Trang chủ » Bà bầu bị chuột rút về đêm: Nguyên nhân và cách khắc phục

Bà bầu bị chuột rút về đêm: Nguyên nhân và cách khắc phục

(08/05/2022)

Chuột rút là tình trạng khó tránh khỏi khi mang thai, nhất là những tháng cuối thai kỳ. Đặc biệt, bà bầu bị chuột rút về đêm là tình trạng phổ biến, khiến mẹ đau đớn và gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây nên hiện tượng này và cách khắc phục hiệu quả.

Rate this post

Chuột rút là tình trạng gì?

Chuột rút là sự co thắt đột ngột, gây đau ở một bắp thịt, khiến cho cử động tại vị trí đó gặp khó khăn. Chuột rút có thể xảy ra bất cứ bắp thịt nào nhưng phổ biến nhất là bắp chân, bắp đùi, hông, bàn chân, cơ bụng…

Các cơn co khi bị chuột rút có thể kéo dài vài giây tới vài phút. Tình trạng này thường xảy ra khi ngủ hoặc sau khi vận động cơ bắp lâu dài.

Ở bà bầu, tình trạng chuột rút rất thường gặp, nhất là những tháng cuối thai kỳ và khi bà bầu đang ngủ. Việc này ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ và sức khỏe của mẹ.

Bà bầu bị chuột rút về đêm: Nguyên nhân và cách khắc phục

Mẹ bầu thường bị chuột rút bắp chân khi ngủ

Bà bầu bị chuột rút về đêm do đâu?

Nguyên nhân khiến bà bầu bị chuột rút gồm:

  • Sự tăng cân nhanh của bà bầu gây áp lực lên các khối cơ, nhất là các cơ ở bắp chân, bàn chân do phải nâng đỡ khối lượng cơ thể lớn hơn rất nhiều so với trước đây.
  • Thiếu canxi cũng là nguyên nhân khiến mẹ bị chuột rút. Khi không cung cấp đủ nhu cầu canxi tăng cao, em bé sẽ lấy đi lượng canxi dự trữ của mẹ, khiến mẹ bị thiếu canxi.
  • Mất nước cũng có thể gây ra tình trạng chuột rút. Mất nước có thể do mẹ bầu uống ít nước nhưng lại đi tiểu nhiều, đổ nhiều mồ hôi.
  • Kích thước thai nhi ngày càng lớn khiến tử cung to ra nhanh chóng nên đã chèn ép lên các mạch máu đưa máu tới chân. Sự lưu thông máu không kịp thời dẫn đến tê nhức chân và chuột rút.
  • Lạm dụng cơ bắp như đứng, ngồi hoặc nằm ở một tư thế trong thời gian dài có thể dẫn đến chuột rút.
  • Thiếu khoáng như thiếu kali, magie góp phần làm tăng nguy cơ bị chuột rút.

Khi bị chuột rút cần xử lý như thế nào?

Tình trạng chuột rút vào ban đêm khiến mẹ đau đớn và bị gián đoạn giấc ngủ. Khi bị chuột rút, mẹ hãy làm theo cách sau:

  • Duỗi thẳng chân hết mức có thể và xoa bóp nhẹ nhàng các ngón chân, mắt cá chân. Mẹ bầu nên nhờ chồng hỗ trợ để tình trạng chuột rút dần biến mất.

Bà bầu bị chuột rút về đêm: Nguyên nhân và cách khắc phục

Khi bị chuột rút, mẹ bầu cố gắng duỗi căng chân hết sức có thể

  • Khi bà bầu bị chuột rút về đêm, hãy xoa bóp các cơ bắp bị co rút để cơ bắp dần giãn ra và trở lại trạng thái bình thường.
  • Nhờ chồng hoặc người thân lấy ngay một chai nước nóng đặt lên vùng bị chuột rút, lăn qua lăn lại chai nước sẽ giúp giải quyết chuột rút nhanh chóng.
  • Mẹ bầu nằm nguyên trên giường và duỗi chân lên cao, áp vào tường để chân được co giãn hết mức.

Nếu áp dụng ngay những cách này khi bị chuột rút thì tình trạng này sẽ được khắc phục nhanh và hiệu quả. Mẹ sẽ không còn bị đau nữa.

Biện pháp phòng ngừa chuột rút ở bà bầu

Nhiều bà bầu bị chuột rút về đây. Đây là tình trạng rất phổ biến những nếu biết cách, mẹ có thể phòng ngừa hoặc giảm nhẹ số lần bị chuột rút trong thai kỳ.

  • Bổ sung canxi: Không chỉ với mẹ bầu bị chuột rút về đêm mà bất cứ mẹ bầu nào cũng nên bổ sung canxi khi mang thai để cung cấp đủ canxi cho mẹ và giúp hệ xương, răng của thai nhi phát triển tốt. Mẹ bầu có thể bổ sung canxi qua trứng, sữa, các loại hạt, sữa chua, ngũ cốc, các loại đậu… Tuy nhiên, bên cạnh chế độ ăn, mẹ nên kết hợp sử dụng viên canxi không gây sỏi thận cho bà bầu để đáp ứng đủ nhu cầu canxi tăng cao khi mang thai.

Bà bầu bị chuột rút về đêm: Nguyên nhân và cách khắc phục

Viên bổ sung canxi cho mẹ bầu, mẹ sau sinh – nhập khẩu châu Âu chính hãng

  • Trước khi đi ngủ, mẹ bầu nên ngâm chân bằng nước ấm. Có thể ngâm nước không hoặc ngâm nước gừng, nước lá ngải cứu… để tăng hiệu quả ngăn ngừa chuột rút, tê chân khi ngủ.
  • Hằng ngày hãy tập các bài tập về chân như tập co duỗi chân, các động tác yoga với chân, xoa bóp chân thường xuyên để tăng cường lưu thông máu.
  • Không ngồi, đứng hoặc vắt chéo chân quá lâu. Nên thay đổi tư thế thường xuyên.
  • Kiểm soát cân nặng, tăng ở mức độ vừa phải, không tăng cân quá nhiều vì tiềm ẩn nhiều nguy cơ không tốt với cả hai mẹ con, trong đó có chứng chuột rút.
  • Tham gia các hoạt động ngoài trời để hấp thu vitamin D giúp tăng khả năng hấp thu canxi của cơ thể. Mẹ cũng lưu ý thời điểm uống canxi tốt nhất là buổi sáng, nên uống sau bữa ăn sáng khoảng 30 phút. Ngoài ra không nên uống canxi với nước cam vì có thể cản trợ khả năng hấp thu canxi.
  • Bổ sung đầy đủ các vi chất khác như magie, kali, kẽm, vitamin nhóm B…
  • Uống đủ nước, mỗi ngày nên uống 8 – 10 cốc nước.

Tình trạng bà bầu bị chuột rút về đêm khi mang thai khá phổ biến và là vấn đề mà hầu hết các mẹ bầu đều gặp phải. Mẹ bầu nên khám thai định kì đầy đủ để có thể theo dõi sức khỏe thai kì của mình chính xác nhất, phát hiện tình trạng chuột rút mình gặp phải là do thiếu chất, do chèn ép, nằm sai tư thế hay do các bệnh lý mà cơ thể đang gặp phải, từ đó, có hướng điều trị chính xác nhất.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn