Trang chủ » Hay quên ở tuổi dậy thì: Nguyên nhân và cách cải thiện

Hay quên ở tuổi dậy thì: Nguyên nhân và cách cải thiện

(15/08/2023)

Nhiều bạn trẻ độ tuổi dậy thì gặp phải tình trạng hay quên, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và việc học. Nguyên nhân gây hay quên ở tuổi dậy thì là gì và làm sao để cải thiện là vấn đề được các bậc phụ huynh quan tâm.

Rate this post

Hay quên còn được gọi là chứng suy giảm trí nhớ, suy giảm nhận thức, trí nhớ ngắn hạn… do sự vận chuyển thông tin qua vỏ não bị ngưng trệ. Trẻ mắc chứng hay quên sẽ khó ghi nhớ được các sự kiện xảy ra trước đó, dễ quên những kiến thức đã được tiếp thu. Do đó, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống thường ngày và kết quả học tập.

Nguyên nhân gây ra chứng hay quên ở tuổi dậy thì

Chứng hay quên ở tuổi dậy thì có thể do những nguyên nhân sau gây nên:

Căng thẳng thần kinh

Ở tuổi dậy thì, việc học hành là nhiệm vụ hàng đầu. Bình thường, trẻ phải học trên lớp, rồi đi học thêm. Nhiều bạn còn không có thời gian nghỉ ngơi, nhất là khi bước vào các kỳ thi, áp lực học hành càng lớn hơn. Thần kinh của trẻ bị căng thẳng do thường xuyên lo lắng, stress…

Khi thần kinh căng thẳng, khả năng ghi nhớ, tiếp thu kiến thức bị trì trệ, dẫn đến việc trẻ hay quên và khó tiếp nhận, tư duy kiến thức.

Hay quên ở tuổi dậy thì: Nguyên nhân và cách cải thiện

Thiếu ngủ, căng thẳng… là nguyên nhân khiến trẻ dậy thì bị suy giảm trí nhớ

Thiếu ngủ, mất ngủ

Dành nhiều thời gian cho việc học, không có nhiều thời gian để ngủ là tình trạng nhiều bạn tuổi dậy thì gặp phải. Bên cạnh đó, ở tuổi dậy thì, sự thay đổi hormone diễn ra mạnh mẽ khiến trẻ bị rối loạn giấc ngủ.

Thiếu ngủ, mất ngủ thường xuyên khiến cơ thể mệt mỏi, khó phục hồi năng lượng. Điều này dẫn đến việc ghi nhớ của vỏ não cũng bị hạn chế và gây ra tình trạng hay quên.

Dinh dưỡng không đầy đủ

Tuổi dậy thì, trẻ cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho những phát triển nhanh chóng về thể chất và não bộ. Việc không cung cấp đầy đủ sắt, DHA, canxi, các vitamin nhóm B, nhất là vitamin B1 sẽ gây suy giảm trí nhớ.

Đặc biệt, thiếu máu thiếu sắt cũng ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận thông tin và ghi nhớ của vỏ não, kèm theo đó là các triệu chứng như mệt mỏi, xanh xao, thường xuyên hoa mắt chóng mặt, ngất xỉu.

Hay quên ở tuổi dậy thì có biểu hiện như thế nào?

Hay quên có thể khó phát hiện hoặc dễ nhầm lẫn với một số bệnh lý khác. Để phân biệt, có thể dựa vào những biểu hiện dưới đây:

  • Trẻ có biểu hiện nói trước quên sau
  • Tư duy chậm chạp, hay lơ đãng, kém tập trung cả trong sinh hoạt và học tập
  • Kết quả học tập sa sút
  • Thường xuyên quên vị trí để đồ, luôn phải lục lọi đi tìm
  • Khó kiểm soát hành vi
  • Thường xuyên mệt mỏi, căng thẳng
  • Ngủ không sâu giấc, khó ngủ.

Hay quên ở tuổi dậy thì: Nguyên nhân và cách cải thiện

Chứng hay quên ảnh hưởng đến kết quả học tập của trẻ

Cách cải thiện chứng hay quên ở tuổi dậy thì

Tình trạng hay quên ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống hằng ngày, đặc biệt là việc học hành của trẻ. Thường xuyên hay quen khiến kết quả học tập giảm sút. Do đó, cần khắc phục sớm tình trạng này để tránh ảnh hưởng nhiều đến trẻ.

Có thể áp dụng những cách sau:

  • Sắp xếp thời gian học tập, sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, điều độ, không được để cơ thể kiệt sức.
  • Tránh thức quá khuya. Thay vào đó, hãy đi ngủ sớm hơn và dậy sớm để học bài. Như vậy vừa giúp tỉnh táo và ghi nhớ tốt hơn vào thời điểm sáng sớm.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, làm những việc yêu thích như xem phim, nghe nhạc để thư giãn, giải tỏa căng thẳng.
  • Tham gia các hoạt động ngoài trời như đạp xe, chạy bộ… vừa giúp khỏe khoắn vừa giúp tinh thần thoải mái.
  • Tập thể dục đều đặn hằng ngày giúp tăng cường lưu thông máu, cải thiện tinh thần tốt hơn.
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể cả về phát triển thể chất và não bộ. Trong đó, cần bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết như sắt, canxi, DHA, các vitamin nhóm B. Khi trẻ bị thiếu vi chất, nên kết hợp bổ sung qua thực phẩm két hợp với sử dụng viên uống: viên DHA, vitamin, viên sắt cho trẻ dậy thì để bổ sung nhanh chóng và hiệu quả nhất.
  • Rèn luyện khả năng ghi nhớ bằng nhiều cách khác nhau thay, dùng giấy note những ý quan trọng cần ghi nhớ.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để nếu thiếu chất cần bổ sung đủ, nếu gặp bất thường về sức khỏe thì xử trí sớm.

viên uống bổ sung sắt

Viên sắt giúp hỗ trợ cải thiện thiếu máu do thiếu sắt

Với những trường hợp sử dụng viên sắt, nhiều người quan tâm sắt uống trước hay sau ăn thì tốt hơn. Thời điểm uống sắt tốt nhất là uống sau ăn sáng khoảng 1 tiếng để cơ thể hấp thu tối đa sắt. Cùng với đó, nên bổ sung thêm vitamin C để tăng khả năng hấp thu sắt của cơ thể.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn