(26/05/2023)
Ốc có tính hàn, ăn ốc có thể gây lạnh bụng, đau bụng, chướng hơi, rối loạn tiêu hóa,… không tốt cho những người sức khỏe yếu, bao gồm cả những bà bầu. Sinh mổ bao lâu thì ăn được ốc? Mẹ sau sinh mổ ăn ốc như thế nào thì an toàn, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh?
Theo Tây y, mẹ sau sinh mổ không cần kiêng ăn ốc nhưng quan niệm dân gian Việt Nam cho rằng bà đẻ cần kiêng ăn ốc trong ít nhất 2 – 3 tháng sau sinh. Mẹ sinh mổ có thể phải kiêng ăn ốc dài hơn, trong khoảng 6 tháng sau khi bé chào đời hoặc khi vết mổ đã hoàn toàn liền sẹo.
Theo Đông y ốc có tính hàn, mẹ sau sinh mổ ăn ốc có thể bị đau bụng, chướng hơi, ăn không tiêu, rối loạn tiêu hóa và là nguyên nhân khiến vết mổ bị sẹo lồi gây mất thẩm mĩ, làm mẹ kém tự tin hơn.
Giai đoạn sau sinh mổ hệ tiêu hóa và miễn dịch của sản phụ chưa hồi phục hoàn toàn. Ốc không chỉ khó tiêu hóa mà là động vật sinh sống trong bùn lầy, trong cơ thể chúng có chứa rất nhiều vi sinh vật, ký sinh trùng gây bệnh. Mẹ sau sinh sức khỏe còn yếu ăn ốc còn làm tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn, mắc bệnh đường ruột, tiêu hóa và những bệnh do vi khuẩn, ký sinh trùng gây nên.
Giai đoạn 6 tháng đầu trẻ bú mẹ hoàn toàn, lượng dưỡng chất con nhận được phụ thuộc vào chất lượng sữa mẹ. Do đó các chuyên gia dinh dưỡng – sức khỏe khuyến nghị mẹ sau sinh mổ 6 tháng hoặc khi vết mổ đã hoàn toàn liền sẹo thì mới nên bắt đầu ăn ốc.
Mẹ sau sinh mổ nên ăn ốc khi vết mổ đã lành lặn hoặc 6 tháng hậu sản
Ăn ốc có thể tác động như thế nào đến sức khỏe bà mẹ và trẻ sau sinh còn phụ thuộc vào lượng ốc bà mẹ ăn. Khi bắt đầu ăn ốc trở lại mẹ sau sinh chỉ nên ăn thử một lượng ốc nhỏ và theo dõi phản ứng của cơ thể 2 mẹ con sau khi ăn ốc. Nếu một trong 2 hoặc cả 2 mẹ con thấy xuất hiện dấu hiệu bất thường như đau bụng, tiêu chảy, mẩn ngứa, nổi mề đay,… thì dừng ăn ốc ngay. Ốc cũng là 1 trong những loại thủy hải sản có thể gây dị ứng thực phẩm.
Những bà mẹ có tiền sử dị ứng thực phẩm, đặc biệt là dị ứng ốc, các loại thủy hải sản khác, thì tỉ lệ con bị di truyền rất cao, khi muốn ăn ốc càng cần thận trọng hơn các bà mẹ khác, tránh làm bé bị dị ứng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng. Trường hợp mẹ ăn ốc không thấy có triệu chứng bất thường xảy ra thì có thể ăn mỗi lần 1 bát ốc nhỏ, ăn khoảng 1 – 2 lần/tuần.
Để đảm bảo VSATTP, loại bỏ vi khuẩn, ký sinh trùng nhiều nhất có thể, mẹ sau sinh nên chọn mua ốc mới bắt, vẫn còn tươi, chế biến và ăn ốc tại nhà. Trước khi mang đi chế biến nên ngâm ốc trong nước vo gạo khoảng vài giờ để chúng nhả hết đất cát trong miệng. Bên cạnh món luộc, hấp, nướng hay xào ốc thì mẹ sau sinh có thể chế biến thành các món canh, chả ốc, ốc om chuối đậu, cà bung với ốc, đậu, thịt ba chỉ/sườn lợn,… để làm phong phú thực đơn, thay đổi khẩu vị, ăn ngon miệng và bổ sung đa dạng dưỡng chất hơn. Trong đó món cà bung và ốc om chuối đậu có thể cân bằng dưỡng chất và là những thức ăn giàu canxi cho mẹ sau sinh được rất nhiều người ưa thích.
Chế biến ốc tại nhà để đảm bảo VSATTP, giảm nguy cơ mẹ sau sinh mổ bị nhiễm khuẩn
Sau sinh mổ sản phụ bị mất một lượng máu lớn, cơn đau trải qua trong lúc chuyển dạ và hậu phẫu càng khiến người mẹ suy yếu hơn so với những người mẹ sinh thường. Do đó sản phụ sinh mổ không chỉ cần được nghỉ ngơi nhiều hơn mà còn cần được bổ sung nhiều năng lượng, sắt và canxi hơn để cơ thể nhanh chóng hồi phục.
Bổ sung canxi cho mẹ sau sinh
Dưới đây là một vài lưu ý khi chăm sóc sức khỏe cho sản phụ sau sinh mổ:
Sinh mổ bao lâu thì ăn được ốc và các loại hải sản để cơ thể mẹ phục hồi sức khỏe nhanh chóng hơn, cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho trẻ sơ sinh bú mẹ phát triển nhanh chóng, khỏe mạnh hơn? Mặc dù y học hiện đại không khuyến cáo phải kiêng ăn ốc, tuy nhiên mẹ sau sinh mổ nên ăn ốc sau khi vết mổ đã lành lặn hoàn toàn để không bị sẹo lồi và giảm nguy cơ tai biến hậu sản.
BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?
ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ