Trang chủ » Chăm sóc bà bầu trước sinh như thế nào để chuyển dạ dễ dàng hơn?

Chăm sóc bà bầu trước sinh như thế nào để chuyển dạ dễ dàng hơn?

(11/08/2022)

Quá trình chuyển dạ, sinh nở khiến sản phụ phải chịu cơn đau mỗi lúc một dữ dội, dồn dập hơn và làm người mẹ mất nhiều sức lực, mất nhiều thời gian để hồi phục sau sinh. Vì thế bí quyết chuyển dạ nhanh và dễ dàng luôn được các bà bầu tìm kiếm. Chăm sóc bà bầu trước sinh như thế nào để chuyển dạ dễ dàng hơn?

Rate this post

Chuyển dạ là gì?

Chuyển dạ là quá trình chuẩn bị sinh nở của bà bầu bao gồm nhiều hiện tượng liên tục xảy ra. Trong đó hiện tượng nổi bật nhất là những cơn đau do tử cung co thắt trước khi cổ tử cung mở ra hoàn toàn để đưa thai nhi và nhau thai ra ngoài tử cung của người mẹ. Xen kẽ giữa những cơn đau do tử cung co thắt là giai đoạn tử cung thư giãn, mềm ra và sản phụ cảm thấy không đau hoặc ít đau. Thai nhi bắt đầu di chuyển từ khi cơn đau xuất hiện cho đến hết cơn chuyển dạ. Vào tuần thứ 38 – 42 của thai kỳ những cơn đau tử cung bắt đầu xuất hiện và mẹ bầu cũng bắt đầu quá trình chuyển dạ của mình.

Chăm sóc bà bầu trước sinh: như thế nào để chuyển dạ dễ dàng hơn?

Chuyển dạ là quá trình chuẩn bị sinh nở của bà bầu bao gồm nhiều hiện tượng liên tục xảy ra

Rất khó xác định chính xác khi nào thì sản phụ bắt đầu chuyển dạ, thời gian chuyển dạ cũng phụ thuộc vào các cơn co thắt và độ mở cổ tử cung khi lâm bồn. Những người lần đầu sinh nở có thể mất khoảng 6 – 12h  để cổ tử cung mở hoàn toàn. Những người cổ tử cung đã mở lớn ngay khi bắt đầu lâm bồn thì thời gian chuyển dạ, sinh nở cũng được rút ngắn hơn nhiều.

Các giai đoạn chuyển dạ – sinh nở

Quá trình chuyển dạ thường bắt đầu từ tuần 37 – 42 của thai kỳ. Một số trường hợp đặc biệt bac sĩ sẽ tiến hành kích thích chuyển dạ bằng thuốc tạo cơn gò tử cung, thuốc đặt âm đạo hoặc đặt ống thông. Các cơn co thắt tử cung sẽ bắt đầu khi thuốc được truyền đến máu.

Chăm sóc bà bầu trước sinh: như thế nào để chuyển dạ dễ dàng hơn?

Các giai đoạn chuyển dạ – sinh nở

Quá trình chuyển dạ được chia thành 3 giai đoạn, bao gồm:

Giai đoạn xóa – mở cổ tử cung

  • Xuất hiện cơn co tử cung báo hiệu giai đoạn chuyển dạ bắt đầu
  • Cổ tử cung mềm ra, rút ngắn lại rồi mở ra. Khi này các hộ sinh sẽ thăm khám để xác định cổ tử cung đã mở hoàn toàn hay chưa. Độ mở hoàn toàn của cổ tử cung thông thường là 10cm để đầu thai nhi có thể di chuyển được xuống âm đạo, kích thước đầu thai nhi ước tính khoảng 9.0 – 9.5cm.
  • Cổ tử cung mở hoàn toàn (10cm), kết thúc quá trinh chuyển dạ cũng là giai đoạn dài nhất trong toàn bộ quá trình sinh nở.

Giai đoạn rặn đẻ

  • Em bé đi chuyển từ tử cung vào âm đạo sau khi cổ tử cung mở hoàn toàn
  • Em bé chui ra khỏi tử cung hoàn toàn, kết thúc quá trình sinh nở. Quá trình này có thể kéo dài 15 – 75 phút, thậm chí một số người khó sinh có thể mất khoảng 2 – 3h cho quá trình này. Trong giai đoạn này sản phụ cần rặn đẻ theo hướng dẫn của bác sĩ đỡ đẻ

Giai đoạn xổ bánh nhau

Sau khi em bé chào đời, ra khỏi bụng mẹ hoàn toàn bác sĩ sẽ tiến hành cắt rốn và bánh nhau cũng bắt đầu xổ ra ngoài. Giai đoạn xổ bánh nhau chỉ kéo dài khoảng 30 phút.

Chăm sóc bà bầu trước sinh như thế nào để chuyển dạ dễ dàng hơn?

Để chuyển dạ dễ dàng hơn, trước sinh mẹ bầu nên:

1. Thường xuyên vận động

Mỗi ngày vận động khoảng 30 phút giúp các cơ giãn từ từ và làm giảm các cơn đau do xương. Nhờ đó quá trình chuyển dạ của mẹ bầu được rút ngắn và mức độ của các cơn đau cũng được giảm đi, sản phụ sinh nở thuận lợi hơn và không bị mất nhiều sức lực. Các bài tập phù hợp, tốt cho mẹ bầu trước sinh gồm có đi bộ, bơi lội, yoga, kegel, squat, các bài tập làm săn chắc cơ đùi,…

Chăm sóc bà bầu trước sinh: như thế nào để chuyển dạ dễ dàng hơn?

Mỗi ngày bà bầu vận động khoảng 30 phút giúp các cơ giãn từ từ và làm giảm các cơn đau do xương

2. Giữ tinh thần thoải mái

Tình trạng căng thẳng, lo lắng có thể khiến quá trình chuyển dạ trở nên khó khăn hơn và làm tăng nguy cơ viêm âm đạo, tiền sản giật. Đồng thời còn có thể tác động tới trí não của thai nhi, khiến bé bị suy dinh dưỡng ngay từ trong bụng mẹ.

Mẹ bầu cần giữ tinh thần thoải mái bằng cách nghỉ ngơi, thư giãn, giải trí bằng những cách ưa thích. Ngoài ra, sự hỗ trợ về tinh thần của gia đình bằng cách quan tâm, chăm sóc cũng giúp mẹ bầu giảm căng thẳng, stress hiệu quả.

3. Uống sắt ngăn ngừa thiếu máu thiếu sắt

Quá trình sinh nở sẽ khiến sản phụ mất một lượng máu lớn, cần được dự trữ sẵn từ trong thai kỳ. Chăm sóc bà bầu trước sinh cần lưu ý lượng sắt bà bầu nạp vào mỗi ngày. Cần kết hợp chế độ ăn giàu sắt với việc sử dụng viên sắt.  Uống viên sắt đúng cách đều đặn mỗi ngày từ khi bắt đầu mang thai không chỉ giúp cung cấp đầy đủ lượng sắt cần thiết cho bà mẹ và thai nhi mà còn để dự trữ cho quá tình sinh nở. Nhờ đó mẹ bầu không bị thiếu máu thiếu sắt, có thể đảm bảo sức khỏe bản thân, hỗ trợ thai nhi phát triển tốt còn ngăn ngừa biến chứng thai sản trước, trong và sau khi sinh nở hiệu quả.

Bên cạnh đó, WHO cũng khuyên cáo, mẹ nên bổ sung sắt đầy đủ cả giai đoạn sau sinh để bù đắp lại lượng máu thiếu hụt sau sinh nở và tăng cường lượng sắt trong sữa mẹ.

Uống viên sắt ngăn ngừa thiếu máu thiếu sắt

Duy trì uống viên sắt trong suốt thai kì, kể cả những ngày sắp sinh

4. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, khoa học

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, khoa học sẽ giúp mẹ bầu có đầy đủ sức khỏe và năng lượng cho cuộc vượt cạn khó khăn sắp tới. Thực đơn hàng ngày của bà bầu sắp sinh cần cung cấp đủ tinh bột, chất béo, chất đạm, chất xơ với tỉ lệ cân bằng.

Các loại thực phẩm tốt cho bà bầu sắp sinh gồm có: Rau có lá màu xanh đậm, bánh mì, ngũ cốc. cơm, cá, tôm, cua, thịt nạc đỏ, thịt gà, sữa, trứng, trái cây tươi,… Tuy nhiên mẹ bàu sắp sinh không nên ăn quá nhiều để kiểm soát cân nặng của bản thân và cả thai nhi, tránh bị béo phì dễ gây biến chứng khi sinh nở.

Một số món ăn, thực phẩm có thể giúp mẹ bầu dễ sinh hơn như nước rau húng quế, rau khoai lang, chè vừng đen, cà tím, nước dừa tươi, nước ép dứa, nước lá tía tô, … cũng nên được đưa vào thực đơn hàng ngày của bà bầu giai đoạn cuối thai kỳ.

5. Tập thở

Việc hít thở đúng cách, thở sâu giúp máu lưu thông tốt hơn, bà bầu cũng không bị hụt hơi, dễ bình tĩnh tĩnh và sẽ bớt đau hơn khi sinh nở. Trong các lớp học tiền sản bác sĩ sẽ hướng dẫn cách hít thở, rặn đúng để giúp abf bầu sinh thường thuận lợi, tránh tác động xấu tới thai nhi.

Chăm sóc bà bầu trước sinh: như thế nào để chuyển dạ dễ dàng hơn?

Việc hít thở đúng cách, thở sâu giúp máu lưu thông tốt hơn, bà bầu cũng không bị hụt hơi, dễ bình tĩnh tĩnh và sẽ bớt đau hơn khi sinh nở

Trên đây là những cách chăm sóc bà bầu trước sinh đẻ quá trình chuyển dạ dễ dàng, nhanh chóng hơn. Ngoài ra, kinh nghiệm chuyển dạ nhanh để sinh nở dễ hơn mẹ bầu cũng có thể tắm nước ấm, masage bụng để kích thích chuyên dạ và giảm khó chịu, đau đớn. Khi thấy có nước ối rò rỉ hoặc chảy máu âm đạo sản phụ nên đến bệnh viện kiểm tra và sẵn sàng cho quá trình vượt cạn an toàn.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn