Trang chủ » Hay quên ở tuổi dậy thì có sao không?

Hay quên ở tuổi dậy thì có sao không?

(23/08/2023)

Tuổi dậy thì là giai đoạn bé phát triển vượt bậc cả về thể chất và tâm sinh lý. Đây cũng là giai đoạn trẻ đang trên ghế nhà trường, việc học tập rất quan trọng. Vậy hay quên ở tuổi dậy thì có sao không và phải làm sao để khắc phục?

Rate this post

Hay quên ở tuổi dậy thì là tình trạng gì?

Hay quên còn được gọi là suy giảm trí nhớ, là tình trạng thường xuyên quên đi những việc đã xảy ra trước đó, quên những kiến thức đã được tiếp nhận. Nguyên nhân sâu xa là do hiện tượng vận chuyển thông tin qua võ não bị ngưng trệ.

Hay quên ở tuổi dậy thì là tình trạng những đứa trẻ trong độ tuổi dậy thì bị suy giảm trí nhớ, trí nhớ ngắn hạn. Tình trạng này có thể diễn ra trong thời gian ngắn hoặc diễn ra trong thời gian rất dài, ảnh hưởng đến cuộc sống và việc học tập của trẻ.

Hay quên ở tuổi dậy thì có sao không?

Hay quên ở tuổi dậy thì có sao không?

Hay quên khiến kết quả học tập của trẻ sa sút

Không ít trẻ ở tuổi dậy thì gặp phải tình trạng hay quên. Vấn đề này khiến các bậc phụ huynh hết sức lo lắng. Hay quên ở tuổi dậy thì có sao không? Cuộc sống và việc học tập của những đứa trẻ hay quên bị ảnh hưởng rất nhiều. Các hậu quả có thể kể đến như:

  • Kết quả học tập sa sút, trẻ khó ghi nhớ kiến thức đã được học
  • Khả năng tư duy chậm chạp do những kiến thức trước đó thường bị quên đi, trẻ khó kết nối, suy luận các kiến thức với nhau
  • Ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày, trẻ mất nhiều thời gian để đi tìm đồ do quên đi trước đó mình để đồ ở đâu. Việc này khiến trẻ mất nhiều thời gian, công sức
  • Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, chứng hay quên ở tuổi dậy thì kéo dài có thể gây biến chứng nguy hiểm, nhất là chứng mất trí nhớ, teo não, Alzheimer… khi về già.

Chứng hay quên ở tuổi dậy thì ảnh hưởng rất xấu đến sinh hoạt và học tập của trẻ nên ba mẹ cần quan sát con để phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp trời, tránh những hậu quả nặng nề do bệnh gây nên.

Triệu chứng của chứng hay quên ở tuổi dậy thì

Hay quên ở tuổi dậy thì có sao không?

Trẻ mắc chứng hay quên thường xuyên lơ đãng, khó tập trung học tập

Để phát hiện sớm trẻ đang mắc chứng hay quên, các bậc phụ huynh hãy quan sát trẻ. Khi mắc chứng hay quên, trẻ sẽ có các dấu hiệu dưới đây:

  • Thường xuyên nói trước quên sau, quên cả những việc vừa mới diễn ra trước đó không lâu
  • Trẻ lập luận kém logic
  • Tư duy trẻ trở nên chậm chạp, phản ứng chậm, thường xuyên lơ đãng, kém tập trung
  • Hay quên đồ, không biết vị trí để đồ ở chỗ nào
  • Kết quả học tập ngày càng sa sút
  • Khó kiểm soát hành vi bản thân
  • Trẻ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, buồn bã, căng thẳng
  • Ngủ không sâu giấc, khó ngủ về đêm.

Cần làm gì để cải thiện chứng hay quên ở tuổi dậy thì?

Chứng hay quên ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống thường ngày và việc học tập của trẻ. Vì vậy, hãy áp dụng những biện pháp dưới đây để ngăn ngừa và cải thiện các triệu chứng của bệnh:

Cho trẻ học từng ít một

Nếu ép trẻ học quá nhiều, học liên tục có thể khiến trẻ áp lực và chứng hay quên thêm nặng nề hơn. Vì vậy, hãy cho bé học từng ít một, nhắc đi nhắc lại nhiều lần để trẻ tiếp thu dễ hơn và ghi nhớ lâu hơn.

Chọn góc học tập yên tĩnh

Những đứa trẻ mắc chứng hay quên thường lơ là, xao nhãng nên cần chọn góc học tập thật yên tĩnh để con tập trung tốt hơn khi học.

Dùng bút highlight

Với trẻ hay quên, hãy dùng bút highlight đẻ note lại những vấn đề trọng tâm, quan trọng cần ghi nhớ. Việc dùng bút highlight giúp trẻ dễ nhận biết và cũng ghi nhớ lâu hơn.

Bổ sung đủ dinh dưỡng

Với trẻ dậy thì, giai đoạn phát triển mạnh về thể chất và não bộ, cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho bé phát triển tốt và giúp cải thiện chứng hay quên hiệu quả hơn.

Chế độ ăn của trẻ cần cung cấp đủ các chất quan trọng như sắt, canxi, DHA, khoáng chất… Với những trẻ đang bị thiếu sắt, nhất là trẻ nữ, bên cạnh chế độ ăn, mẹ nên kết hợp bổ sung viên sắt cho trẻ dậy thì để bổ sung đủ sắt, đảm bảo dưỡng chất cho sự phát triển của cơ thể.

sắt cho người thiếu máu

Viên sắt giúp hỗ trợ cải thiện thiếu máu do thiếu sắt

Khi cho trẻ uống sắt, nhiều người quan tâm sắt uống trước hay sau ăn tốt hơn. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thời điểm uống sắt tốt nhất là uống sau bữa ăn sáng 1 tiếng để cơ thể hấp thu tối đa sắt. Đồng thời, nên bổ sung vitamin C giúp tăng cường khả năng hấp thu sắt.

Áp dụng những cách trên càng sớm càng tốt để giúp khắc phục chứng hay quên ở tuổi dậy thì, ngăn ngừa những tác hại mà nó gây ra cho trẻ.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn