Trang chủ » Mang thai 12 tuần vẫn nghén có sao không?

Mang thai 12 tuần vẫn nghén có sao không?

(12/07/2022)

Ốm nghén khiến mẹ bầu mệt mỏi, khó chịu do thường xuyên nôn ói lại không thể ăn được nhiều loại thực phẩm, thậm chí là cả những món ăn trước khi mang thai từng rất ưa thích. Mang thai 12 tuần vẫn nghén có sao không?

4.6 (91.43%) 7 votes

Ốm nghén khi mang thai

Ốm nghén là hiện tượng thường gặp ở bà bầu 3 tháng đầu (1 – 13 tuần) với những triệu chứng phổ biến như khó chịu, đầy hơi, mất ngủ, chán ăn, buồn nôn và bị nôn,… xảy ra tại mọi thời điểm trong ngày. Mỗi thai phụ sẽ có triệu chứng và thời điểm bị ốm nghén khác nhau.

Theo thống kê có khoảng 70% thai phụ bị ốm nghén trong tuần thứ 4 đến tuần thứ 12 của thai kỳ, 10% thai phụ bị ốm nghén đến tuần 16, một số thai phụ còn có thể ốm nghén trong toàn bộ thai kỳ.

Mang thai 12 tuần vẫn nghén có sao không?

Ốm nghén là hiện tượng thường gặp ở bà bầu 3 tháng đầu với các triệu chứng khó chịu, đầy hơi, mất ngủ, chán ăn, buồn nôn và bị nôn,…

Căn cứ vào mức độ của các triệu chứng người ta chia ốm nghén thành 2 loại gồm:

  • Ốm nghén thông thường: Chiếm khoảng 80% thai phụ với các biểu hiện như thường xuyên cảm thấy mệt mỏi do nôn ói. Mức độ nôn ói không quá dữ dội, tần suất không cao, vẫn còn giữ lại được thức ăn trong dạ dày và thai phụ không bị giảm cân, cơ thể ít thay đổi và giảm nôn ói dần khi đến tuần 12.
  • Ốm nghén nặng: Chiếm khoảng 1 – 1.5% thai phụ với các biểu hiện như thường xuyên nôn ói nghiêm trọng khiến thức ăn bị tống hết ra ngoài, chán ăn, dị ứng gây buồn nôn với nhiều loại thực phẩm, thai phụ bị giảm cân, cơ thể suy nhược, chóng mặt,… Thậm chí còn có thể khiến bà bầu bị mất nước và rối loạn điện giải, nguy hiểm với sức khỏe bà mẹ và thai nhi.

Mang thai 12 tuần vẫn nghén có sao không?

Mang thai 12 tuần vẫn nghén có sao không?

Ốm nghén xuất hiện trong 3 tháng đầu thai kỳ, vì thế mang thai 12 tuần vẫn nghén là hiện tượng hoàn toàn bình thường, mẹ bầu không nên lo lắng. Một số mẹ bầu còn bị ốm nghén đến tận tuần thai thứ 16 và một số rất ít thai phụ bị ốm nghén trong cả thai kỳ.

Tuy nhiên nếu bạn bị nôn ói không quá dữ dội, sức khỏe không giảm sút, cân nặng tăng trưởng theo đúng lộ trình tiêu chuẩn của WHO, thì tình trạng ốm nghén sau tuần 16 hay ốm nghén toàn bộ thai kỳ cũng không gây ảnh hưởng đến sức khỏe bà bầu và thai nhi. Nhưng nếu mẹ bầu ốm nghén sau tuần 16 với biểu hiện nôn trớ liên tục, giảm cân,… thì cần đi khám sản khoa ngay để bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân, theo dõi diễn biến thai kỳ và can thiệp kịp thời khi cần thiết.

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh, ốm nghén khi mang thai là cần thiết và là dấu hiệu thai 12 tuần khỏe mạnh. Kết quả nghiên cứu trên những triệu chứng trong những tuần đầu tiên khi mang thai của Tiến sĩ Stefanie N. Hinkle đã cho thấy bà bầu bị ốm nghén có tỉ lệ sảy thai thấp hơn bà bầu không bị ốm nghén khoảng 50 – 70%. Và nghiên cứu cũng đã chỉ ra có mối liên hệ mật thiết giữa buồn nôn, bị nôn và tỉ lệ sảy thai của các bà bầu.

Mang thai 12 tuần vẫn nghén có sao không?

Bà bầu 12 tuần bị ốm nghén, không nôn dữ dội, không bị giảm cân là hiện tượng bình thường trong thai kỳ

Nguyên nhân khiến bà bầu 12 tuần bị nghén

Một số nguyên nhân khiến bà bầu mang thai 12 tuần vẫn nghén như:

  • Ăn uống thất thường
  • Hệ thần kinh trở nên nhạy cảm với các loại mùi vị
  • Mẹ của thai phụ cũng từng bị ốm nghén nghiêm trọng
  • Mang thai lần đầu
  • Mang song thai hoặc đa thai
  • Cơ thể quá gầy
  • Mắc bệnh nguyên bào nuôi do tử cung có số lượng tế bào gia tăng đột ngột

Mang thai 12 tuần bị ốm nghén mẹ nên làm gì?

Để kiểm soát cơn nghén khi mang thai 12 tuần bà bầu có thể áp dụng những cách sau đây:

a/ Thay đổi chế độ ăn uống

  • Chia nhỏ thức ăn thành 5 – 6 bữa/ngày và không nên ăn quá no
  • Khi buồn nôn hoặc sau các bữa ăn bà bầu có thể ngậm một lát gừng mỏng hay 1 cái kẹo gừng
  • Không nên thường xuyên ăn thức ăn hoặc sử dụng gia vị có mùi
  • Bổ sung canxi cho bà bầu từ tháng thứ mấy? Tuần 12, mẹ nên bắt đầu chế độ ăn giàu canxi kết hợp với việc uống viên canxi hàng ngày.
  • Uống đủ 2.0 – 25.l nước mỗi ngày, bên cạnh nước lọc mẹ bầu có thể uống một chút nước chanh tươi, nước ép trái cây tươi để cảm thấy dễ chịu, ít buồn nôn, bị nôn hơn.
  • Có thể ăn một chút hạt hay bánh quy trước khi ra khỏi giường, đánh răng mỗi buổi sáng để dạ dày không bị rỗng, thừa axit dạ dày gây buồn nôn.
  • Ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi để tăng cường bổ sung vitamin, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Một số thực phẩm cung cấp sắt, canxi, DHA như thịt bò, cá hồi, tôm, cua, sữa và chế phẩm của sữa, các loại hạt và quả hạch, rau có lá màu xanh đậm, ngũ cốc nguyên cám,… cũng cần được đưa vào thực đơn hàng ngày để đáp ứng nhu cầu của bà mẹ và thai nhi.
  • Không nên để bụng đói và không đi nằm ngay sau khi ăn.
  • Hạn chế ăn các món cay, nóng, nhiều dầu mỡ, rượu, bia, cà phê là những thực phẩm có thể khiến bà bầu ốm nghen nghiêm trọng hơn.

bổ sung canxi cho bà bầu từ tháng thứ mấy

Mẹ bầu nên uống viên canxi từ tuần 12 của thai kì

b/ Tập luyện phù hợp

Tập thể dục thể thao là cách giúp mẹ bầu nâng cao sức khỏe, cảm thấy vui vẻ, thoải mái hơn, giảm ốm nghén hiệu quả. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho thai nhi, mẹ bầu chỉ nên luyện tập nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga dành cho bà bầu, bơi lội, đạp xe,…

c/ Sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ

Ốm nghén khiến bà bầu bị nôn mửa dữ dội, thường xuyên có thể gây mất nước và rối loạn điện giải. Ngoài uống nước điện giải mẹ bầu cũng có thể uống một số loại thuốc giảm nôn nghén khi có chỉ định của bác sĩ như vitamin B6, Metoclopramide,… Bên cạnh đó, các vi chất thiết yếu với thai kỳ như sắt và canxi, DHA, axit folic,… mẹ cũng không nên quên mà cần có kế hoạch bổ sung phù hợp.

d/ Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ

Tâm trạng vui vẻ, thoải mái rất quan trọng với bà bầu. Thai phụ cần được nghỉ ngơi nhiều hơn, thư giãn theo sở thích, hạn chế lo lắng, căng thẳng để giảm ốm nghén.

Bà bầu mang thai 12 tuần vẫn nghén là hiện tượng bình thường, một số bà bầu sẽ hết ốm nghén sau tuần thứ 16 nhưng một số mẹ bầu có thể bị ốm nghén trong suốt thai kỳ. Nếu vẫn tăng cân bình thường, nôn nghén không quá dữ dội mẹ bầu không nên quá lo lắng nhưng nếu mẹ bầu không tăng cân đúng lộ trình, nôn nghén dữ dội thì cần đi khám để bác sĩ theo dõi sức khỏe thai kỳ và hướng dẫn cách giảm ốm nghén hiệu quả.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn