Trang chủ » Sa tử cung sau sinh có tự khỏi không?

Sa tử cung sau sinh có tự khỏi không?

(10/02/2023)

Sa tử cung sau sinh nếu không được điều trị kịp thời có thể gây biến chứng như viêm loét âm đạo, sa sinh dục,… khiến chất lượng cuộc sống bị giảm sút và có nhiều bất tiện trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày. Sa tử cung sau sinh có tự khỏi không? Làm gì để tình trạng sa tử cung nhanh khỏi hơn

5 (100%) 2 votes

Dấu hiệu sản phụ bị sa tử cung sau sinh

Tùy theo cấp độ sa tử cung mà mỗi sản phụ sẽ có những dấu hiệu khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn những người bị sa tử cung sẽ có những dấu hiệu chung sau đây:

  • Âm đạo có khối lồi: Ban đầu khối lồi do sa tử cung vẫn nằm trong âm đạo, khi bị nặng hơn sẽ thò hẳn ra ngoài, có thể quan sát bằng mắt và sờ thấy được.
  • Vùng kín có cảm giác khó chịu: Tử cung sa xuống gây sức ép cho vùng kín trong quá trình bị đẩy ra ngoài âm đạo. Do đó người bị sa tử cung thường có cảm giác vùng kín bị khó chịu, bụng dưới căng tức, đau râm ran ngay cả khi chưa đến tháng.
  • Rối loạn tiểu tiện: Sa tử cung thường kéo bàng quang sa theo gây rối loạn tiểu tiện với các triệu chứng tiểu buốt, tiểu són, khó tiểu,…
  • Ra nhiều khí hư: Sa tử cung giai đoạn đầu sẽ khiến sản phụ bị ra nhiều khí hư có dịch nhầy loãng và mùi hôi khó chịu
  • Đau thắt lưng: Vùng xương chậu bị đau nhói, co thắt cả khi không mang thai là dấu hiệu sa tử cung điển hình, các chị em cần đi khám ngay.
  • Táo bón mạn tính: Sa tử cung kéo theo sa trực tràng khiến sản phụ bị táo bón nghiêm trọng hơn cả khi đang mang thai. Nếu bị táo bón nghiêm trọng, kéo dài sản phụ cũng cần đi khám ngay để xác định mình có bị sa tử cung hay không.

Sa tử cung sau sinh có tự khỏi không

Sa tử cung kéo theo sa trực tràng khiến sản phụ bị táo bón nghiêm trọng hơn cả khi mang thai

Sa tử cung sau sinh có tự khỏi không?

Sa tử cung không trực tiếp đe dọa tính mạng nhưng cũng gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày và đời sống tình dục của các cặp đôi. Ngoài ra sa tử cung cũng có thể bị biến chứng gây sa sinh dục, loét âm đạo, viêm nhiễm trên diện rộng hoặc thậm chí có thể gây vô sinh. Vậy sản phụ bị sa tử cung sau sinh có tự khỏi không?

Sa tử cung được chia thành 3 cấp độ, trong đó cấp độ 1 là cấp độ nhẹ do tử cung chỉ mới sa xuống thấp, chưa thò ra khỏi âm đạo. Các triệu chứng bệnh lý của sa tử cung cấp độ 1 cũng chưa gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của sản phụ. Do đó, sa tử cung cấp độ 1 có thể tự khỏi trong trường hợp chưa bị viêm nhiễm nhiều. Nếu bị viêm nhiễm, sản phụ sẽ cần uống thuốc tiêu viêm theo chỉ định của bác sĩ. Để tình trạng sa tử cung được cải thiện nhanh hơn, cần áp dụng một số biện pháp hỗ trợ, các cách chăm sóc mẹ ở cữ khoa học!

Hỗ trợ phụ hồi sa tử cung cấp độ 1

Phương pháp hỗ trợ phục hồi sa tử cung cấp độ 1 cho mẹ sau sinh gồm có:

  • Nghỉ ngơi nhiều hơn, không đi lại quá nhiều, làm việc quá sức hay mang vác đồ vật nặng.
  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể bằng đa dạng thực phẩm và cả các viên uống bổ sung: sắt, canxi, DHA … để ngăn ngừa thiếu máu hậu sản, tăng khả năng miễn dịch và giúp sức khỏe sản phụ nhanh phục hồi hơn.
  • Uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh, trái cây, vận động nhẹ nhàng, vừa sức để thúc đẩy tiêu hóa, tăng cường nhu động ruột, ngăn ngừa và cải thiện táo bón.
  • Thực hiện các bài tập nâng đỡ sàn chậu và tử cung như Kegel để tăng cường độ dẻo dai, săn chắc cho cơ sàn chậu, hỗ trợ quá trình phục hồi, trở lại trạng thái ban đầu của tử cung.

Điều trị sa tử cung cấp độ 2, 3

Sa tử cung sau sinh có tự khỏi không

Sa tử cung cấp độ 3 đã xuất hiện viêm loét, hoại tử, cần phải phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tử cung để điều trị

Sa tử cung cấp độ 2 và 3 cần được điều trị chuyên khoa, không thể tự khỏi. Sa tử cung cấp độ 2 tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của mỗi người bác sĩ sẽ tư vấn điều trị tại chỗ bằng estrogen âm đạo để giúp cơ và dây chằng khỏe hơn, nâng đỡ tử cung chắc chắn hơn. Sa tử cung cấp độ 3 là lúc bệnh đã nghiêm trọng, có thể gây biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe sản phụ Tình trạng viêm loét, hoại tử bắt đầu xuất hiện và cần phải điều trị ngoại khoa bằng cách cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tử cung. Đây là giải pháp cuối cùng trong y khoa vì sau khi phẫu thuật tử cung, sản phụ sẽ không thể tiếp tục mang thai và sinh con nữa.

Trên đây là những thông tin và sự lý giải cho vấn đề sa tử cung sau sinh có tự khỏi không mà chúng tôi đã tổng hợp và giới thiệu đến bạn đọc. Mặc dù sa tử cung không trực tiếp đe dọa tính mạng nhưng có thể khiến chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó nghỉ ngơi đầy đủ, sinh hoạt lành mạnh, có chế độ dinh dưỡng khoa học và chú ý kiêng cữ trong giai đoạn mới sinh là cách phòng ngừa sa tử cung hiệu quả nhất.

Viên sắt cho mẹ sau sinh - hỗ trợ cải thiện thiếu máu thiếu sắt

Viên sắt cho mẹ sau sinh – hỗ trợ cải thiện thiếu máu thiếu sắt

Bên cạnh đó, mẹ sau sinh đừng quên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là sắt cho mẹ sau sinh để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Bởi quá trình sinh nở và đẩy sản dịch sau sinh khiến mẹ tiêu hao một lượng máu khá lớn. Nếu không được bổ sung sớm, mẹ dễ thiếu máu thiếu sắt, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh hậu sản, ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng phục hồi tử cung sau sinh. Mẹ hãy thực hiện chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi thật khoa học để có thể phục hồi sau sinh sớm nhất nhé!

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn