Trang chủ » Có nên chườm nóng dạ con sau sinh?

Có nên chườm nóng dạ con sau sinh?

(10/02/2023)

Sau sinh 1 – 2 ngày sản phụ bắt đầu phải chịu đựng những cơn đau dạ con. Một số người bị đau dữ dội, phổ biến ở nhãng sản phụ sinh mổ, cần được giảm đau tại nhà để giúp cơ thể dễ chịu hơn, không ảnh hưởng đến khả năng chăm sóc trẻ sơ sinh. Có nên chườm nóng dạ con sau sinh?

5 (100%) 3 votes

Đau dạ con sau sinh

Đau dạ con sau sinh là những cơn đau xuất hiện sau khi sản phụ đã vượt cạn và tử cung co bóp để đẩy sản dịch (bao gồm các mô và máu thừa) ra ngoài qua ngả âm đạo. Quá trình đau dạ con có thể kéo dài 3 – 5 ngày tùy cơ địa của mỗi người. Cơn đau dữ dội nhất trong 2 ngày đầu và sẽ giảm dần từ ngày thứ 3 sau sinh.

Đau dạ con cũng là dấu hiệu của tử cung đang phục hồi trong giai đoạn hậu sản. Khi mang thai kích thước tử cung ngày càng tăng lên cùng với sự phát triển của thai nhi, khiến thành tử cung bị giãn dần ra. Sau khi sinh xong tử cung cũng dần phục hồi về kích thước và trạng thái cũ. Cơn đau dạ con càng mạnh thì tử cung của sản phụ càng nhanh chóng co lại, rút ngắn thời gian phục hồi, quay về trạng thái ban đầu. Thời gian sản phụ bị đau dạ con cũng được rút ngắn.

Những người mang thai lần đầu, tử cung có độ đàn hồi tốt thì cơn đau cũng nhẹ hơn. Những người mang thai nhiều lần, càng về sau cơn đau càng nghiêm trọng hơn do khả năng đàn hồi của tử cung đã bị giảm sút đáng kể.

Có nên chườm nóng dạ con sau sinh?

Quá trình đau dạ con sau sinh có thể kéo dài 3 – 5 ngày tùy cơ địa của mỗi người

Có nên chườm nóng dạ con sau sinh?

Một trong những cách chăm sóc sau sinh tại nhà cần chú ý là giúp sản phụ giảm bớt cơn đau dạ con nhanh chóng để tâm trạng và khả năng chăm sóc trẻ sơ sinh không bị ảnh hưởng. Sau khi hoàn thành quá trình sinh nở tử cung vẫn tiếp tục co bóp để đẩy nốt sản dịch còn tồn đọng ra ngoài. Quá trình vượt cạn cũng khiến sản phụ tiêu hao nhiều thể lực, khả năng chịu đựng cũng kém hơn, những cơn đau dạ con khi tử cung co thắt cũng làm các chị em cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi. Làm thế nào để giảm đau dạ con cho sản phụ? Có nên chườm nóng dạ con sau sinh?

Chúng ta tuyệt đối không nên chườm nóng dạ con sau sinh. Quá trình co bóp tử cung cũng giúp cơ thể cầm máu cho những khu vực bị tổn thương trong tử cung do quá trình vượt cạn. Việc chườm nóng sau sinh khiến tử cung không thể co lại, khả năng cầm máu kém làm tăng nguy cơ bị băng huyết sau sinh. Băng huyết là biến chứng hậu sản rất nguy hiểm, mẹ sau sinh có thể bị tử vong do không được cầm máu kịp thời và bị mất quá nhiều máu.

Có nên chườm nóng dạ con sau sinh?

Không tự ý chườm nóng dạ con sau sinh

Thay vì chườm nóng dạ con mẹ sau sinh có thể massage bụng dưới giúp giảm cơn đau tức thì. Đồng thời còn giúp đẩy sản dịch ra ngoài nhanh hơn, làm sạch tử cung, giảm nguy cơ nhiễm trùng hậu sản. Cùng với đó sản phụ cũng có thể thay đổi tư thế nằm sao cho thoải mái nhất, gác chân lên gối mềm và kê một chiếc gối khác dưới vùng bụng bị đau hay uống một ly nước cam ấm, một ly trà gừng ấm cũng giúp giảm đau dạ con nhanh hơn.

Lưu ý sau sinh mẹ nên nhớ để phục hồi tốt hơn

Viên sắt cho mẹ sau sinh - hỗ trợ cải thiện thiếu máu thiếu sắt

Viên sắt cho mẹ sau sinh – hỗ trợ cải thiện thiếu máu thiếu sắt

Khi tìm cách giảm đau dạ con cho mẹ sau sinh chúng ta cần chú ý:

  • Để quá trình phục hồi sau sinh diễn ra nhanh hơn, sản phụ cần bổ sung sắt cho mẹ sau sinh đầy đủ. Uống viên sắt và thường xuyên ăn thực phẩm giàu sắt giúp sản phụ ngăn ngừa thiếu máu thiếu sắt sau sinh, nâng cao sức đề kháng, ngăn ngừa biến chứng hậu sản nguy hiểm như băng huyết, nhiễm trùng, tiền sản giật, sản giật, tiểu đường,…
  • Không tự ý uống thuốc giảm đau khi chưa có chỉ định của bác sĩ để tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho con bú và sức khỏe của sản phụ.
  • Không nên nằm 1 chỗ quá lâu, thay vào đó sản phụ nên đứng dậy và đi lại nhẹ nhàng sau sinh thường khoảng 6h và sau sinh mổ khoảng 24h. Sau sinh khoảng 1 – 2 tuần mẹ sau sinh có thể bắt đầu tập những bài tập vùng chậu để tống hết sản dịch ra ngoài nhanh hơn và giúp tử cung co lại dễ dàng hơn.
  • Ngay cả khi vẫn nằm trên giường sản phụ vẫn có thể tập luyện nhẹ bằng một vài động tác cử động chân tay, tác động đến cơ bắp thành bụng và khung sàn chậu để đẩy sản dịch hết nhanh hơn, giảm tình trạng co cứng cơ, tăng độ đàn hồi cho dây chằng và giúp sàn chậu phục hồi nhanh hơn.
  • Đi tiểu ngay khi cảm thấy buồn tiểu để giúp giảm đau dạ con và đẩy sản dịch ra ngoài nhanh hơn. Sản phụ nhịn tiểu khi bị đau dạ con làm tăng nguy cơ viêm bàng quang hoặc băng huyết hậu sản.

Không chỉ vận động, tập luyện, ngồi thiền cũng là 1 trong những cách rút ngắn thời gian bị đau dạ con hiệu quả. Tuy nhiên sản phụ chỉ nên ngồi thiền trong một thời gian ngắn để tránh bị đau lưng, đau mỏi vai gáy trong thời gian ở cữ và cả những giai đoạn sau này. Tuyệt đối không được tự ý uống thuốc giảm đau hay chườm nóng dạ con sau sinh có thể khiến sức khỏe, tính mạng của sản phụ bị ảnh hưởng.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn