Trang chủ » Bà bầu xuống máu chân bao lâu thì đẻ?

Bà bầu xuống máu chân bao lâu thì đẻ?

(05/09/2023)

Theo kinh nghiệm của nhiều người, khi mẹ bầu có dấu hiệu xuống máu chân thì cũng sắp đến lúc sinh bé. Tuy nhiên, không phải cứ xuống máu chân là sẽ đẻ ngay. Vậy bà bầu xuống máu chân bao lâu thì đẻ?

5 (100%) 1 vote

Nguyên nhân xuống máu chân ở bà bầu

Khi mang thai, đa số mẹ bầu đều gặp phải tình trạng xuống máu chân với mức độ nặng nhẹ khác nhau. Theo các bác sĩ, bàn chân là nơi dễ bị sưng phù nhất vì nó nằm xa trái tim. Máu từ động mạch quay trở lại tim cần thời gian lâu hơn. Khi xảy ra sự thay đổi sinh lý hay bệnh lý sẽ gây ra tình trạng tích tụ chất lỏng vượt mức ở chân và có hiện tượng phù nề, xuống máu chân. 

Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể bị xuống máu chân do một số nguyên nhân sau:

  • Mẹ bầu mang thai lần đầu tiên dễ bị suy tĩnh mạch hay giãn tĩnh mạch, làm cho chân bị sưng phù bởi lượng máu gia tăng và nồng độ hormone sẽ cao gấp khoảng 100 lần so với bình thường.
  • Vào giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, kích thước thai nhi tăng nhanh làm cho cơ thể mẹ sản sinh một lượng máu lớn, thai nhi chèn ép vào tĩnh mạch, máu khó lưu thông nên gây ra hiện tượng phù chân.
  • Mẹ bầu cũng có thể bị xuống máu chân do rối loạn nội tiết tố nữ khi mang thai, làm ứ trệ tuần hoàn máu vệ tim. Máu ở chân ứ đọng lại và gây sưng phù hay chuột rút.
  • Chế độ dinh dưỡng cũng tác động gây phù nề, ví dụ như mẹ bầu ăn nhiều muối cũng làm cơ thể tích nước và hiện tượng phù chân xuất hiện sớm hơn, nặng nề hơn.

Bà bầu xuống máu chân bao lâu thì đẻ?

Xuống máu chân có thể là dấu hiệu cho thấy mẹ sắp chuyển dạ

Bà bầu xuống máu chân bao lâu thì đẻ?

Theo các bà các mẹ đi trước, khi mẹ bầu xuống máu chân thì cũng là lúc mẹ sắp sinh em bé. Vậy bà bầu xuống máu chân bao lâu thì đẻ. Nếu mẹ bầu bị xuống máu chân vào khoảng tháng thứ 9 của thai kỳ thì có khả năng mẹ sẽ chuyển dạ 1-2 tuần sau đó.

Tuy nhiên, đây chỉ là quan niệm dân gian vì có người xuống máu chân sớm, có người xuống muộn, thậm chí có nhiều mẹ bầu không bị xuống máu chân nên không thể dựa vào dấu hiệu này để dự đoán bao lâu thì đẻ.

Tốt nhất, mẹ vẫn nên chú ý theo ngày dự sinh của bác sĩ, đồng thời thực hiện khám thai đầy đủ trong những tuần cuối thai kì để xác định ngày sinh chính xác nhất. Bên cạnh đó, giai đoạn cuối thai kì, mẹ càng phải chú ý chăm sóc thai kỳ thật tốt, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung sắt acid folic cho bà bầu, canxi, DHA… để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của cơ thể mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Bà bầu xuống máu chân bao lâu thì đẻ?

Viên uống bổ sung sắt, canxi, DHA cho mẹ bầu – nhập khẩu châu Âu chính hãng

Xuống máu chân khi nào thì mẹ sinh bé?

Thời điểm xuống máu chân ở mỗi mẹ bầu là khác nhau nên không thể khẳng định chắc chắn khi nào thì mẹ sinh bé. Nếu mẹ đang mang thai tháng thứ 9, thấy xuất hiện tình trạng xuống máu chân kèm theo những hiện tượng dưới đây thì đã đến lúc mẹ chuẩn bị đồ đạc để đi sinh bé rồi.

Cụ thể là:

  • Xuất hiện cơn co tử cung.
  • Tử cung ra máu báo.
  • Rỉ ối, vỡ ối.
  • Phần bụng tụt xuống dưới.
  • Đau mỏi lưng nhiều.
  • Xương chậu nở rộng.

Những dấu hiệu trên đều cho thấy mẹ sắp chuyển dạ sinh con nên hãy di chuyển đến bệnh viện và mang theo đồ đạc cần thiết để chuẩn bị chào đón con yêu mẹ nhé.

Bà bầu xuống máu chân bao lâu thì đẻ?

Xuống máu chân kèm vỡ ối thì mẹ nên nhập viện ngay

Cách giảm phù nề chân cho mẹ bầu

Tình trạng phù nề, xuống máu xuất hiện muộn thì mẹ cũng sẽ sinh bé ở một thời gian ngắn sau đó. Tuy nhiên, có những mẹ bầu xuất hiện tình trạng phù nề từ sớm, thậm chí từ tháng thứ 5 của thai kỳ nên khiến mẹ rất khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.

Mẹ hãy áp dụng những biện pháp dưới đây là những cách giảm phù chân khi mang thai, giúp cảm thấy dễ chịu và nhẹ nhàng hơn.

Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Bên cạnh việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu như sắt, canxi, DHA, acid folic…, mẹ bầu nên ăn nhiều thực phẩm bổ sung vitamin C, E, P để giúp bảo vệ thành tĩnh mạch. Bên cạnh đó, mẹ nên ăn thực phẩm giàu Kali để hạn chế sự tích nước và ăn nhạt hơn để ngăn ngừa cơ thể trữ nước.

Tập thể dục

Tập thể giúp giúp tăng cường sức khỏe, giảm thiểu phù nề và còn giúp mẹ dễ sinh hơn. Các bộ môn như đi bộ, yoga, bơi lội… đều hỗ trợ máu lưu thông tốt, giảm tình trạng phù chân.

Mang thai 38 tuần có nên đi bộ không?

Mẹ có thể đi bộ, vận động hợp lý để cải thiện tình trạng phù chân

Thay đổi tư thế

Mẹ bầu không nên đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu vì sẽ khiến máu không được lưu thông, dễ phù nề hơn. Mẹ nên đi lại nhẹ nhàng sau khoảng 1 tiếng ngồi một chỗ.

Bên cạnh đó, khi ngủ mẹ nên nằm nghiêng bên trái vì đây là tư thế tốt nhất dành cho mẹ bầu và thai nhi, giảm áp lực lên thành mạch, giúp mẹ cảm thấy dễ chịu hơn, cải thiện phù chân khi mang thai.

Massage chân

Massage giúp tăng cường lưu thông máu, giảm thiểu sự khó chịu của chứng phù chân. Mỗi ngày hãy dành khoảng 15 phút nhờ chồng massage chân sẽ giúp mẹ cảm thấy dễ chịu và hiện tượng phù nề cũng giảm bớt.

Uống đủ nước

Mỗi ngày, mẹ bầu nên uống 2 – 2,5 lít nước để giúp cơ thể không bị thiếu nước, đồng thời hỗ trợ đào thải độc tố ra bên ngoài. Uống đủ nước giúp các cơ quan của cơ thể hoạt động nhịp nhàng, trơn tru hơn, tránh tình trạng tích lũy chất lỏng gây phù chân.

Như vậy, bài viết đã giải đáp câu hỏi bà bầu xuống máu chân bao lâu thì đẻ. Hy vọng những thông tin trong bài hữu ích cho mẹ để có một thai kỳ khỏe mạnh, chờ đón bé yêu chào đời.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn