Trang chủ » Bà bầu bị són tiểu khi mang thai có sao không?

Bà bầu bị són tiểu khi mang thai có sao không?

(11/03/2024)

Nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng són tiểu nên lo lắng không biết són tiểu khi mang thai có sao không? Tìm hiểu vấn đề này để có cách khắc phục hiệu quả tình trạng són tiểu để tránh gây ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống hằng ngày.

Rate this post

Nguyên nhân gây són tiểu khi mang thai

Són tiểu khi mang thai là tình trạng mà không ít mẹ bầu gặp phải, do nhiều nguyên nhân gây nên. Các nguyên nhân này được chia thành hai nhóm là nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý.

Nguyên nhân sinh lý

Khi mang thai, cơ thể mẹ có nhiều thay đổi. Những thay đổi này chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng són tiểu khi mang thai. Cụ thể gồm:

  • Sự thay đổi hormone bên trong cơ thể mẹ có thế dẫn đến tình trạng són tiểu, tiểu không kiểm soát.
  • Bụng bầu ngày càng to, nhất là những thái cuối.Việc tăng kích thước bụng lên nhanh chóng đã tạo áp lực lên bàng quang. Từ đó, khiến cơ vòng bàng quang hoạt động không tốt, bàng quang bị quá tải, phải hoạt động liên tục dẫn đến co thắt không kiểm soát, gây són tiểu.
  • Khi mang thai, cơ quanh niệu đạo có thể thay đổi. Trong khi đó, chức năng của các cơ này là giúp ngăn không cho nước tiểu chảy ra. Khi những cơ này bị ảnh hưởng, khả năng ngăn nước tiểu giảm nên dẫn đến tình trạng són tiểu.

Bà bầu bị són tiểu khi mang thai có sao không?

Sự thay đổi của cơ thể mẹ khi mang bầu là nguyên nhân dẫn đến són tiểu

Nguyên nhân bệnh lý

Ngoài những nguyên nhân sinh lý kể trên, són tiểu khi mang thai có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý, cụ thể là bệnh viêm đường tiết niệu, nhiễm trùng đường tiểu.

Với nguyên nhân bệnh lý thì tình trạng són tiểu xuất hiện đột ngột, liên tục, mức độ nặng. Kèm theo đó, mẹ có thể có các triệu chứng khác như tiểu buốt, tiểu rắt, thậm chí là sốt.

Són tiểu khi mang thai có sao không?

Són tiểu khi mang thai là tình trạng nhiều mẹ bầu gặp phải, nhất là giai đoạn cuối thai kỳ. Họ lo lắng không biết són tiểu khi mang thai có sao không? Thực tế, són tiểu khi mang thai có sao không còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này.

  • Nếu là nguyên nhân sinh lý thì không đáng ngại, đây là hệ quả bình thường của những thay đổi trong cơ thể mẹ khi mang thai. Sau khi sinh bé, tình trạng này sẽ hết khi bàng quang trở về trạng thái bình thường, không phải chịu nhiều áp lực, hormone cũng ổn định lại…
  • Nếu són tiểu do nguyên nhân bệnh lý gây ra sẽ tiềm ẩn mối nguy hại. Ví dụ như nhiễm trùng đường tiết niệu, ngoài són tiểu, mẹ còn bị tiểu buốt, tiểu rắt, đau khi đi tiểu nên mẹ rất lo lắng, cảm thấy sợ hãi mỗi lần đi tiểu. Thậm chí, vi khuẩn gây nhiễm trùng có thể tác động xấu đến thai nhi, kể cả khi bé được sinh thường qua đường sinh môn của mẹ. Vi khuẩn tấn công mạnh có thể khiến mẹ bị sốt, ảnh hưởng không tốt đến cả mẹ và em bé.

Vì vậy, với những trường hợp nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm trùng đường tiểu, mẹ bầu cần điều trị dứt điểm bệnh thì tình trạng són tiểu cũng sẽ biến mất. Mẹ hãy quan sát các biểu hiện của mình để dự đoán xem són tiểu là do sinh lý hay bệnh lý để đi khám sớm và được bác sĩ tư vấn cách điều trị hiệu quả nhất.

Bà bầu bị són tiểu khi mang thai có sao không?

Són tiểu do nguyên nhân sinh lý thì mẹ bầu không cần quá lo lắng

Cách khắc phục són tiểu khi mang thai cho mẹ bầu

Dù són tiểu do sinh lý hay bệnh lý thì nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hằng ngày của mẹ. Tình trạng này khiến mẹ khó chịu, mệt mỏi, thường xuyên phải thay quần lót để tránh ẩm ướt.

Để cải thiện tình trạng són tiểu, mẹ bầu hãy nên nhớ:

  • Điều trị triệt để bệnh lý là nguyên nhân gây són tiểu theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý điều trị tại nhà.
  • Nên thay quần lót thường xuyên vì són tiểu gây ẩm ướt vùng kín, để lâu dễ sinh vi khuẩn, nấm gây bệnh. Ngoài ra, mẹ hãy chọn quần lót có độ thấm hút cao.
  • Tập các bài tập có tác dụng giúp tăng cường cơ sàn chậu, tăng sức chịu đựng của bàng quang như bài tập Kegel.
  • Cố gắng xây dựng thời gian đi tiểu đều đặn hằng ngày để luyện khả năng co bóp ổn định cho bàng quang.
  • Tránh uống các thức uống có chất kích thích, gây đi tiểu nhiều như cà phê, nước ngọt…
  • Hãy bắt chéo chân khi ho, hắt hơi… vì nó cũng giúp ngăn chặn tình trạng són tiểu.

Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng đừng quên ăn uống đa dạng, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe cho mẹ và giúp thai nhi phát triển tốt nhất. Trong đó,  axit folic, sắt và canxi tốt cho bà bầu mẹ nên bổ sung qua cả chế độ ăn và viên uống vì đây là những vi chất vô cùng quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của thai nhi.

sat va canxi bo sung cho ba bau

Viên sắt và canxi cho bà bầu – nhập khẩu chính hãng từ châu Âu

Khi sử dụng sắt và canxi, nhiều mẹ không biết bà bầu uống sắt và canxi đến khi nào thì tốt nhất. Theo khuyến cáo, mẹ bầu nên uống suốt thai kỳ và kéo dài cả giai đoạn cho con bú để đảm bảo mẹ và thai nhi được cung cấp dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển toàn diện. Hoặc mẹ cũng có thể tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để có hướng dẫn phù hợp nhất nhé. Chúc mẹ có thai kỳ trọn vẹn, đủ chất, mẹ tròn con vuông!

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn