Trang chủ » Mẹ có bị chuột rút khi mang thai tuần đầu không?

Mẹ có bị chuột rút khi mang thai tuần đầu không?

(03/12/2021)

Mẹ bầu thường bị chuột rút vào những giai đoạn cuối của thai kỳ hơn so với giai đoạn đầu tiên. Nguyên nhân khiến bà bầu bị chuột rút chưa được xác định cụ thể nhưng theo thống kê thì chủ yếu vì giai đoạn cuối thai kỳ mẹ bầu thiếu canxi và kích thước thai quá lớn khiến các dây thần kinh, cơ bắp bị chèn ép gây căng cứng. Mẹ có bị chuột rút khi mang thai tuần đầu không?

5 (100%) 2 votes

Mẹ có bị chuột rút khi mang thai tuần đầu không?

Mẹ bầu có thể bị chuột rút khi mang thai tuần đầu. Đây là thời điểm trứng được thụ tinh và là tổ ở thành tử cung, những cơn đau do chuột rút thường xuất hiện tại giai đoạn này và là dấu hiệu cho thấy sự chuẩn bị cho sự phát triển trong những tháng kế tiếp. Khi này tử cung bị kéo giãn khiến các mạch máu ở phần thân dưới bị chèn ép, cơ bắp căng ra khiến mẹ bầu dễ bị chuột rút. Có thể nói đây chính là một trong những dấu hiệu nhận biết mang thai nhưng đây không phải là dấu hiệu điển hình, không phải mẹ bầu nào mang thai tuần đầu cũng bị chuột rút.

Bị chuột rút khi mang thai tuần đầu thường không nguy hiểm nhưng khiến mẹ bầu cảm thấy đau đớn. Mẹ bầu thường bị chuột rút vào ban đêm, trước khi đi ngủ. Nếu bị chuột rút ban đêm kéo dài khiến bà bầu bị mất ngủ, thiếu ngủ khiến sức khỏe bị ảnh hưởng. Giữ gìn những khỏe tốt trong những ngày đầu mang thai rất quan trọng, là tiền đề phát triển toàn diện cho thai nhi trong suốt thai kỳ. Ngoài ra, những ngày đầu mang thai sức khỏe không tốt có thể khiến bà bầu tăng nguy cơ bị sảy thai.

Mẹ có bị chuột rút khi mang thai tuần đầu không?

Bị chuột rút là 1 trong những dấu hiệu cho thấy bà mẹ đã mang thai

Những dấu hiệu mang thai thường gặp khác

Bị chuột rút khi mang thai tuần đầu không phải là dấu hiệu mang thai đặc trưng. Để dự đoán mang thai mẹ bầu cũng có thể căn cứ vào những dấu hiệu sau đây:

  • Chậm kinh: Với các chị em kinh nguyệt đều đặn, dấu hiệu mang thai dễ nhận biết nhất là bị chậm kinh. Khi này các chị em cần nhớ chính xác ngày đầu tiên của chu kỳ, nếu sau ngày đó khoảng 4 ngày các chị em chưa bắt đầu một chu kỳ mới thì có thể mua que thử thai, test nước tiểu để xác định có thai hay không.
  • Buồn nôn và bị nôn: Khi bắt đầu mang thai nồng độ hormone estrogen tăng cao khiến bà bầu cảm thấy buồn nôn, bị nôn. Khi này các chị em cũng trở nên đặc biệt với các loại mùi, có thể xuất hiện tình trạng buồn nôn, bị nôn khi ngửi thấy một số mùi hoặc ăn một số loại thức ăn nào đó. Một số mẹ bầu còn có hiện tượng thèm ăn một số loại không phải thực phẩm như đất sét, cát, gạch non,… Tất cả các hiện tượng này được gọi chung là thai nghén.
  • Cơ thể suy nhược: Khi bắt đầu mang thai cơ thể bà mẹ chưa quen với việc phải cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi. Đồng thời hormone progesterone cũng tăng cao khiến mẹ bầu thường xuyên cảm thấy mệt mỏi vì năng lượng bị đốt cháy nhiều. Ngoài ra giai đoạn này nhịp tim của mẹ bầu bắt đầu tăng lên để có thể cung cấp đủ oxy cho thai nhi cũng khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi.
  • Đầu ti đậm màu, ngực căng tức: Đây là dấu hiệu mang thai phổ biến, dễ nhận biết nhất ở các bà bầu. Nguyên nhân không chỉ vì nội tiết tố thay đổi mà còn vì lượng máu cung cấp cho bầu ngực tăng lên khiến các chị em có cảm giác bầu ngực nóng ran, kích thước tăng và núm vú đậm màu.
  • Tâm trạng thất thường: Nội tiết tố thay đổi khiến bà bầu có tâm trạng thất thường, dễ cáu gắt.

Mẹ có bị chuột rút khi mang thai tuần đầu không?

Mang thai tuần đầu cũng khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi do nội tiết thay đổi

Làm thế nào để cải thiện tình trạng chuột rút khi mang thai tuần đầu?

  • Để cải thiện tình trạng chuột rút khi mang bầu, mỗi ngày mẹ bầu nên tắm bằng nước ấm và ngân chân trong nước muối, gừng trong khoảng 15 phút vào các buổi tối hoặc trước khi đi ngủ. Cách này không chỉ giúp làm giảm cơ đau mà còn khiến cơ bắp thư giãn, giảm tần suất mẹ bầu bị chuột rút khi mang thai.
  • Duỗi thằng chân khi bị chuột rút, sau đó xoa bóp từ cổ chân xuống hết các ngón chân, sau đó đứng lên đi lại nhẹ nhàng hoặc dùng tay xoa bóp từ đầu gối xuống ngón chân.
  • Chườm chỗ bắp chân bị chuột rút để xoa dịu cơn đau. Lưu ý không chườm nóng bụng vì sự thay đổi nhiệt độ đột gột tại đây có thể khiến tử cung bị kích thích co bóp gây sảy thai.
  • Nếu mẹ bầu cảm thấy lo ngại về hiện tượng chuột rút bất thường hoặc bị chuột rút kèm nôn, sốt,… thì đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
  • Ngoài ra mẹ bầu bị chuột rút còn có thể là dấu hiệu cho thấy nồng độ canxi máu thấp, mẹ bị thiếu canxi từ trước thai kì. Lúc này, mẹ bầu nên đi khám để được bác sĩ tư vấn cách bổ sung canxi cho bà bầu phù hợp nhất trong giai đoạn này và trong cả thai kỳ.

Mẹ có bị chuột rút khi mang thai tuần đầu không?

Mẹ bầu cần được bổ sung canxi đầy đủ trong thai kì

Chuột rút khi mang thai tuần đầu mặc dù không phổ biến nhưng cũng có thể là một trong những dấu hiệu để mẹ bầu nhận biết mang thai. Xác định mang thai sớm giúp mẹ bầu chủ động có kế hoạch chăm sóc thai kỳ sớm và tốt nhất, mang lại nhiều lợi ích nhất cho sức khỏe bà mẹ và thai nhi.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn