Trang chủ » Bị táo bón chảy máu sau sinh nên làm gì để cải thiện?

Bị táo bón chảy máu sau sinh nên làm gì để cải thiện?

(12/02/2023)

Táo bón là hiện tượng phổ biến ở phụ nữ mang thai và nuôi con bú do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Táo bón kéo dài khiến mẹ sau sinh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, ăn không tiêu,… thậm chí còn bị chảy máu khi đại tiện. Bị táo bón chảy máu sau sinh nên làm gì để cải thiện?

5 (100%) 3 votes

Vì sao mẹ sau sinh bị táo bón chảy máu?

Hiện tượng mẹ sau sinh bị táo bón chảy máu tương đối phổ biến nhưng lượng máu bị chảy khi đại tiện nhiều hay ít lại tùy thuộc vào nguyên nhân gây táo bón là gì. Vậy có những nguyên nhân nào khiến mẹ sau sinh bị táo bón chảy máu?

Nguyên nhân khiến sản phụ bị táo bón chảy máu gồm có:

  • Nội tiết tố thay đổi khiến các tĩnh mạch ở hậu môn bị sưng, gây táo bón và tạo thành các búi trĩ. Tuy nhiên, táo bón chảy máu sau sinh do thay đổi nội tiết sẽ được cải thiện sau khi vượt cạn 1 – 2 tháng.
  • Sa búi trĩ do quá trình rặn đẻ không đúng cách khiến ổ bụng phải chịu sức ép lớn, đẩy khóm trĩ ra ngoài. Sa búi trĩ cũng khiến sản phụ bị chảy máu khi đại tiện.
  • Polyp hậu môn là 1 khối u lành tính di chuyển trong đường ruột khiến người bệnh bị chảy máu tươi mỗi khi đại tiện. Đồng thời cũng khiến người bệnh bị đau buốt hậu môn, thường xuyên mệt mỏi, sa trực tràng,…
  • Bệnh trĩ cũng là 1 trong những nguyên nhân khiến sản phụ bị chảy máu mỗi khi đi đại tiện. Giai đoạn đầu người bị trĩ chỉ bị chảy 1 ít máu, giai đoạn bệnh nghiêm trọng, mỗi lần đại tiện sản phụ có thể bị chảy máu thành giọt hoặc thành tia gây thiếu máu, mệt mỏi và đề kháng kém.
  • Ung thư trực tràng là bệnh lý nguy hiểm, có tỉ lệ tử vong cao và có thể khiến người bệnh đi ngoài ra máu.

Bị táo bón chảy máu sau sinh nên làm gì để cải thiện?

Mẹ sau sinh bị táo bón kéo dài gây chảy máu khi đại tiện

Bị táo bón chảy máu sau sinh nên làm gì để cải thiện?

Bị táo bón chảy máu sau sinh là tình trạng nguy hiểm, cần được điều trị sớm để sức khỏe không bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Sản phụ bị táo bón chảy máu kéo dài có thể bị thiếu máu nghiêm trọng  khiến cơ thể suy nhược, tim đập nhanh, rối loạn ý thức, sốc phản vệ,… Táo bón chảy máu sau sinh cũng có thể do sản phụ bị mắc bệnh đường tiêu hóa, nhiễm trùng hoặc ung thư trực tràng có thể khiến sức khỏe bị ảnh hưởng thậm chí tính mạng cũng bị đe dọa. Sản phụ bị táo bón chảy máu sau sinh nên làm gì để cải thiện?

Cách cải thiện chữa táo bón cho mẹ sau sinh gồm có:

1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

Thực đơn hàng ngày của sản phụ phải cung cấp đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất cơ bản gồm tinh bột, đạm, chất béo, chất xơ. Ăn nhiều trái cây, rau xanh, uống nhiều nước để tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất, tăng cường nhu động ruột, cải thiện táo bón. Ngoài ra sản phụ cũng cần hạn chế ăn các món cay, nóng, thức ăn nhanh, đóng hộp, các món chế biến sẵn và rượu, bia, đồ uống đóng chai,… gây táo bón và không tốt cho sức khỏe.

Bị táo bón chảy máu sau sinh nên làm gì để cải thiện?

Ăn nhiều trái cây, rau xanh, uống nhiều nước để tăng cường nhu động ruột, cải thiện táo bón

2. Hình thành chế độ sinh hoạt lành mạnh

Mẹ sau sinh cần hình thành chế độ sinh hoạt lành mạnh để nâng cao sức khỏe, cải thiện táo bón. Cụ thể như:

  • Đi lại, vận động, tập luyện phù hợp để tăng cường tiêu hóa, quá trình trao đổi chất và thúc đẩy nhu động ruột, cải thiện táo bón. Đồng thời còn giúp tăng cường sức khỏe, giảm nguy cơ mắc bệnh hậu sản.
  • Không nên ngồi xổm để tránh bị sa búi trĩ.
  • Đi đại tiện hàng ngày, nếu tập được thói quen đại tiện cố định vào một khung giờ sẽ có thể cải thiện táo bón tốt hơn. Khi đi đại tiện không nên ngồi quá lâu, vệ sinh hậu môn sạch sẽ và dùng khăn mềm thấm khô để tránh nhiễm trùng.
  • Mỗi ngày ngủ 7 – 10h trong đó có 7 – 8h ngủ ban đêm, nghỉ ngơi nhiều hơn để cơ thể được thoải mái hơn. Massage bụng theo chiều kim đồng hồ để kích thích nhu động ruột, cải thiện táo bón.
  • Giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, không nên căng thẳng, stress kéo dài sẽ khiến đường tiêu hóa bị ảnh hưởng gây táo bón chảy máu sau sinh.

3. Sử dụng mẹo dân gian giúp giảm đau sau khi đại tiện

Táo bón khiến sản phụ cảm thấy đau đớn, khó chịu, sợ hãi khi đại tiện và khiến tình trạng táo bón càng nghiêm trọng hơn. Sản phụ có thể giảm đau sau khi đại tiện bằng những cách sau đây:

  • Dùng nước ấm rửa và ngâm hậu môn sau khi đại tiện
  • Lấy đá lạnh bọc vải sạch để chườm hậu môn
  • Ngồi lên gối chữ O để giảm áp lực cho hậu môn, tăng cường tuần hoàn máu, ngăn ngừa búi trĩ xung huyết căng phồng
  • nằm nghiêng sang trái để giảm ứ máu dưới hậu môn

4. Uống thuốc chữa táo bón khi cần thiết

Sản phụ bị táo bón nghiêm trọng có thể phải sử dụng thuốc nhuận tràng. Để không làm ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh bú mẹ, sản phụ chỉ được uống thuốc khi có chỉ định của bác sĩ. Tự ý uống thuốc có thể không đạt được hiệu quả mong muốn còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ sơ sinh bú mẹ.

Bị táo bón chảy máu sau sinh nên làm gì để cải thiện?

Sản phụ bị táo bón nghiêm trọng có thể uống thuốc nhuận tràng theo chỉ định của bác sĩ

Hiện tượng táo bón chảy máu sau sinh do sản phụ bị táo bón kéo dài. Chủ động phòng ngừa và tích cực cải thiện táo bón ngay từ đầu sẽ giúp ngăn ngừa chảy máu, đau đớn cho mẹ sau sinh bị táo bón.

Uống viên sắt là cần thiết để bù lại lượng máu mất đi khi vượt cạn và quá trình chảy sản dịch sau sinh. Mẹ sau sinh cần chọn viên sắt hữu cơ có chứa vitamin C dễ hấp thụ, không có tác dụng phụ. Hàm lượng viên sắt tiêu chuẩn để cơ thể hấp thụ hết, không gây áp lực cho hệ tiêu hóa khiến sản phụ bị táo bón, chảy máu khi đại tiện. Chọn viên sắt hữu cơ chính hãng, được Bộ Y tế cho phép lưu hành để được đảm bảo về nguồn gốc và tính khả dụng sinh học.

Viên sắt cho mẹ sau sinh hỗ trợ dễ hấp thu sắt, hỗ trợ cải thiện thiếu máu thiếu sắt

Viên sắt cho mẹ sau sinh hỗ trợ dễ hấp thu sắt, hỗ trợ cải thiện thiếu máu thiếu sắt

Bên cạnh đó, mẹ đừng quên bổ sung sắt sau sinh đầy đủ và đúng cách để phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt sau sinh nhé. Nên kết hợp chế độ ăn giàu sắt với việc sử dụng những sản phẩm viên sắt dễ hấp thu để mang lại hiệu quả cao nhất!

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn