Trang chủ » 7 nguyên nhân gây chuột rút khi mang thai mẹ cần biết

7 nguyên nhân gây chuột rút khi mang thai mẹ cần biết

(11/12/2021)

Khi xác định được nguyên nhân khiến bà bầu bị chuột rút có thể dễ dàng ngăn ngừa và cải thiện. 7 nguyên nhân gây chuột rút khi mang thai mẹ cần biết để chủ động phòng ngừa, giảm bớt nguy cơ hay tần suất cũng như mức độ nghiêm trọng khi bà bầu bị chuột rút.

5 (100%) 4 votes

7 nguyên nhân gây chuột rút khi mang thai mẹ cần biết

Cho đến nay các chuyên gia vẫn chưa thể xác định chắc chắn nguyên nhân khiến mẹ bầu bị chuột rút. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát và thống kê, các chuyên gia cũng nhận định được 7 nguyên nhân gây chuột rút khi mang thai phổ biến nhất.

Cụ thể bao gồm:

1. Mẹ bầu thiếu canxi: Nhu cầu canxi cho bà bầu từ tháng thứ 4 tăng cao để cung cấp cho quá trình phát triển nhanh chóng của bộ xương của thai nhi. Mẹ bầu không bổ sung đủ canxi khiến não bộ đưa canxi từ xương của mẹ cung cấp cho thai nhi. Vì thế mẹ bầu bị giảm mật độ xương, xốp xương làm khả năng nâng đỡ cơ thể suy giảm, các khối cơ bị tăng áp lực gây hiện tượng chuột rút khi mang thai.

7 nguyên nhân gây chuột rút khi mang thai mẹ cần biết

Bổ sung đủ canxi khi mang thai rất cần thiết với mẹ bầu

2. Kích thước tử cung tăng cao khiến tĩnh mạch chủ bị chèn ép, máu không thể chảy về tim, bị ứ trệ ở các chi dưới gây co cơ.

3. Cơ thể mẹ bầu trở nên nặng nề, công kềnh, tạo ra nhiều áp lực cho cơ bắp dưới chân.

4. Kích thước tử cung mỗi ngày một tăng khiến áp lực đối với các mạch máu chính tăng lên. Tuần hoàn máu từ chân đến tim và các dây thần kinh từ tủy sống đến chân đều bị ảnh hưởng khiến mẹ bầu bị chuột rút ở chân. Ngoài ra các tĩnh mạch vận chuyển máu đến tử cung cũng bị chèn ép khiến bà bầu cảm thấy khó chịu, nặng nề.

5. Không uống đủ nước: Thiếu nước khiến mẹ bầu bị rối loạn điện giải gây chuột rút.

6. Thiếu chất điện giải: Thiếu kali, natri, magie,… trong thực đơn hàng ngày cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị chuột rút khi mang thai.

7. Vận động mạnh, di chuyển quá nhiều, giữ nguyên tư thế trong thời gian dài hoặc đột ngột thay đổi tư thế cũng khiến mẹ bầu bị chuột rút.

Những dấu hiệu chuột rút nguy hiểm bà bầu cần lưu ý

Thông thường chuột rút không gây nguy hiểm cho thai kỳ nhưng một số hiện tượng chuột rút lại có thể là báo động nguy hiểm. Vì thế mẹ bầu cần cảnh giác với những dấu hiệu chuột rút sau đây:

  • Có nhiều hơn 6 cơn co thắt chỉ trong vòng 1 giờ.
  • Các cơn đau không giảm dần, xuất hiện cùng với các cơn chóng mặt, choáng váng, xuất huyết,… có thể là dấu hiệu của mang thai ngoài tử cung. Xuất huyết âm đạo còn có thể là dấu hiệu của nhau tiền đạo hoặc sảy thai.
  • Mẹ bầu có tiền sử sinh non, sảy thai, cổ tử cung ngắn hoặc chửa ngoài dạ con cần thận trọng với mọi cơn co thắt xảy ra dồn dập.
  • Mẹ bầu bị chuột rút kèm sốt, buồn nôn, đau dữ dội có thể đã bị đau ruột thừa hoặc sỏi túi mật, sỏi thận.

7 nguyên nhân gây chuột rút khi mang thai mẹ cần biết

Mẹ bầu có tiền sử sinh non, sảy thai, cổ tử cung ngắn hoặc chửa ngoài dạ con cần thận trọng khi bị chuột rút

Cách phòng ngừa hiện tượng chuột rút khi mang thai

Để phòng ngừa hiện tượng chuột rút khi mang thai mẹ bầu có thể áp dụng những phương pháp sau đây:

  • Bổ sung đủ canxi bằng thực phẩm và viên uống canxi cho bà bầu. Mẹ bầu cần bắt đầu uống viên canxi từ tháng thứ 4 của thai kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Không đứng hoặc ngồi quá lâu, tranh thủ co duỗi bắp chân trong giờ làm việc, đi lại nhẹ nhàng sau giờ làm việc.
  • Không lao động nặng nhọc, chỉ làm những việc nhẹ nhàng, điều độ.
  • Thực hiện các bài rèn luyện thể chất phù hợp như yoga, bơi lội, đi bộ, đạp xe,… để tăng cường trao đổi chất và tuần hoàn máu trong cơ thể bà bầu.
  • Massage cơ thể, xoa bóp chân, tay nhẹ nhàng, đặc biệt là khu vực đùi, bắp chân, bàn chân, ngón chân để tăng cường lưu thông máu. Mẹ bầu có thể massage, xoa bóp vào mọi thời điểm trong ngày nhưng nếu thực hiện vào buổi tối và trước khi đi ngủ sẽ giúp giảm chuột rút ban đêm hiệu quả, giúp mẹ bầu có giấc ngủ ngon.
  • Khi ngủ nên gác cao chân trên gối mềm, nằm nghiêng về bên trái để máu lưu thông khắp cơ thể dễ dàng, đặc biệt là khu vực bắp chân.

7 nguyên nhân gây chuột rút khi mang thai mẹ cần biết

Khi ngủ nên gác cao chân trên gối mềm, nằm nghiêng về bên trái để máu lưu thông khắp cơ thể

Trên đây là những nguyên nhân gây chuột rút khi mang thai mẹ bầu cần biết để có thể chủ động ngăn ngừa chuột rút, giảm sự khó chịu, đau đớn cho cơ thể. Vì chuột rút xảy ra phổ biến vào ban đêm nên nhờ đó mẹ bầu cũng được đảm bảo giấc ngủ, nâng cao sức khỏe thai kỳ.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn