Chú ý để trị táo bón ở trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi

(07/11/2022)

Bé 3 tháng bị táo bón dẫn tới khó chịu, quấy khóc, biếng ăn khiến các mẹ bỉm sữa vô cùng lo lắng buồn phiền. Những chú ý để trị táo bón ở trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi sau đây giúp các mẹ có thêm những kinh nghiệm quý giá giúp cải thiện táo bón cho trẻ hiệu quả.

Rate this post

Táo bón ở trẻ 3 tháng tuổi có nguy hiểm không?

Trẻ 3 tháng tuổi thường đi đại tiện khoảng 1 – 2 lần/ ngày. Tuy nhiên, trong trường hợp từ 3 – 5 ngày con mới đi đại tiện, phân keo dính và phải rặn mạnh thì trẻ có thể đã bị táo bón. Táo bón ở trẻ 3 tháng tuổi là điều mà các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng.

Chú ý để trị táo bón ở trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi

Táo bón kéo dài gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe

Táo bón ở trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi kéo dài nhiều ngày có thể gây nguy hiểm như:

  • Dễ chướng bụng đầy hơi: Chất thải có trong cơ thể không được đưa ra ngoài có thể khiến trẻ bị chướng bụng, đầy hơi rất khó chịu.
  • Gây biếng ăn: Khi trẻ bị táo bón, thức ăn tiêu hóa kém, nhiều dưỡng chất không hấp thu được sẽ thải ra ngoài gây nên gánh nặng của hệ tiêu hóa. Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi bị táo bón thường ít bú và ngại bú hơn.
  • Khiến trẻ chậm tăng cân: Trẻ ăn uống không kém, không ngon, ngủ kém, thường xuyên mệt mỏi và khóc nhiều sẽ không thể tăng cân hiệu quả. Táo bón lâu ngày khiến trẻ chậm tăng cân, thậm chí là sút cân.
  • Tích tụ độc tố trong cơ thể: Đi đại tiện mỗi ngày sẽ giúp cơ thể chúng ta thải được độc tố ra ngoài. Tuy nhiên, với những trẻ bị táo bón thường rất khó để đi đại tiện mỗi ngày, khi đó chất độc sẽ còn tồn đọng lại, ảnh hưởng đến các cơ quan bên trong cơ thể.
  • Nứt hậu môn: Đây là tình trạng đau đớn nhất do táo bón kéo dài ở trẻ gây ra. Phân lâu ngày tích trữ trong đại trực tràng trở nên to dần và rắn chắc. Khối phân lớn hơn độ dãn nở của ống hậu môn là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nứt hậu môn. Khi gặp biến chứng này trẻ không chỉ đại tiện máu mà còn rất đau đớn.

Những việc mẹ cần lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi bị táo bón

Trẻ sơ sinh 3 tháng bị táo bón khiến không ít các mẹ nóng lòng muốn tìm cách cải thiện cho con. Nóng vội trong việc chữa táo bón cho trẻ sơ sinh khiến mẹ gặp một số sai lầm không đáng có. Một số lưu ý mẹ cần nhớ bao gồm:

Chế độ dinh dưỡng của mẹ

Bổ sung vi chất cho mẹ sau sinh

Mẹ nên sử dụng những viên uống sau sinh đúng cách

Đối với những bé bú mẹ thì cần xem xét lượng sữa cho trẻ bú hằng ngày đã đủ hay chưa, đồng thời xem xét lại chế độ ăn của mẹ xem có cân bằng và hợp lý hay không. Sữa mẹ phải đảm bảo được đủ lượng cho bé bú và dưỡng chất có trong sữa mẹ phải là dạng dễ hấp thu.

Mẹ nên ăn nhiều rau củ quả, nhiều chất xơ, uống nhiều nước và hạn chế các đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, các đồ ăn đồ uống chứa cồn hay chất kích thích,… Đồ cay nóng khiến sữa mẹ bị nóng, khi trẻ bú sẽ có nguy cơ bị táo bón cao.

Cho trẻ uống sữa công thức đúng cách

Chú ý để trị táo bón ở trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi

Cho trẻ uống sữa công thức đúng cách giúp trẻ hạn chế táo bón

Với những trẻ bị táo bón do uống sữa ngoài, bố mẹ nên đổi loại sữa công thức khác phù hợp hơn. Không nên sử dụng loại sữa có độ đạm quá cao, khiến trẻ khó tiêu hóa. Tốt nhất, bố mẹ nên đưa con đi gặp bác sĩ dinh dưỡng để được tư vấn về cách lựa chọn loại sữa công thức sao cho phù hợp nhất với trẻ.

Ngoài ra, khi pha sữa cho trẻ, mẹ nên pha đúng tỉ lệ sẽ giúp trẻ dễ hàng hấp thu hơn. Pha sữa quá đặc cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón.

Không thụt hậu môn quá nhiều cho trẻ

Chú ý để trị táo bón ở trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi

Mẹ không nên lạm dụng thụt hậu môn cho trẻ

Thụt hậu môn là một trong những biện pháp giúp bé giảm táo bón được rất nhiều mẹ áp dụng. Sử dụng các nguyên liệu có thể bôi trơn như mật ong, ngọn mùng tơi để giúp cơ vòng hậu môn làm việc, trẻ sẽ đi vệ sinh dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, thụt hậu môn quá nhiều có thể khiến trẻ mất đi phản xạ đi vệ sinh tự nhiên. Không những vậy, nếu mẹ thực hiện không đúng có thể khiến tổn thương niêm mạc hậu môn của trẻ, gây chảy máu và đau đớn. Do vậy, mẹ cần thụt hậu môn cho bé đúng cách và chỉ nên thực hiện chỉ khi được chỉ định.

Không tự ý sử dụng thuốc nhuận tràng

Chú ý để trị táo bón ở trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi

Các loại thuốc nhuận tràng cần được sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ

Các mẹ tuyệt đối hạn chế việc sử dụng thuốc nhuận tràng cho trẻ 3 tháng tuổi bị táo bón. Những loại thuốc này có thể gây tác dụng phụ cho hệ tiêu hóa non nớt của trẻ. Do vậy mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào cho trẻ.

Táo bón ở trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi có thể cải thiện được nếu mẹ nắm rõ các chú ý trên. Quan trọng nhất là các mẹ nên chú trọng vào loại sữa và lượng sữa trẻ bú hằng ngày để có cách cải thiện cho phù hợp. Bên cạnh đó, sau sinh uống sắt gì, canxi gì… cũng rất cần được các mẹ cân nhắc để bổ sung cho hiệu quả, tránh tác dụng phụ không mong muốn.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Bộ 4 vi chất Sắt – Axit Folic, Canxi D3, DHA và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu – sau sinh nhập khẩu Châu Âu chính hãng
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe:
– Chela – Ferr Forte được nhập khẩu nguyên hộp từ Châu Âu, có chứa sắt Ferrochel ở dạng axit amin Chelate và Axit Folic. Hỗ trợ bổ sung và dễ hấp thụ sắt. Hỗ trợ cải thiện thiếu máu do thiếu sắt.
– Chela – Ferr Forte đã được nghiên cứu lâm sàng chứng nhận hiệu quả: Trên 90% phụ nữ mang thai đã hoàn toàn hết thiếu máu và cải thiện đáng kể tình trạng thiếu máu. 100% trường hợp thiếu máu nhẹ đã hết thiếu máu
– Chela – Calcium D3 có chứa calcium amino acid chelate Albion® giúp bổ sung canxi và vitamin D3, hỗ trợ hệ xương chắc khỏe.
– Gold DHA cung cấp DHA và Axit Folic cho phụ nữ mang thai và cho con bú.
– Prenalen với thành phần từ Kẽm, Vitamin C và các chiết xuất tự nhiên: tỏi khô, mâm xôi đỏ, … giúp bổ sung vitamin và khoáng chất, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ nâng cao sức khỏe cho mẹ bầu, mẹ cho con bú, người cần tăng cường sức đề kháng. – Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. – Không dùng cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.
GPQC: 01343/2018/ATTTP-XNQC; 2141/2020/ATTP-XNQC; 2144/2020/XNQC-ATTP; 3705/2020/XNQC-ATTP

 

Quét mã QR nhắn tin bằng ZALO trên điện thoại

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn