(25/05/2023)
Kinh nghiệm dân gian khuyên bà đẻ phải kiêng ăn ốc trong thời gian ở cữ. Theo quan điểm khoa học thì bà đẻ ăn ốc được không? Một vài lưu ý khi ăn ốc sau sinh để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bà đẻ.
Ốc là thực phẩm có tính hàn, ăn ốc có thể ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa của bà đẻ và người khỏe mạnh. Theo Đông y và quan niệm dân gian bà đẻ ăn ốc sẽ bị lạnh bụng, ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Mẹ sinh mổ hay phải khâu tầng sinh môn ăn ốc cũng có thể làm ảnh hưởng đến vết mổ, làm chậm quá trình phục hồi hậu sản. Mẹ cho con bú ăn ốc có thể khiến trẻ bị lạnh bụng, đau bụng, chảy nước dãi.
Ốc có tính hàn, bà đẻ ăn ốc có thể bị lạnh bụng, đau bụng, chất lượng và số lượng sữa mẹ bị giảm sút,…
Bên trên là quan điểm của dân gian Việt Nam và Đông y, vậy theo Tây y bà đẻ ăn ốc được không? Theo y học hiện đại, việc sản phụ kiêng ăn ốc giai đoạn sau sinh là không cần thiết. Tuy nhiên, theo ý kiến của các chuyên gia, bà đẻ có cần kiêng ăn ốc hay không phụ thuộc vào cơ địa và thể trạng của từng người. Số lượng ốc trong mỗi lần ăn cũng ảnh hưởng tới các triệu chứng có thể xuất hiện sau khi bà đẻ ăn ốc.
Nếu chỉ ăn một lượng ốc nhỏ kết hợp chế độ dinh dưỡng khoa học, sức khỏe của bà đẻ và trẻ sơ sinh bú mẹ không bị ảnh hưởng tiêu cực mà còn có thể bổ sung được một số vitamin và khoáng chất quan trọng như sắt, canxi, vitamin A, B2,… Trong thực tế ốc là một trong những thức ăn giàu canxi cho mẹ sau sinh hàng đầu, có thể chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng, ngon miệng. Do đó những người bị thiếu canxi cần tăng cường bổ sung cũng thường được chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên đưa ốc vào thực đơn hàng ngày nếu không có tiền sử dị ứng khi ăn ốc.
Những bà đẻ có tiền sử dị ứng ốc hoặc hải sản nên kiêng ăn ốc trong ít nhất 6 tháng nuôi con bằng sữa mẹ
Ốc là động vật dưới nước có tính hàn, mẹ sau sinh ăn ốc quá sớm hoặc ăn nhiều nhiều sẽ bị lạnh bụng, khó tiêu và có thể là nguyên nhân gây đau bụng, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa,… Đồng thời hệ miễn dịch của sản phụ trong giai đoạn mới sinh vẫn chưa phụ hồi hoàn toàn, nếu ăn ốc sớm rất dễ bị nhiễm khuẩn, ký sinh trùng có trong ốc và mắc bệnh. Thời gian kiêng kéo dài bao lâu tùy thuộc vào cơ địa, thể trạng của mỗi người, nhưng thông thường mẹ sinh thường có thể bắt đầu ăn ốc sau khi sinh nở khoảng 6 – 8 tuần. Mẹ sinh mổ cần kiêng ăn ốc đến khi vết mổ lành sẹo để tránh bị sẹo lồi làm mất thẩm mĩ.
Những bà đẻ có tiền sử dị ứng ốc hoặc hải sản nên kiêng ăn ốc trong ít nhất 6 tháng nuôi con bằng sữa mẹ để bà mẹ và trẻ sơ sinh không bị dị ứng gây khó chịu, thậm chí có thể bị đe dọa tính mạng. Thông thường những bà mẹ bị dị ứng ốc, hải sản thì con cũng có nhiều nguy cơ bị di truyền. Mẹ nuôi con bú cần thận trọng khi ăn ốc để tránh phản ứng dị ứng gây nguy hiểm cho bé. Sau 6 tháng đầu mẹ có thể bắt đầu ăn một lượng nhỏ ốc và theo dõi phản ứng của cả 2 mẹ con sau đó. Nếu phản ứng dị ứng không xảy ra các mẹ có thể tiếp tục ăn ốc với số lượng tăng dần nhưng không quá nhiều để tránh bị lạnh bụng, chướng hơi, ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa.
Khi cơ thể đã phục hồi sức khỏe mẹ sau sinh có ý định ăn ốc thì cần chú ý:
Bổ sung canxi cho mẹ sau sinh bằng viên uống
Nhu cầu canxi của mẹ sau sinh trong 6 tháng đầu cao nhất trong tất cả các đối tượng, khoảng 1.500mg/ngày, thực phẩm không thể cung cấp đủ lượng canxi nói trên. Vì thế, bổ sung canxi bằng viên canxi cho mẹ sau sinh kết hợp thực phẩm giàu canxi là cần thiết, giúp mẹ phòng ngừa loãng xương, thoái hóa xương khi đến tuổi mãn kinh, nâng cao sức khỏe xương khớp trong giai đoạn hậu sản và trong cả cuộc đời.
Bà đẻ ăn ốc được không là một trong những câu hỏi về chế độ kiêng khem hậu sản cho các sản phụ. Mặc dù khoa học hiện đại không cho rằng kiêng ăn ốc là cần thiết nhưng bà mẹ sau sinh vẫn nên kiêng hoặc hạn chế ăn ốc cho đến khi sức khỏe hồi phục hoàn toàn, giảm thiểu nguy cơ tai biến hậu sản ảnh hưởng đến sức khỏe sản phụ và trẻ sơ sinh.
BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?
ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ