Trang chủ » Són tiểu khi mang thai: Nguyên nhân do đâu?

Són tiểu khi mang thai: Nguyên nhân do đâu?

(07/03/2024)

Nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng són tiểu khi mang thai, ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày và khiến mẹ thấy e ngại, tự tin. Nguyên nhân gây són tiểu là gì và làm sao để khắc phục là vấn đề được quan tâm. Tham khảo bài viết dưới đây để có được câu trả lời mẹ nhé.

Rate this post

Són tiểu khi mang thai là tình trạng gì?

Són tiểu khi mang thai là tình trạng mẹ bầu thường xuyên cảm thấy vùng kín bị rò rỉ nước tiểu mỗi khi hắt hơi, ho, cười to, tập thể dục, cúi người xuống hoặc khi nâng vác vật nặng dù không có chủ ý đi tiểu. Tình trạng này là tiểu không kiểm soát, hay còn được gọi là tiểu không tự chủ.

Tình trạng són tiểu khi mang thai rất nhiều mẹ bầu gặp phải. Theo thống kê, có tới 34,4% mẹ bầu bị són tiểu khi mang thai. Tình trạng này khiến mẹ rất khó chịu, tự ti và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày.

Các loại són tiểu thường gặp

Són tiểu khi mang thai có nhiều loại khác nhau với các mức độ, thời điểm xuất hiện… khác nhau. Bao gồm:

  • Són tiểu do tiểu gấp: Là khi mẹ muốn đi tiểu gấp nhưng chưa kịp vào nhà vệ sinh.
  • Són tiểu do áp lực: Là khi có áp lực lên bàng quang khiến bàng quang không kiểm soát, giữ nước tiểu tốt mà bị rò rỉ nước tiểu ra ngoài.
  • Són tiểu hỗn hợp: Là sự kết hợp giữa són tiểu do tiểu gấp và són tiểu do áp lực.
  • Són tiểu thoáng qua: Là tình trạng són tiểu tạm thời, do mẹ bị táo bón, bị viêm đường tiết niệu hoặc do tác dụng phụ của thuốc. Khi tình trạng được cải thiện thì hiện tượng són tiểu cũng hết.

Són tiểu khi mang thai: Nguyên nhân do đâu?

Són tiểu khi mang thai là tình trạng mẹ bầu bị rò rỉ nước tiểu không kiểm soát

Nguyên nhân gây són tiểu khi mang thai

Són tiểu khi mang thai có thể do nhiều nguyên nhân gây nên. Trong đó, có các nguyên nhân thường gặp như:

Thay đổi nội tiết

Sự thay đổi nội tiết tố có thể khiến niêm mạc bàng quang và niệu đạo bị ảnh hương, dễ phát triển thành các biểu hiện của són tiểu.

Bàng quang hoạt động quá mức

Nhiều mẹ bầu bị són tiểu khi mang thai do bàng quang hoạt động quá mức.

Bình thường, cơ vòng thắt đường ra của bàng quang có vai trò kiểm soát dòng chảy nước tiểu. Khi mang thai, tử cung to dần gây áp lực lên bàng quang nên cơ vòng ở cổ bàng quang và cơ sàn chậu bị quá tải nên khi mẹ bầu ho, hắt hơi, tác động lực lên bàng quang và cơ thắt niệu đạo sẽ khiến nước tiểu bị rò rỉ ra ngoài.

Són tiểu khi mang thai: Nguyên nhân do đâu?

Khi mang thai bàng quang chịu áp lực lớn có thể dẫn đến són tiểu

Nhiễm trùng tiết niệu

Khi mang thai mẹ có nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu cao hơn do hệ miễn dịch suy giảm, dịch tiết âm đạo nhiều… Bệnh lý này có thể gây ra các triệu chứng như són tiểu, tiểu buốt, tiểu rắt.

Tuy nhiên, tình trạng này chỉ là tạm thời, khi điều trị khỏi viêm đường tiết niệu thì tình trạng són tiểu cũng chấm dứt.

Chế độ ăn không khoa học

Mẹ bầu ăn uống không khoa học như ăn ít rau xanh, uống ít nước, chế độ dinh dưỡng nghèo nàn… khiến mẹ bị táo bón. Lúc này mẹ phải dùng sức để rặn khi đi vệ sinh nên sẽ làm tăng áp lực lên ổ bụng, đồng nghĩa bàng quang cũng chịu áp lực nên bị són tiểu.

Biện pháp khắc phục chứng són tiểu khi mang thai

Khi gặp phải tình trạng són tiểu khi mang thai, hoặc muốn chủ động phòng ngừa tình trạng này, mẹ hãy áp dụng những biện pháp dưới đây:

  • Luyện bàng quang bằng cách hẹn giờ đi tiểu hằng ngày để tạo thói quen đi tiểu đúng giờ.
  • Hãy cố gắng nhịn 15 phút khi buồn đi tiểu để giúp bàng quang kiểm soát nước tiểu tốt hơn.
  • Thực hành các bài tập giúp săn chắc cơ sàn chậu như bài tập Kegel.
  • Ăn uống khoa học, đa dạng dinh dưỡng để ngừa táo bón cũng như cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ bầu và thai nhi luôn khỏe mạnh. Đặc biệt, khi mang thai, cần bổ sung sắt và canxi tốt cho bà bầu vì chúng là 2 chất cực kỳ quan trọng đối với thai kỳ.

sat va canxi bau

Bộ đôi sắt và canxi cho bà bầu, nhập khẩu Châu Âu chính hãng

Nhiều mẹ không biết bà bầu uống sắt và canxi đến khi nào thì tốt nhất mẹ nên uống suốt thai kỳ và kéo dài cả giai đoạn cho con bú theo liều lượng bác sĩ chỉ định để đảm bảo mẹ và thai nhi được cung cấp dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển.

  • Không uống quá nhiều nước, hạn chế đồ uống gây tiểu nhiều như cà phê, nước ngọt có gas.
  • Nếu tiểu són khi mang thai xảy ra quá nhiều, liên tục với mức độ nặng thì mẹ nên đi khám để được bác sĩ tư vấn cách khắc phục hiệu quả nhất.

Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi phát triển toàn diện.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn