Trang chủ » Thai làm tổ ngoài tử cung: Dấu hiệu và những nguy cơ

Thai làm tổ ngoài tử cung: Dấu hiệu và những nguy cơ

(28/04/2024)

Tìm hiểu dấu hiệu và những nguy cơ thai làm tổ ngoài tử cung giúp mẹ sớm khắc phục kịp thời. Thai làm tổ ngoài tử cung là hiện tượng thai làm tổ ở những nơi như vòi trứng, ổ bụng, cổ tử cung.

Rate this post

Thai làm tổ ngoài tử cung là hiện tượng thường xảy ra ở những mẹ bị hẹp, dị tật ống dẫn trứng bẩm sinh hoặc có thể đã từng phẫu thuật liên quan tới ống dẫn trứng. Mẹ tìm hiểu những dấu hiệu và nguy cơ sau đây.

Dấu hiệu thai làm tổ ngoài tử cung

Thai làm tổ ngoài tử cung: Dấu hiệu và những nguy cơ

Thai làm tổ ở ngoài tử cung thì nồng độ HCG tăng không tương ứng với tuổi thai nhi

Sau khi quan hệ từ 1-2 tuần, lúc này trứng đã được thụ tinh và đi xuống buồng tử cung để làm tổ. Tuy nhiên khi mẹ có dấu hiệu mang thai nhưng khi đi khám siêu âm lại không thấy có túi thai thì có thể mẹ đang bị chửa ngoài tử cung. Mẹ quan tâm một số dấu hiệu giúp nhận biết mang thai ngoài tử cung như:

  • Mẹ bị chậm kinh nguyệt: Đối với trường hợp mẹ chửa ngoài tử cung thì chu kỳ kinh nguyệt sẽ chậm hơn so với dự kiến. Để nhật biết chảy máu do mang thai ngoài tử cung hay do kinh nguyệt bình thường là hiện tượng chảy máu kéo dài, máu đen thẫm, không đông, ra ít chứ không nhiều. Đặc biệt có một vài trường hợp không bị những dấu hiệu trên.
  • Mẹ bị đau bụng: Sẽ xuất hiện những cơn đau âm ỉ hoặc đột ngột, có lúc đau dữ dội. Nếu mẹ có những cơn đau như này cần nghĩ ngay tới tình huống chửa ngoài tử cung.
  • Bị xuất huyết âm đạo: Đa số mẹ hay bị nhầm lẫn với kinh nguyệt, đây là hiện tượng chảy máu sau khi mẹ đã mất kinh nguyệt và xuất huyết kéo dài. Máu có màu đỏ thẫm hoặc đen và kèm theo những cơn đau bụng dưới hoặc vùng hố chậu. Chảy máu nhiều khiến mẹ tụt huyết áp và mệt mỏi.
  • Nồng độ HCG tăng không tương ứng với tuổi thai nhi: Nồng độ HCG là hormone do nhau thai tiết ra, khi mẹ mang thai thì nồng độ sẽ tương ứng với tuổi thai. Nếu nồng độ HCG không tăng tương ứng thì khả năng cao mẹ chửa ngoài tử cung. 

Thai làm tổ ngoài tử cung nguy hiểm như thế nào?

Thai làm tổ ngoài tử cung: Dấu hiệu và những nguy cơ

Thai làm tổ ngoài tử cung gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé

Vậy thai làm tổ ngoài tử cung nguy hiểm như thế nào? Theo các bác sĩ chuyên ngành, hiện tượng này rất nguy hiểm, nếu mẹ không phát hiện kịp thời thì sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi, cụ thể:

  • Mẹ chửa ngoài tử cung gây vỡ và xuất huyết trong ổ bụng:

Do vị trí làm tổ không thuận lợi vì thế những gai nhau thai buộc phải phá vỡ cấu trúc của tổ chức mà thai đang bám vào làm tổ. Đa số trường hợp chửa ngoài tử cung là thai làm tổ ở ống dẫn trứng. Tổ chức này có cấu trúc mỏng vì thế khi thai làm tổ sẽ gây ra hiện tượng rong huyết. Thai nằm ngoài tử cung có nguy cơ vỡ bất cứ lúc nào, khi vỡ làm máu chảy ồ ạt và đau bụng dữ dội. Dẫn tới ngất do mất máu nhiều, tái xanh, mạch đập nhanh, khó bắt được huyết áp. Mẹ có thể tử vong nếu không cấp cứu kịp thời. 

  • Mẹ có nguy cơ tái phát cao:

Nguy cơ chửa ngoài tử cung lại là rất cao do mẹ đã có tiền sử. Những mẹ đã mắc tình trạng này có tỉ lệ lặp lại cao hơn 13 lần so với mẹ chưa mắc. Thai ngoài tử cung rất khó giải quyết triệt để do các bệnh lý liên quan như viêm nhiễm, u xơ, đặt vòng. 

  • Mẹ có nguy cơ vô sinh rất cao:

Tỷ lệ vô sinh cao do phát hiện muộn đến lúc thai vỡ thì toàn bộ cấu trúc mà thai bám vào đều bị phá huỷ. Do quá trình lấy bào thai tác động tới ống dẫn trứng gây sẹo từ đó ảnh hưởng tới khả năng mang thai.

  • Thai chết lưu ảnh hưởng tới tính mạng của mẹ:

Khi thai chết lưu không phát hiện sẽ phân huỷ ngay trong bụng mẹ gây ra nhiễm trùng cơ quan sinh dục. Lâu ngày sẽ xâm nhập vào máu gây ra nhiễm trùng máu từ đó đe doạ tính mạng của mẹ.

Giải pháp điều trị khi thai làm tổ ngoài tử cung

Thai làm tổ ngoài tử cung rất nguy hiểm. Khi nghi ngờ mang thai ngoài tử cung, mẹ cần đến ngay các cơ sở Y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không tự điều trị tạo nhà.

Tùy vào tình trạng sức khỏe của người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp.

  • Sử dụng thuốc: Loại thuốc Methotrexate thường được sử dụng, có tác dụng ngăn chặn phân chia tế bào giúp khối thai biến mất sau khoảng 4-6 tháng điều trị. Sau quá trình điều trị mẹ không nên mang thai lại trong tối thiểu 3 tháng hoặc lâu hơn.
  • Điều trị phẫu thuật: Tùy trường hợp thai to hay nhỏ mà bác sĩ chỉ định mổ nội soi hoặc phẫu thuật mở bụng để loại bỏ khối thai nằm ngoài tử cung.

Ngoài ra, mẹ mang thai thuận lợi thì nên xây dựng chế độ ăn khoa học, ăn đa dạng các loại thực phẩm và sử dụng thêm viên uống bổ sung sắt và axit folic cho bà bầu nhằm cung cấp đủ các vi chất thiết yếu cơ thể cần ở lượng cao. Mẹ chú ý uống viên sắt đúng liều lượng, ưu tiên viên uống hữu cơ và uống đúng cách theo hướng dẫn nhằm đạt hiệu quả tốt nhất.

Sắt và acid folic cho bà bầu

Viên sắt cho mẹ bầu nhập khẩu châu Âu chính hãng

Bài viết trên đã giúp tìm hiểu dấu hiệu, nguy cơ thai làm tổ ngoài tử cung và giải pháp khắc phục. Mẹ mang thai thuận lợi thì cũng nên quan tâm và tìm hiểu cách giữ thai trong 3 tháng đầu bởi đây là giai đoạn nhạy cảm, phôi thai mới làm tổ trong tử cung. Chúc mẹ có sức khỏe tốt, mang thai thuận lợi và chờ ngày đón con yêu chào đời thành công!

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn