(16/03/2018)
Bên cạnh sắt và canxi, axit folic cũng là dưỡng chất đóng vai trò quan trọng cho sức khỏe bà bầu cũng như sự phát triển toàn diện của em bé. Vậy thực phẩm giàu axit folic cho bà bầu là những loại nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây mẹ nhé!
Mẹ có biết ở Việt Nam tỉ lệ thai dị tật chiếm 3%, trong số đó 70% dị tật thai nhi xuất phát từ chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khi mang thai. Folate hay axit folic là khoáng chất quan trọng có tác dụng ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh và tủy sống. Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ rằng nếu phụ nữ mang thai bổ sung đầy đủ lượng axit folic khuyến cáo trước và trong thai kỳ thì có thể giúp hạn chế được lên tới 70% nguy cơ bé yêu mắc phải các dị tật bẩm sinh.
Axit folic dưới dạng tổng hợp có tác dụng ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh và tủy sống
Bên cạnh đó, axit folic là một trong những vitamin B rất cần thiết cho sự phát triển, phân chia tế bào và sự hình thành của tế bào máu. Các mẹ bầu nếu thiếu axit folic quá nhiều có thể gây hiện tượng sảy thai, sinh non hoặc các bệnh có liên quan đến rối loạn dây thần kinh như bệnh nứt đốt sống, bé sinh ra thiếu một phần não.
Acid folic có nhiều trong rau lá xanh như: súp lơ xanh, cải làn; trong các loại hạt như: đỗ tương, đỗ đỏ, đỗ đen và các loại hoa quả và nước hoa quả thuộc họ cam quýt. Đặc biệt, acid folic có nhiều trong gan gia súc và gia cầm… Chỉ cần kết hợp hài hòa sản phẩm tự nhiên nêu trên, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh tình trạng thiếu hụt acid folic cho cơ thể.
Các loại hạt dinh dưỡng như hạt hướng dương, hạt hạnh nhân, óc chó, macca, đậu phộng… không chỉ chứa lượng omega 3 cực khủng mà còn chứa nhiều folate. Chỉ cần 1 cốc các loại hạt có thể giúp mẹ bổ sung tới 300 mcg Folate.
Chỉ cần 1 cốc các loại hạt có thể cung cấp tới 300 mcg Folate
Hạt hướng dương: ¼ chén = 82 mcg folate ( 21% nhu cầu mỗi ngày)
Hạt hạnh nhân: 1 chén = 46 mcg
Đậu phộng: ¼ chén = 88 mcg folate ( 22 %)
Đây cũng là một loại thực phẩm có lượng axit folic thuộc dạng cao nhất trong thế giới thực vật. Một bát măng tây nấu chín có khoảng 79mcg axit folic. Phụ nữ đang thời kỳ mang thai nên dùng măng tây thường xuyên vì chất acid folic trong măng tây rất tốt cho sự phát triển của bé. Bên cạnh đó, măng tây cũng giúp mẹ có nguồn sữa dồi dào để nuôi bé.
Măng tây có lượng axit folic thuộc dạng cao nhất trong thế giới thực vật
Bên cạnh đó, măng tây còn chứa nhiều chất xơ, rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Các mẹ có thể tìm hiểu để chế biến nhiều món ăn ngon từ măng tây để bổ sung và thực đơn hàng ngày của bé.
Một cốc nước ép cà chua có 48mcg axit folic. Ngoài ra, cà chua là loại quả giàu vitamin, chất xơ và chất chống ôxy hóa. Nước ép cà chua còn giúp cơ thể hấp thu sắt tối đa, nhất là khi bạn đang dùng viên bổ sung sắt. Nếu nước ép cà chua không phải món ăn ưa thích của mẹ thì một bát soup cà chua được xem là thay thế hoàn hảo.
Cà chua là loại quả giàu vitamin, chất xơ và chất chống ôxy hóa
Cà chua cũng có lợi cho bữa ăn dặm của bé. Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý không nên cho bé ăn cà chua trước khi bé được khoảng 10 tháng tuổi vì lượng axit có trong cà chua sẽ làm yếu dạ dày non nớt của bé.
Các loại rau họ bông cải thường được đánh giá là giàu vitamin C nhưng nó cũng chứa nhiều axit folic. Súp lơ có thể nói là giàu dinh dưỡng bậc nhất trong họ thực vật có khả năng chống oxy hóa và phòng ngừa một số bệnh ung thư.
Trong nửa bát súp lơ chín có đến 50mg axit folic
Trong nửa bát súp lơ chín có đến 50mg axit folic. Ngoài ra, cũng như các loại ra khác, súp lơ cũng là loại rau chứa rất nhiều chất xơ có thể giúp mẹ bầu ngăn ngừa táo bón.
Rau bina đứng thứ ba trong danh sách các thực phẩm giàu axit folic. Mỗi nửa bát rau bina sẽ cung cấp 100mg foltate. Ngoài ra, loại rau này còn có các dưỡng chất khác như: lutein và beta carotene, đây là hai dưỡng chất giúp cơ thể chống lại các triệu chứng ung thư.
Rau bina là một trong những loại rau lành mạnh và thích hợp nhất để các mẹ bầu ăn nhiều.
Thực phẩm làm từ ngũ cốc như bánh mì, mì ống, ngũ cốc… ăn sáng là nguồn cung cấp axit folic dồi dào. Các bác sĩ dinh dưỡng khuyên mẹ bầu khi sử dụng các sản phẩm được bổ sung axit folic, cố gắng ăn cùng một loại thức ăn giàu folate (như súp lơ xanh hoặc thêm rau lá xanh sậm vào bánh sandwich) để lượng axit folic hấp thu vào cơ thể được nhiều hơn.
Thực phẩm làm từ ngũ cốc như mì ống, bánh mì, ngũ cốc ăn sáng rất giàu axit folic.
Hầu hết các loại ngũ cốc đều cung cấp một hàm lượng đáng kể axit folic, trung bình một chén ngũ cốc có chứa khoảng 100 đến 400 mg axit folic. Do các loại ngũ cốc khác nhau có chứa hàm lượng axit folic khác nhau nên khi chọn mua ngũ cốc, các bà mẹ tương lai nên chú ý tỷ lệ hàm lượng axit folic trong đó để chọn được loại có tỷ lệ phần trăm chất dinh dưỡng này cao nhất. Mẹ cũng nên chú ý chọn loại ngũ cốc có chứa thành phần chất xơ và ít đường.
Bên cạnh việc bổ sung axit folic, mẹ cũng cần bổ sung Sắt FERROCHEL ở dạng axit amin Chelate Albion có khả năng hấp thụ cao, giúp giảm triệu chứng thiếu máu do thiếu sắt. Nghiên cứu so sánh cho thấy Ferrochel có khả năng sinh khả dụng CAO NHẤT so với 14 dạng sắt khác của sắt trên thị trường. 100% các khoáng chất trong Ferrochel không phản ứng ở môi trường axit của dạ dày và được hấp thụ tối đa tại ruột non. Vậy nên mẹ bầu bổ sung sắt Ferrochel sẽ không lo hại dạ dày, hay bị táo bón, lắng cặn thận.
Chúc mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh!