Trang chủ » Sinh mổ bao lâu thì được chườm nóng?

Sinh mổ bao lâu thì được chườm nóng?

(15/04/2024)

Sinh mổ bao lâu thì được chườm nóng nhằm giảm mỡ bụng, làm mờ vết rạn da giúp mẹ bỉm nhanh chóng lấy lại vóc dáng và sự tự tin sau khi sinh nở? Hướng dẫn sản phụ chọn thời điểm chườm nóng bụng an toàn, có hiệu quả cao.

5 (100%) 2 votes

Vấn đề sức khỏe và khả năng hồi phục của mẹ sau sinh, đặc biệt là mẹ sau sinh mổ, rất được quan tâm. Do đó, chế độ dinh dưỡng, phương pháp bổ sung vitamin và khoáng chất, uống canxi không nên ăn gì,… đều được các sản phụ quan tâm. Cùng với đó các phương pháp lấy lại vóc dáng quan sau sinh như chườm nóng, xông hơi, massage,… cũng là chủ đề được các sản phụ đặc biệt quan tâm. Mẹ sinh mổ có thời gian hồi phục sức khỏe lâu hơn, cũng chậm được sử dụng các phương pháp tập luyện để nâng cao sức khỏe, phục hồi vóc dáng hơn mẹ sinh thường. Vậy mẹ sinh mổ bao lâu thì được chườm nóng?

Tác dụng của chườm nóng sau sinh

Chườm nóng là một biện pháp giảm đau, thư giãn cơ và có nhiều công dụng khác với sức khỏe. Để chườm nóng bạn chỉ cần có một túi chườm bên trong có chứa nước hoặc các loại thảo dược đã được làm nóng rồi chườm lên bụng. Đây cũng là một phương pháp dân gian thường được các bà mẹ sau sinh sử dụng để giúp loại bỏ bớt mỡ bụng, làm mờ các vết rạn da xuất hiện khi mang thai.

Sinh mổ bao lâu thì được chườm nóng?

Chườm nóng là một phương pháp dân gian thường được các bà mẹ sau sinh sử dụng để giúp loại bỏ bớt mỡ bụng, làm mờ các vết rạn da

Những tác dụng của chườm nóng đối với sức khỏe gồm có:

  • Làm giãn mạch máu giúp tăng cường tuần hoàn máu, tăng khả năng hình thành cơ.
  • Giảm đau cho các mô mềm nhờ khả năng cải thiện tình trạng co cứng cơ, tăng khả năng đàn hồi cho các mô liên kết.
  • Kích thích tiêu hóa, tăng cường hoạt động của dạ dày, ruột non, cải thiện tình trạng đầy bụng, chướng hơi, ăn lâu tiêu,…
  • Cải thiện các vấn đề ở hệ tiêu hóa – tiết niệu như táo bón, tiêu chảy, rối loạn đường tiết niệu

Sinh mổ bao lâu thì được chườm nóng?

Theo các chuyên gia sản phụ khoa, mẹ sinh mổ nên chườm nóng sau sinh khoảng 3 tháng để tử cung có thời gian phục hồi hoàn toàn. Hoặc, để đảm bảo an toàn tuyệt đối, trước khi tiến hành chườm nóng mẹ sau sinh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn thời điểm và cách chườm nóng phù hợp, an toàn nhất. Nếu sản phụ bắt đầu chườm nóng trước khi tử cung trở lại trạng thái ban đầu sẽ khiến tử cung không thể cầm máu và có thể dẫn đến băng huyết. Băng huyết là một tai biến hậu sản nguy hiểu, nếu không được cấp cứu kịp thời, sản phụ có thể phải cắt bỏ tử cung hoặc thậm chí có thể dẫn tới tử vong do bị mất quá nhiều máu.

Sau khi sinh nở, dù là sinh thường hay sinh mổ, tử cung của sản phụ cũng cần thời gian để co hồi về vị trí và kích thước ban đầu. Với mẹ sinh thường, trong tuần đầu tiên tử cung của sản phụ sẽ co hồi được khoảng 1cm. Sau 2 tuần tử cung sẽ trở lại kích thước bình thường và về dưới xương vệ. Sau 6 – 8 tuần cơ quan sinh dục của sản phụ sinh thường sẽ bình phục hoàn toàn và có thể bắt đầu tiến hành chườm nóng.

Mẹ sinh mổ có thời gian phục hồi tử cung dài hơn, vết rạch lấy thai cần khoảng 3 tháng mới có thể lành lặn và để tử cung có thể phục hồi hoàn toàn. Sau 3 tháng, mẹ sinh mổ có thể bắt đầu chườm nóng bụng để giảm mỡ và làm mờ vết rạn da trên bụng. Mặc dù vậy, việc chườm nóng giúp loại bỏ mỡ thừa rất chậm, mẹ sinh mổ cần kết hợp với các phương pháp tập luyện và chế độ dinh dưỡng phù hợp để lấy lại vóc dáng thon gọn nhanh chóng hơn.

Sinh mổ bao lâu thì được chườm nóng?

Mẹ sinh mổ nên chườm nóng sau sinh 3 tháng hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu chườm

Lưu ý cho mẹ sau sinh mổ khi chườm nóng

Khi chườm nóng mẹ sau sinh mổ cần lưu ý:

  • Làm sạch túi/khăn, muối và thảo dược dùng để chườm bụng để tránh làm nhiễm trùng vết mổ
  • Mẹ sinh mổ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi chườm nóng bụng để đảm bảo an toàn, phòng tránh nguy cơ tai biến hậu sản. Tuy nhiên, sản phụ có thể chườm nóng lên các vùng khác trên cơ thể như cổ, vai, gáy, chân, tay để giảm đau nhức, tăng cường lưu thông khí huyết giúp cơ thể thư giãn và thoải mái hơn.
  • Không nên chườm nóng trực tiếp mà nên lót một lớp khăn sạch lên bụng để tránh bị bỏng da.
  • Không nên chườm quá nóng hoặc chườm nóng quá 20 phút để tránh làm lỗ chân lông giãn nở, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm da, viêm cơ.
  • Không chườm nóng khi có vết thương hở hoặc da bụng có hiện tượng sung huyết, viêm da, đỏ tấy.

Ngoài các biện pháp chăm sóc, phục hồi cơ thể từ bên ngoài như vận động, chườm nóng, massage, mẹ sau sinh đừng quên xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung đầy đủ các vi chất thiết yếu: sắt, canxi hữu cơ cho mẹ cho con bú … để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho bà mẹ và đảm bảo quá trình tiết sữa cho bé!

Viên canxi cho mẹ sau sinh chính hãng, nhập khẩu nguyên hộp từ châu Âu

Viên canxi cho mẹ sau sinh chính hãng, nhập khẩu nguyên hộp từ châu Âu

Trên đây chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu tác dụng, mẹ sinh mổ bao lâu thì được chườm nóng và những điều sản phụ cần lưu ý khi bắt đầu chườm. Với mẹ sinh thường, thời điểm bắt đầu có thể chườm nóng là 6 – 8 tuần sau sinh. Với mẹ sinh mổ, để đảm bảo an toàn, trước khi tiến hành chườm nóng cần hỏi ý kiến bác sĩ về tình trạng vết mổ và thời điểm cũng như cách chườm nóng phù hợp với từng người.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn