Trang chủ » Thiếu máu nên uống thuốc gì?

Thiếu máu nên uống thuốc gì?

(12/09/2023)

Có nhiều loại thiếu máu. Tất cả đều có nguyên nhân và cách điều trị khác nhau. Một số loại thiếu máu có thể phản ánh tình trạng bệnh lý nghiêm trọng. Cùng đọc bài viết sau để biết thiếu máu nên uống thuốc gì?

Rate this post

Nguyên nhân gây bệnh thiếu máu

Các loại thiếu máu khác nhau có những nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

  • Thiếu máu do thiếu sắt

Thiếu máu thiếu sắt là trường hợp thiếu máu phổ biến nhất. Sắt là thành phần chính để tạo ra hemoglobin. Nếu không có đủ sắt, cơ thể không thể đáp ứng đủ hemoglobin cho các tế bào hồng cầu. Thiếu máu thiếu sắt xảy ra nhiều nhất ở nhiều phụ nữ mang thai. Ngoài ra một số trường hợp mất máu thụ động cũng gây ra thiếu máu thiếu sắt, chẳng hạn như chảy máu kinh nhiều, loét, ung thư và thường xuyên sử dụng một số loại thuốc giảm đau không kê đơn, đặc biệt là aspirin, có thể gây viêm niêm mạc dạ dày dẫn đến mất máu.

  • Thiếu máu do thiếu vitamin

Bên cạnh sắt, cơ thể cũng cần axit folic và vitamin B12 để sản xuất tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Chế độ ăn uống thiếu các chất dinh dưỡng quan trọng này có thể làm giảm sản xuất hồng cầu. Ngoài ra, một số người nạp đủ vitamin B12 nhưng không thể hấp thụ vitamin. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu máu do thiếu vitamin, còn được gọi là thiếu máu ác tính.

Thiếu máu nên uống thuốc gì?

 

Bên cạnh sắt, cơ thể cũng cần axit folic và vitamin B12 để sản xuất đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh

  • Thiếu máu không tái tạo (thiếu máu bất sản)

Bệnh thiếu máu này khá hiếm gặp, đe dọa đến tính mạng. Tình trạng này xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ tế bào hồng cầu. Nguyên nhân của thiếu máu bất sản bao gồm nhiễm trùng, sử dụng một số loại thuốc, bệnh tự miễn dịch và tiếp xúc với hóa chất độc hại.

  • Thiếu máu hồng cầu hình liềm

Thiếu máu hồng cầu hình liềm (hay thiếu máu huyết tán) là tình trạng di truyền và đôi khi trở nên nghiêm trọng. Nguyên nhân là do một dạng hemoglobin bị khiếm khuyết buộc các tế bào hồng cầu phải có hình dạng hình lưỡi liềm (hình liềm) bất thường. Các tế bào máu không đều này chết sớm, dẫn đến tình trạng thiếu hồng cầu mãn tính.

Thiếu máu nên uống thuốc gì?

Các tế bào máu hình liềm chết sớm, dẫn đến tình trạng thiếu hồng cầu mãn tính

  • Chứng thiếu máu liên quan đến bệnh tủy xương

Bệnh bạch cầu và bệnh xơ tủy là các bệnh có thể gây thiếu máu do ảnh hưởng đến quá trình sản xuất máu của bạn. Ảnh hưởng của các loại ung thư và các rối loạn khác nhau, có thể gây thiếu máu từ nhẹ đến mức đe dọa tính mạng.

  • Chứng thiếu máu do tan máu

 Nhóm bệnh thiếu máu này phát triển khi các tế bào hồng cầu bị phá hủy nhanh hơn so với khả năng tủy xương sản xuất để có thể thay thế chúng. Một số bệnh về máu làm tăng quá trình phá hủy hồng cầu. Bạn có thể bị di truyền bệnh thiếu máu huyết tán, hoặc có thể phát triển bệnh về sau này.

Thiếu máu nên uống thuốc gì?

Nhiều loại thiếu máu không có phương pháp chữa trị. Tuy nhiên, bạn có thể điều trị thiếu máu do thiếu sắt và thiếu máu do thiếu vitamin bằng cách uống bổ sung một số loại vitamin và khoáng chất.

 

Thiếu máu nên uống thuốc gì?

Thiếu máu nên uống thuốc gì?

  • Thiếu máu nên uống thuốc sắt hoặc viên sắt:  Thông thường, người thiếu máu có thể chủ động bổ sung thực phẩm giàu chất sắt bao gồm thịt bò và các loại thịt khác, đậu, rau lá xanh đậm. Tuy nhiên, lượng sắt từ thực phẩm không đủ đáp ứng cho nhu cầu dự trữ máu của một số trường hợp có nguy cơ thiếu máu cao như: phụ nữ mang thai, người mới phẫu thuật,… Do vậy, bác sĩ thường sẽ khuyên người bệnh dùng thêm viên uống bổ sung sắt để việc bổ sung được nhanh chóng và hiệu quả hơn
  • Bổ sung axit folic: Axit folic và dạng tổng hợp của nó có thể được tìm thấy trong trái cây và nước ép trái cây, rau lá xanh đậm, đậu phộng và các sản phẩm ngũ cốc giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, nguy cơ thiếu gây thiếu máu khá cao, bởi axit folic có trong thực phẩm dễ bị phân hủy bởi nhiệt độ khi nấu nướng. Bởi vậy, uống bổ sung axit folic là cần thiết trong quá trình điều trị thiếu máu.
  • Vitamin B12: Đối với những trường hợp khó dung nạp vitamin B12 từ thực phẩm dẫn tới thiếu hụt, bạn sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc bổ sung.
  • Vitamin C: Một chất dinh dưỡng vô cùng quan trọng hỗ trợ hấp thu sắt tối ưu mà người thiếu máu thường không chú ý đến, đó chính là vitamin C. Thực chất, thực phẩm giàu vitamin C  rất dễ dàng được tìm thấy trong tự nhiên, từ các loại trái cây và nước trái cây họ cam quýt, ớt, bông cải xanh. Bác sĩ cũng có thể giúp bạn lựa chọn những viên sắt có bổ sung sẵn thành phần vitamin C để tăng hiệu quả hấp thu.

 

Thiếu máu nên uống thuốc gì?

Thiếu máu do thiếu sắt hoặc thiếu vitamin có thể bổ sung viên sắt với thành phần phù hợp 

 Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị thiếu máu

Khi uống thuốc điều trị thiếu máu cần uống đúng cách và tuân thủ những lưu ý sau đây nhé!

  • Lựa chọn những thuốc điều trị thiếu máu phù hợp. Nếu dùng viên uống bổ sung sắt cần chọn loại có thành phần sắt hữu cơ để dễ hấp thu và không gây tác dụng phụ.
  • Không uống thuốc điều trị thiếu máu cùng lúc với canxi hoặc thực phẩm giàu canxi. Bởi canxi có thể cản trở sắt, axit folic hấp thu vào cơ thể từ đó cản trở quá trình điều trị thiếu máu.
  • Khi uống thuốc sắt đúng cách nên uống thêm vitamin C để sắt dễ được hấp thu sắt vào cơ thể, cải thiện thiếu máu tốt hơn. Nên ăn nhiều rau tươi, quả chín có nhiều vitamin C. Sau khi dùng thuốc phục hồi đủ sắt thì ngừng thuốc, mà chỉ duy trì bằng chế độ ăn giàu chất sắt, protein và vitamin.
  • Mặt khác, nên uống thuốc điều trị thiếu máu với nhiều nước lọc, không nên uống nhiều nước trà và quả xanh có nhiều tanin vì sẽ ức chế hấp thu sắt, axit folic…
  • Bà bầu khi mang thai nên uống các loại thuốc sắt cho bà bầu với lượng phù hợp để ngăn ngừa và cải thiện thiếu máu do thiếu sắt.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về nguyên nhân thiếu máu cũng như trả lời cho câu hỏi “Thiếu máu nên uống thuốc gì?”. Chúc bạn sớm tìm được phương pháp điều trị thiếu máu phù hợp, sức khỏe được cải thiện tốt hơn.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn