(26/12/2019)
Cơ thể hấp thu sắt và không bài tiết khoáng chất này và thay vào đó sẽ tái chế và giữ lại cho cơ thể. Vì vậy, bổ sung quá nhiều hoặc quá ít lượng sắt đều có thể không tốt cho cơ thể. Vậy lượng sắt bổ sung bao nhiêu là đủ, bao nhiêu được xem là dư thừa?
1. Tình trạng dư thừa sắt
Sắt tập trung trong máu người. Bởi vì điều này, những người được truyền máu thường xuyên, chẳng hạn như những người đang điều trị ung thư, có thể có nguy cơ bị quá nhiều chất sắt. Tình trạng này được gọi là quá tải sắt. Mặc dù sắt là cần thiết, nhưng quá nhiều có thể gây độc và làm hỏng gan, tim và các cơ quan quan trọng khác của cơ thể.
Tuy nhiên, quá tải sắt không phải là vấn đề đáng lo ngại nếu chất sắt bạn bổ sung xuất phát từ chế độ ăn uống – trừ khi bạn có tình trạng như bệnh hemochromatosis, gây tăng hấp thu sắt trong đường tiêu hóa.
Hãy nhớ rằng mức dung nạp trên có thể chịu được (UL) – lượng sắt cao nhất bạn có thể tiêu thụ một cách an toàn là 40 sắt 45mg trên ngày, trên 45mg sắt được xem là bổ sung dư thừa và gây hại cho cơ thể.
Quá tải sắt có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan nội tạng trong cơ thể
2. Không đủ sắt, thiếu sắt
Phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, vận động viên sức bền và con gái tuổi dậy thì có nguy cơ bị thiếu sắt cao nhất. Ngoài chế độ dinh dưỡng giàu sắt cần bổ sung viên uống sắt.
Em bé không nhận được đủ chất sắt có thể chậm tăng cân, cũng có thể xanh xao, mệt mỏi, chán ăn, bị bệnh thường xuyên hơn và dễ cáu kỉnh. Thiếu sắt cũng có thể dẫn đến sự tập trung kém, khó tập trung và ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập của trẻ em.
Không cung cấp đủ chất sắt cũng có thể gây thiếu máu do thiếu sắt, đây là tình trạng thiếu dinh dưỡng phổ biến nhất trên thế giới. Nếu bạn có tình trạng này, cơ thể bạn không có đủ chất sắt để hình thành các tế bào hồng cầu mới. Tình trạng thiếu sắt thường được gây ra bởi một chế độ ăn thiếu sắt hoặc do mất máu mãn tính.
Thiếu sắt hay dư thừa sắt đều gây bất lợi cho cơ thể
3. Triệu chứng thiếu sắt và dưa thừa sắt
Nếu bạn không nhận đủ chất sắt, cơ thể có thể cảm thấy yếu, mệt mỏi và xuất hiện các vết bầm tím. Cơ thể có thể xanh xao, cảm thấy lo lắng, bàn tay và bàn chân lạnh hoặc móng giòn. Bạn cũng có thể gặp phải cảm giác thèm ăn bất thường, chẳng hạn như muốn ăn đất đá – một tình trạng được gọi là pica.
Tuy nhiên, nếu bị đau khớp hoặc thay đổi màu da, hoặc bạn dễ bị ốm, bạn có thể đang bị dư thừa chất sắt. Đặc biệt bạn có nguy dư thừa sắt nếu bạn thường xuyên truyền máu.
Nếu bạn đang lo lắng rằng cơ thể đang bổ sung dư thừa sắt hoặc thiếu sắt, hãy thăm khám bác sĩ và trao đổi cụ thể để bổ sung hoặc hạn chế bổ sung sắt cho hợp lý.
Nếu bạn có một chế độ ăn uống đầy đủ và giàu sắt bạn chưa cần bổ sung thêm sắt từ thuốc (tối thiểu 1-2 lạng thịt cá cùng rau củ/ngày), hoặc chỉ cần bổ sung ở liều lượng cơ bản khoảng 5mg sắt nguyên tố từ thuốc/ngày là đủ.
Tuy nhiên một số đối tượng có nguy cơ thiếu máu cao như phụ nữ mang thai, vận động viên, con gái tuổi dậy thì, người mắc một số bệnh về đường tiêu hóa thường có nguy cơ bị thiếu sắt cao nhất. Do đó cần bổ sung viên sắt, nhưng lưu ý sử dụng sản phẩm bổ sung sắt ở liều lượng vừa đáp ứng đủ nhu cầu theo khuyến cáo mà thôi.
Để bổ sung sắt đạt hiệu quả và giảm tối đa các tác dụng không mong muốn cách tốt nhất là bổ sung từ thực phẩm hàng ngày, đồng thời thay đổi chế độ ăn uống của mình để tối ưu khả năng hấp thu sắt của cơ thể. Việc bổ sung sắt từ thuốc được thực hiện khi chế độ ăn không đáp ứng đủ nhu cầu và áp dụng cho một số đối tượng có nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt cao.
Tốt nhất bạn nên chọn viên uống bổ sung sắt có thành phần là sắt hữu cơ (ion là dạng chuyển hóa cao nhất), giúp hiệu quả hấp thu sắt đạt cao nhất, đồng thời không gây ra các tác dụng phụ khó chịu. Sản phẩm bổ sung cần có nguồn gốc rõ ràng, cung cấp đủ lượng sắt cơ thể cần, đã được kiểm nghiệm và chứng minh hiệu quả.
Nguồn : Sắt bà bầu
BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?
ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ