm hỗ trợ đắc lực cho việc theo dõi sức khỏe và chẩn đoán điều trị cho bệnh nhân

Siêu âm là phương pháp sử dụng sóng siêu âm hay sóng có tần số cao để xây dựng và tái tạo hình ảnh những cấu trúc bên trong cơ thể, nhằm hỗ trợ cho việc chẩn đoán, điều trị bệnh được chính xác hơn. Từ đó, căn cứ vào hình ảnh siêu âm, bác sĩ sẽ đánh giá nhịp tim, cấu trúc tim, chức năng tim thai và đưa ra những sơ bộ về dị tật thai nhi nếu có. Mẹ bầu 3 tháng giữa siêu âm có thể chọn siêu âm 3D, siêu âm tim thai 4D hoặc các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp siêu âm phù hợp nhất với mẹ và thai nhi để cho kết quả chính xác nhất.

Mang thai 3 tháng giữa siêu âm những thời điểm nào?

Mang thai 3 tháng giữa siêu âm những thời điểm nào?

Hình ảnh siêu âm trong tuần thứ 25 của thai kỳ

Quá trình thăm khám định kỳ vào 3 tháng giữa siêu âm nên được thực hiện trong từng khoảng thời gian nhất định sẽ giúp hạn chế các rủi ro tiềm ẩn đến sức khỏe của cả mẹ và bé trong thời gian thai kỳ. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần lưu ý bổ sung các loại vi chất thiết yếu như sắt và canxi cho bà bầu, kẽm, các loại vitamin và khoáng chất để thai nhi phát triển toàn diện.

  • Khám thai trong tuần thứ 14-17: Trong lần khám này, mẹ bầu sẽ được thực hiện các xét nghiệm sàng lọc Triple test để dự đoán nguy cơ con có bị Down và dị dạng nhiễm sắc thể không.
  • Khám thai trong tuần thứ 22: Với lần siêu âm này, có thể phát hiện ra các bất thường về hình thái của thai nhi như sứt môi, dị dạng ở các cơ quan như tay, sọ, chân,… Đặc biệt hơn là các bất thường về tim, các hệ xương để từ đó có những biện pháp can thiệp kịp thời. Đồng thời giúp đánh giá giải phẫu thai nhi trong giai đoạn từ 18-20 tuần nhằm xác định chính xác tuổi thai, vị trí nhau thai,…Bên cạnh đó, trong tuần thứ 22 mẹ bầu cũng được khuyến cáo nên đi tiêm phòng uốn ván. Trường hợp nếu thai phụ hoàn toàn chưa được tiêm phòng uốn ván thì phải tiêm cả 2 mũi. Trong đó 2 mũi tiêm cần cách nhau 1 tháng (tối thiểu 28 ngày) và trước khi sinh ít nhất 1 tháng. Thời gian thích hợp để tiêm mũi đầu là đầu tháng 5 hoặc tháng thứ 6.

Hình ảnh 3 tháng giữa siêu âm cho biết điều gì?

Thời điểm 3 tháng giữa siêu âm là một cột mốc vô cùng quan trọng và thiết yếu trong quá trình mang thai của sản phụ. Vì đây là khoảng thời gian hình thành và phát triển vượt trội của thai nhi, được kéo dài từ tuần thứ 13 đến tuần thứ 22 của thai kỳ. Do đó, lúc này hình ảnh siêu âm sẽ giúp đánh giá được sự phát triển rõ rệt của thai nhi cũng như có thể phát hiện kịp thời những dị tật bẩm sinh không mong muốn. Từ đó, các bác sĩ có thể đưa ra những định hướng điều trị tiếp theo để đảm bảo sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.

  • Chiều dài của thai, cụ thể là chiều dài đầu mông, có thể dài 22,6cm khi đến thời điểm hết 3 tháng giữa thai kỳ.
  • Xác định giới tính của thai nhi với độ chính xác lên đến 90% vào khoảng tuần thứ 16-18 của thai kỳ.
  • Quan sát được một số đặc điểm như mắt, vân tay, lông tơ, da… Từ đó, có thể phát hiện được những dị tật ở cột sống, bàn tay, bàn chân, sọ não và các dị tật bẩm sinh như sứt môi, hở hàm ếch.
  • Quan sát sự kết nối của những đốt sống với nhau và những bất thường về tim mạch như: đặc điểm giải phẫu tâm thất, tâm nhĩ, sự đóng mở các van tim.

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng giữa thai kỳ

Mang thai 3 tháng giữa siêu âm những thời điểm nào?

Bộ 3 sản phẩm bổ sung sắt, Axit folic, canxi và DHA cho bà bầu nhập khẩu Châu Âu chính hãng

Một chế độ dinh dưỡng phù hợp khi mang thai, kết hợp với vận động, nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp thai nhi phát triển tối ưu, thai phụ có thêm sức khỏe để nuôi dưỡng và chăm sóc cho bé. Do vậy, mẹ bầu cần có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học trong suốt thời gian thai kỳ, đặc biệt là 3 tháng giữa siêu âm.

Nhu cầu năng lượng trung bình của phụ nữ là 2.200 kcal/ngày. Phụ nữ mang thai trong 3 tháng giữa thai kỳ cần năng lượng cao hơn so với bình thường khoảng 2.560 kcal/ngày. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu bổ sung dinh dưỡng sai cách, dẫn đến việc tăng cân quá đà hoặc béo phì, có thể gây ra nhiều tác hại cho sản phụ và thai nhi. Vậy bầu 3 tháng giữa ăn gì để vào con không vào mẹ? Mẹ bầu đừng bỏ qua những vi chất thiết yếu trong các loại thực phẩm dưới đây:

  • Chất đạm: Giúp hình thành bào thai, nhau thai và mô cơ thể mẹ. Mẹ có thể bổ sung chất đạm qua các loại thực phẩm như thịt bò nạc, hải sản, trứng, sữa và các loại đậu.
  • Chất béo: Rất cần thiết cho việc xây dựng mảng tế bào và hệ thống thần kinh của thai nhi, đồng thời cung cấp năng lượng, hỗ trợ thai nhi hấp thu các vitamin tan trong dầu. Tuy nhiên mẹ không nên ăn quá nhiều chất béo, tốt nhất chỉ khoảng 10% trong lượng thực phẩm tiêu thụ mỗi ngày.
  • Chất xơ: Giúp mẹ bầu tiêu hóa tốt, giảm nguy cơ táo bón, trĩ. Mẹ có thể bổ sung chất xơ từ các loại rau xanh, ngũ cốc, khoai lang, trái cây,…
  • Canxi: Đóng vai trò quan trọng trong hình thành xương, răng và đảm bảo sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu cũng có thể bổ sung canxi qua chế phẩm từ sữa, đậu, rau xanh hoặc các loại thực phẩm chức năng, viên uống canxi để đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu về canxi cho cả mẹ và bé.
  • Sắt: Mẹ bầu nên bổ sung sắt mỗi ngày và uống kéo dài sau khi sinh tới 1 tháng để hạn chế tới chứng thiếu máu cho cả mẹ và thai nhi.
  • Axit folic: Rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi vì nếu thai phụ bị thiếu axit folic, thai nhi sẽ dễ bị dị tật ống thần kinh. Do đó, ngoài bổ sung qua các thực phẩm hàng ngày như bông cải xanh, măng tây,… mẹ có thể bổ sung bằng đường uống theo chỉ định của bác sĩ.
  • Vitamin D: Hỗ trợ cơ thể hấp thu canxi và photpho tốt hơn. Các nguồn thực phẩm nhiều vitamin D, mẹ bầu có thể tham khảo là bơ, trứng, sữa, các loại cá béo,…
  • Vitamin A: Giúp tăng cường sức đề kháng cho mẹ và thai nhi. Mẹ bầu có thể bổ sung vitamin A qua một số thực phẩm hàng ngày như lòng đỏ trứng, sữa, rau, trái cây màu vàng, đỏ hoặc qua viên uống tổng hợp,… với liều lượng thích hợp và theo chỉ định của bác sĩ, tránh bổ sung quá nhiều dẫn tới tình trạng thai nhi bị dị tật,…

Để đảm bảo sức khỏe cho cả mình và thai nhi, mẹ bầu cần nên quan tâm nhiều hơn tới khẩu phần ăn của mình trong thời kỳ mang thai và xây dựng một lối sống tích cực, khoa học, lành mạnh và lưu ý đi khám thai định kỳ, nhất là cột mốc 3 tháng giữa siêu âm để theo dõi và xử lý kịp thời những phát sinh, rủi ro xảy ra trong suốt thai kỳ, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn