Trang chủ » Tìm hiểu nguyên nhân bà bầu bị nghén trong thai kì

Tìm hiểu nguyên nhân bà bầu bị nghén trong thai kì

(22/01/2023)

Tìm hiểu nguyên nhân bà bầu bị nghén trong thai kì để có thể giúp giảm mức độ ốm nghén. Nhờ đó bà bầu có thể khởi đầu thai kỳ một cách dễ chịu, mang lại sự thoải mái, lạc quan cho bà bầu trong suốt thai kỳ.

5 (100%) 1 vote

Triệu chứng thai nghén ở bà bầu

Bà bầu bị thai nghén thường có những triệu chứng sau đây:

  • Thai nghén có thể xuất hiện vào mọi thời điểm trong ngày nếu tiếp xúc với những yếu tố gây kích thích như mùi vị của món ăn, mĩ phẩm, quần áp,… khiến bà bầu buồn nôn và bị nôn.
  • Bà bầu đột ngột thay đổi khẩu vị gây chán ăn, ăn không ngon miệng hoặc đặc biệt thích ăn một vài món ăn nào đó. có thể có vị ngọt, vị mặn hoặc vị chua,… Thậm chí một số bà bầu còn thèm ăn gạch non, phấn, cát,… là những thứ không phải thức ăn, có thể gây hại cho dạ dày, được tiêu hóa.
  • Thường xuyên cảm thấy đau đầu, chóng mặt, hoa mắt hoặc thậm chí cảm thấy mệt mỏi, thiếu hụt năng lượng để hoàn thành công việc và thực hiện sinh hoạt hàng ngày.

Phần lớn bà bầu sẽ tự hết thai nghén sau 3 tháng đầu mang thai và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ. Tuy nhiên có những bà bầu bị nghén nặng, đau bụng, đau đầu, sốt cao thường xuyên nôn và bị nôn, không thể ăn hoặc chỉ ăn được rất ít khiến cân nặng sụt giảm, mất nước, rối loạn điện giải. Tình trạng thai nghén nặng rất nghiêm trọng, có thể khiến sức khỏe bà bầu suy giảm, thai nhi không có đủ dinh dưỡng để phát triển toàn diện và làm tăng nguy cơ sảy thai, thai lưu, sinh non.

Tìm hiểu nguyên nhân bà bầu bị nghén trong thai kì

Bà bầu thai nghén thường có cảm giác giác buồn nôn và bị nôn

Tìm hiểu nguyên nhân bà bầu bị nghén trong thai kì

Cho đến nay các bác sĩ, nhà khoa học vẫn chưa có công bố chính thức về nguyên nhân khiến bà bầu bị thai nghén. Có đến 85% bà bầu bị thai nghén với nhiều mức độ khác nhau trong 3 tháng đầu thai kỳ và các chuyên gia cũng có một số giả thuyết về nguyên nhân hiện tượng thai nghén xuất hiện.

Tìm hiểu nguyên nhân bà bầu bị nghén trong thai kì

Giả thuyết về một số nguyên nhân bà bầu bị nghén trong thai kì gồm có:

  • Nguyên nhân chủ yếu khiến bà bầu bị thai nghén là do sự gia tăng sản xuất hormone HCG, estrogen và thyroxine  khiến bà bầu bị ốm nghén.
  • 3 tháng đầu thai kỳ cũng là thời điểm hormone progesterone được sản xuất nhiều nhất khiến các cơ của hệ tiêu hóa bị giãn ra, đẩy thức ăn từ đường ruột lên thực quản gây nôn.
  • Nồng độ progesterone tăng lên cũng khiến vị giác thay đổi, bà bầu đột nhiên có một vài sở thích ăn uống khác thường.

Tìm hiểu nguyên nhân bà bầu bị nghén trong thai kì

Bà bầu bị ốm nghén trong 3 tháng đầu thai kỳ do sự thay đổi mạnh mẽ ở tuyến nội tiết do nồng độ một số hormone sinh dục tăng cao

Những yếu tố làm gia tăng thai nghén ở bà bầu

Bên cạnh những nguyên nhân bà bầu bị nghén đã nêu ở bên trên còn có một số yếu tố tỉ lệ và mức độ thai nghén gia tăng. Cụ thể bao gồm:

  • Bà bầu mang thai lần đầu
  • Bà bầu mang đa thai
  • Yếu tố di truyền: Mẹ bị ốm nghén con gái cũng có tỉ lệ ốm nghén khi mang thai rất cao
  • Bà bầu có cơ địa, dây thần kinh mẫn cảm với mùi vị thức ăn
  • Bà bầu ăn uống thất thường
  • Những người quá gầy
  • Những người bị ốm nghén trong những lần mang thai trước đó
  • Người mắc bệnh nguyên bào nuôi do sự gia tăng tế bào trong tử cung

Cách cải thiện tình trạng thai nghén cho bà bầu

Thai nghén là hiện tượng sinh lý tự nhiên trong thai kỳ và hầu như không gây ảnh hưởng tới sức khỏe bà bầu hay sự phát triển của thai nhi. Tùy vào mức độ ốm nghén của mỗi người chúng ta sẽ có sự điều chỉnh phương pháp khắc phục ốm nghén phù hợp.

Prenalen hỗ trợ tăng sức đề kháng cho bà bầu

TPBVSK Prenalen hỗ trợ tăng sức đề kháng cho bà bầu

Hướng dẫn cách khắc phục thai nghén giúp bà bầu có thể vượt qua giai đoạn ốm nghén dễ dàng hơn:

  • Có biện pháp tăng cường đề kháng cho bà bầu phù hợp: kết hợp chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi và vận động khoa học với việc sử dụng các sản phẩm thảo dược tăng cường sức đề kháng chuyên biệt cho bà bầu.
  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng: Mẹ bầu bị ốm nghén nên chia thức ăn thành 3 bữa chính và 2 – 3 bữa phụ mỗi ngày để không bị quá no hay quá đói đều gây khó chịu, buồn nôn. Trước khi đi ngủ nên ăn 1 bữa nhẹ để dạ dày không bị rỗng và giảm mức độ nghén vào buổi sáng thức dậy. Nên ăn nhiều thực phẩm giàu sắt như thịt bò, hải sản, trứng, rau có lá màu xanh đậm, ngũ cốc nguyên cám, bánh mì nước, các loại hạt và quả hạch, chuối, táo, cam,… Đồng thời hạn chế ăn các món quá mặn, nhiều dầu mỡ, các món cay hay các món có mùi vị mạnh hay rượu, bia, đồ uống có ga, cà phê,…
  • Dùng gừng khi nấu ăn: Khi chế biến món ăn cho bà bầu bị ốm nghén có thể sử dụng gừng làm gia vị để món ăn có hương vị thơm ngon hơn. Đồng thời gừng cũng giúp làm giảm cảm giác buồn nôn rất hiệu quả.
  • Sử dụng chanh có thể giảm buồn nôn rất hiệu quả. Bà bầu có thể uống 1 ly nước chanh hay ngửi vò chanh đều đẩy lùi cảm giác buồn nôn nhanh chóng.
  • Tập thể dục để nâng cao sức khỏe, tăng cường trao đổi chất, giúp tinh thần thư giãn và giảm ốm nghén hiệu quả.
  • Nghỉ ngơi, thư giãn: Mẹ bầu cần được nghỉ ngơi nhiều hơn, làm công việc nhẹ nhàng, thời gian ngủ 7 – 10h/ngày trong đó có khoảng 7 – 8h ngủ vào ban đêm và 15 – 30 phút ngủ trưa để bổ sung năng lượng và thư giãn tinh thần, giảm ốm nghén.

Trên đây là những nguyên nhân bà bầu bị nghén và cách giảm nghén cho bà bầu khỏe mạnh, dễ chịu hơn khi mang thai. Những bà bầu có tình trạng ốm nghén nặng, nôn liên tục và không ăn được cần đi khám để bác sĩ hướng dẫn cách cải thiện ốm nghén, tránh bị mất nước, suy nhược cơ thể, không bổ sung đủ dinh dưỡng làm ảnh hưởng sức khỏe bà bầu và thai nhi.,

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn