Trang chủ » Chuột rút khi mang thai là bệnh gì, làm thế nào để cải thiện?

Chuột rút khi mang thai là bệnh gì, làm thế nào để cải thiện?

(13/04/2023)

Bị chuột rút là tình trạng phổ biến ở phụ nữ mang thai, đặc biệt là các mẹ bầu giai đoạn cuối thai kỳ. Mặc dù hiện tượng này không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại khiến mẹ bầu bị đau đớn và gây ra nhiều khó chịu. Chuột rút khi mang thai là bệnh gì, làm thế nào để cải thiện?

5 (100%) 1 vote

Chuột rút khi mang thai là dấu hiệu của bệnh gì?

Chuột rút là tình trạng các cơ bị co thắt mạnh một cách đột ngột, trở nên căng cứng và tạo ra cơn đau dữ dội ở các cơ bắp. Tình trạng này xảy ra phổ biến ở phụ nữ mang thai giai đoạn cuối thai kỳ.

Chuột rút có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể nhưng thường xuyên xuất hiện ở các vị trí bắp chân, cơ dùi hoặc cơ bụng. Thỉnh thoảng hiện tượng chuột rút cũng xảy ra ở thân mình hoặc tay. Phụ nữ mang thai bị chuột rút ở cơ bụng thì cần hết sức thận trọng, vị trí chuột rút này có thể khiến mẹ bầu bị sảy thai. Khi bị chuột rút bà bầu có những cơn đau đột ngột và có thể cảm nhận những khối mô cứng ở bên dưới vùng da bị chuột rút.

Từ tháng thứ 3 của thai kỳ hiện tượng chuột rút bắt đầu xuất hiện, càng về cuối thai kỳ tần suất bà bầu bị chuột rút sẽ nhiều hơn. bà bầu có thể bị chuột rút vào cả ban ngày và ban đêm nhưng hiện tượng này thừng xuất hiện khi bà bầu bắt đầu đi ngủ. Tình trạng chuột rút ban đêm và khi ngủ thường gây ra những con đau nghiêm trọng hơn so với ban ngày và khi tỉnh táo, làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của mẹ bầu. Đây là hiện tượng bình thường, phổ biến, mẹ bầu không nên cảm thấy quá lo lắng.

Chuột rút khi mang thai là bệnh gì, làm thế nào để cải thiện?

Chuột rút là tình trạng các cơ bị co thắt mạnh một cách đột ngột, trở nên căng cứng và tạo ra cơn đau dữ dội ở các cơ bắp

Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị chuột rút trong thai kỳ

Hiện nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào rõ ràng về nguyên nhân phụ nữ mang thai bị chuột rút. Theo các bác sĩ sản phụ khoa, những nguyên nhân tiêu biểu dẫn tới tình trạng chuột rút khi mang thai gồm có:

  • Trọng lượng cơ thể bà bầu mỗi ngày một lớn khiến cơ bắp phải chịu nhiều áp lực, dễ bị co thắt.
  • Kích thước tử cung mỗi ngày một lớn làm tăng áp lực lên các dây thần kinh và mạch máu ở xung quanh.
  • Trong tháng thứ 3 đến tháng thứ 6 mẹ bầu bị đau dây chằng tròn cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị chuột rút. Dây chằng tròn có nhiệm vụ nâng đỡ tử cung, thai nhi càng lớn dây chằng tròn càng phải căng ra khiến mẹ bầu bị đau bụng dưới âm ỉ.
  • Mẹ bầu bị thiếu nước và chất điện giải.
  • Mẹ bầu thiếu canxi, không bổ sung canxi đầy đủ, cơ thể phải rút canxi từ xương mẹ để cung cấp thai nhi, gây ra hiện tượng hạ canxi máu làm các cơ bị co cứng, gây chuột rút.
  • Mẹ bầu không bổ sung đủ kali, magie bằng thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày.
  • Mẹ bầu phải vận động cơ bắp quá sức hay giữ nguyên 1 tư thế quá lâu khiến các cơ bị căng cứng, gây ra hiện tượng chuột chút cho bà bầu.
  • Bà bầu cũng có thể bị chuột rút không rõ nguyên nhân.

Chuột rút khi mang thai là bệnh gì, làm thế nào để cải thiện?

Cân nặng của mẹ bầu, kích thước của thai nhi tăng cao khiến cơ bắp chịu nhiều áp lực, mẹ bầu bị chuột rút

Cách giảm đau cho bà bầu bị chuột rút nhanh chóng

Hiện tượng bà bầu bị chuột rút rất phổ biến. Vì thế khi chuột rút xảy ra, mẹ bầu cần hết sức bình tĩnh và áp dụng những cách dưới đây để giảm cơn đau hiệu quả:

  • Khi bị chuột rút ở chân mẹ bầu cần kéo căng cơ bắp ở bên chân bị chuột rút, sau đó đi bộ nâng cao chân để cơ bắp giãn ra, giúp giảm cơn đau và chấm dứt hiện tượng chuột rút.
  • Tắm nước ấm, massage cơ bắp để thư giãn, cải thiện tình trạng chuột rút ở bà bầu.
  • Khi thường xuyên bị chuột rút chân vào ban đêm, trước khi đi ngủ mẹ bầu nên tập các bài thể dục nhẹ trong vài phút như đạp xe đạp đứng yên, đi bộ để ngăn ngừa hiện tượng chuột rút khi ngủ.
  • Mỗi ngày mẹ nên vận động nhẹ nhàng trong khoảng 30 phút vào sáng sớm hoặc chiều tối sẽ giúp giảm nguy cơ bị chuột rút khi mang thai.
  • Bổ sung magie bằng cách ăn các loại thực phẩm như ngũ cốc nguyên cám, trái cây sấy, các loại hạt và các loại đậu.
  • Bổ sung đầy đủ canxi bằng thực phẩm giàu canxi và viên uống cung cấp canxi cho bà bầu. Thông thường bà bầu bắt đầu uống viên canxi từ tháng thứ tư của thai kỳ, mỗi ngày 280 – 300mg. Truy nhiên trước khi uống canxi mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có chị định phù hợp nhất về liều lượng canxi mẹ bầu cần bổ sung mỗi ngày bằng viên uống. Các thực phẩm giàu canxi mẹ bầu nên sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày khi mang thai gồm có: Sữa, thịt, cá, trứng, tôm, cua, các loại rau có lá màu xanh đậm,…
  • Uống đủ nước: mỗi ngày bà bầu nên uống khoảng 2.0 – 2.5l chất lỏng bao gồm nước, sữa, canh, nước ép trái cây,…
  • Nghỉ ngơi đầy đủ, giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, stress.

Chuột rút khi mang thai là bệnh gì, làm thế nào để cải thiện?

Mẹ bầu cần bổ sung canxi đầy đủ trong thai kì

Cách phòng ngừa chuột rút cho phụ nữ mang thai

Mặc dù chưa xác định được nguyên nhân rõ ràng nhưng để phòng tránh tình trạng bà bầu bị chuột rút, nhưng bà bầu áp dụng một số phương pháp dưới đây cũng có thể làm giảm đáng kể hoặc thậm chí có thể làm mất hẳn các triệu chứng chuột rút cho các bà bầu:

  • Không nên đứng hoặc ngồi hay giữ nguyên 1 tư thế quá lâu. Những bà bầu là nhân viên văn phòng nên tranh thủ thời gian thực hiện các động tác co duỗi cơ bắp và vận động thân thể sau mỗi giờ làm việc.
  • Không nên làm việc quá sức khiến cơ thể bị mệt nhọc và duy trì thói quen vận động cơ thể điều độ, nhịp nhàng.
  • Có chế độ dinh dưỡng phù hợp, ưu tiên bổ sung canxi từ thực phẩm giàu canxi cho bà bầu và không quên uống viên canxi mỗi ngày để mẹ bầu không bị giảm canxi máu, một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng mẹ bầu bị chuột rút.
  • Tập các bài tập phù hợp với mẹ bầu như đi bộ, bơi lội, đạp xe, yoga,… để tăng cường trao đổi chất và tăng tuần hoàn máu.
  • Tiến hành massage, xoa bóp các vùng đùi, bắp chân, bàn chân và các ngón chân để  hệ tuần hoàn hoạt động hiệu quả hơn, đưa máu lưu thông khắp cơ thể.
  • Tắm nước ấm và ngâm chân với nước muối + gừng vào mỗi buổi tối đến hạn chế nguy cơ bị chuột rút vào ban đêm.
  • Khi ngủ nằm gác chân lên một chiếc gối mềm, cao, nằm nghiêng về bên trái để máu có thể lưu thông khắp cơ thể, đặc biệt là khu vực bắp chân.
  • Sử dụng giày, dép phù hợp, khi lựa chọn giày ưu tiên tiêu chí thoải mái, tiện ích, giày mềm, đế bằng để mẹ bầu có thể di chuyển dễ dàng, vững chãi. Nên sử dụng giày mềm hoặc dép quai hậu để giữ thăng bằng và di chuyển dễ dàng hơn, không gây đau chân.
  • Mỗi ngày bà bầu cần được bổ sung ít nhất khoảng 2.0 – 2.5l chất lỏng. Ngoài ra lượng chất chất lỏng bổ sung vào cơ thể cũng phụ thuộc vào cân nặng, thức ăn, mức độ hoạt động, sức khỏe, tuổi tác, loại thuốc mẹ bầu sử dụng mỗi ngày. Uổng đủ nước giúp cơ bắp của mẹ bầu co lại, thư giãn và giúp các tế bào cơ trữ nước, giảm sự kích thích. Khi hoạt động thể lực mẹ bầu cần chú ý bổ sung chất lỏng đều đặn và tiếp tục uống các loại đồ uống khác cả khi đã nghỉ ngơi.

Chuột rút khi mang thai là bệnh gì, làm thế nào để cải thiện?

Đi giày mềm, đế bằng giúp bà bầu giảm nguy cơ bị chuột rút trong thai kỳ

Mặc dù khi mang thai, bà bầu khó tránh khỏi bị chuột rút nhưng nó sẽ tự chấm dứt sau sinh, mẹ bầu không nên cảm thấy quá lo lắng. Tuy nhiên trong một số trường hợp chuột rút có thể gây đau dữ dội do máu đông làm tắc nghẽn mạch. Khi thấy hiện tượng đau nặng, đau dai dẳng, chân bị sưng đỏ thì mẹ bầu cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời, giảm nguy cơ bị biến chứng gây nguy hiểm đến tính mạng. Bên cạnh đó, mẹ bầu đừng quên bổ sung canxi bằng viên uống mỗi ngày bắt đầu từ tháng thứ 4 của thai kỳ. Đây cũng là biện pháp hữu ích để giảm thiểu những triệu chứng chuột rút gây khó chịu cho bà bầu. Chúc mẹ có sức khỏe tốt và thai nhi an toàn!

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn