Trang chủ » Các kiểu nghén khi mang thai thường gặp

Các kiểu nghén khi mang thai thường gặp

(23/07/2022)

Hầu hết khi mẹ mang thai bé yêu ở những tháng đầu tiên, mẹ thường có hiện tượng ốm nghén. Vậy mẹ đã biết các kiểu nghén khi mang thai thường gặp nhất chưa và mẹ nên làm gì để cải thiện?

5 (100%) 8 votes

Ốm nghén là gì?

Ốm nghén là tình trạng mẹ bầu cảm thấy buồn nôn và nôn khi mang thai. Nghén khiến mẹ luôn cảm thấy mệt mỏi, và tùy vào mỗi người mà sẽ có cường độ và triệu chứng ốm nghén khác nhau. Buồn nôn, nghén ngọt, nghén chua là các kiểu nghén khi mang thai thường gặp, ngoài ra còn có nghén ngủ, nghén mùi,…

Những mẹ ốm nghén nhẹ chỉ bị những cơn ốm nghén thoáng qua. Nhưng có nhiều mẹ bầu bị ốm nghén nặng, khiến mẹ mệt mỏi, chán ăn, mất nước và suy giảm sức khỏe.

Các kiểu nghén khi mang thai của mẹ bầu

Buồn nôn, nôn nghén

Buồn nôn là kiểu nghén phổ biến nhất ở bà bầu. Hầu hết các mẹ bầu đều gặp tình trạng buồn nôn nghén khi mang thai. Nó thường diễn ra trong 3 tháng đầu tiên trong thai kì của mẹ. Tuy nhiên, một số ít trường hợp cảm giác buồn nôn vẫn sẽ tiếp tục kéo dài đến hết thai kỳ.

Với các mẹ bầu bị ốm nghén nhẹ, triệu chứng buồn nôn có thể chỉ xuất hiện 1 – 2 lần trong ngày, thường là vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. Trường hợp mẹ bị ốm nghén nặng, cơn buồn nôn kéo dài trong vài giờ, kèm theo nôn ói. Tình trạng buồn nôn diễn ra thường xuyên có thể khiến cho mẹ bầu mệt mỏi, chán ăn, thậm chí còn bị sụt cân, thiếu hụt chất dinh dưỡng.

Các kiểu nghén khi mang thai thường gặp

Mẹ thường cảm thấy buồn nôn khi ốm nghén lúc mang thai

Nghén ngọt

Nhiều mẹ bầu lại thèm đồ ăn ngọt mà không bị buồn nôn khi mang thai. Khi nghén ngọt, mẹ thường thèm ăn những món có vị ngọt mặc dù có thể đây không phải là sở thích ban đầu. Nghén ngọt xảy ra do có sự thay đổi hormone trong thai kỳ. Lượng đường huyết trong giảm và mệt mỏi khi có thai cũng là nguyên nhân khiến vị giác thay đổi. Lúc này, ăn các món ngọt sẽ giúp mẹ bầu thoải mái và có nhiều năng lượng hơn.

Nghén ngọt thường xuất hiện trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Sau khoảng thời gian này, tình trạng thèm đồ ngọt sẽ giảm dần.

Thèm ăn đồ ngọt khi mang thai là biểu hiện bình thường. Tuy nhiên, các mẹ không nên ăn quá nhiều đồ ngọt. Hàm lượng đường tăng cao khiến cơ thể mẹ bầu dễ bị tăng cân và có khả năng mắc các bệnh lý như: cao huyết áp, tiểu đường thai kỳ,… Thậm chí nó còn dẫn đến nguy cơ khiến mẹ bị bệnh tiền sản và băng huyết sau sinh.

Nghén chua

Trái ngược với các mẹ thèm đồ ngọt, nhiều mẹ bầu lại thèm ăn đồ chua hoặc các loại hoa quả có vị chua. Mẹ thèm và ăn đồ chua nhiều bất thường cũng là biểu hiện đầu tiên để phát hiện mẹ đang mang thai. Nguyên nhân của nghén chua là do trong thời gian mang thai hàm lượng hormone gonedotripin tăng cao. Hormone này có khả năng ức chế quá trình bài tiết axit trong dạ dày và dẫn đến tình trạng nghén chua ở mẹ bầu.

Việc ăn đồ chua đem đến một số lợi ích cho mẹ bầu như: Giúp giảm cảm giác buồn nôn, giúp mẹ ăn uống ngon miệng và ăn được nhiều hơn. Ngoài ra, các loại đồ ăn hoặc trái cây có vị chua thường chứa nhiều vitamin C giúp cơ thể mẹ bầu tăng khả năng hấp thu chất sắt.

Điều quan trọng là mẹ bầu cần phải chú ý khi ăn những thực phẩm có vị chua. Mẹ chỉ nên ăn ở mức độ vừa phải và cần lựa chọn các loại thực phẩm có lượng axit thấp nhằm tránh gây hại cho sức khỏe. Mẹ không nên ăn đồ chua khi đói bụng để không ảnh hưởng đến dạ dày.

Các kiểu nghén khi mang thai thường gặp

Nghén chua là một hiện tượng bình thường khi mẹ mang thai

Nghén ngủ

Nghén ngủ cũng là hiện tượng thường gặp ở các mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai kì. Nó là những cơn buồn ngủ có thể kéo đến bất kể thời điểm nào trong ngày. Nghén ngủ khi mang thai là do sự gia tăng của nồng độ hormone progesterone trong cơ thể. Loại hormone này khi tiết ra quá nhiều sẽ khiến mẹ bầu có cảm thấy uể oải và buồn ngủ.

Tuy nhiên, hiện tượng tăng progesterone chỉ khiến mẹ bầu buồn ngủ vào ban ngày và làm giảm chất lượng giấc ngủ vào ban đêm. Do đó mẹ bầu ngủ không được sâu giấc. Cùng với sự nới rộng của tử cung khi mang thai gây chèn ép vào bàng quang khiến các mẹ mót tiểu và phải thức giấc nhiều lần để đi vệ sinh vào buổi đêm. Nó khiến mẹ bầu thức dậy với cảm giác mệt mỏi và luôn buồn ngủ vào ban ngày.

Các kiểu nghén khi mang thai thường gặp

Nghén ngủ là hiện tượng thường gặp khi mang thai

Nghén mùi

Khi mang thai, khướu giác của mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn với một số mùi. Đó có thể là mùi thức ăn, nhất là thức ăn như cá, hải sản,… mùi dầu mỡ, mùi gia vị. Một số mẹ sẽ nhạy cảm với mùi tàu xe, xăng dầu, xà phòng, hương liệu hay là cả mùi nước hoa. Đối diện với những mùi này có thể khiến mẹ bị buồn nôn, khó chịu, xây xẩm mặt mày.

Khi bị nghén với mùi đồ ăn, mẹ bầu có thể không ăn được một số loại thức ăn nhất định. Điều này gây nên mất cân bằng chất dinh dưỡng trong cơ thể của mẹ. Việc buồn nôn thường xuyên cũng khiến mẹ thêm chán ăn, mệt mỏi.

Nghén cay và mặn

Nghén cay và mặn ít gặp hơn so với các loại nghén ngủ, nghén ngọt hay nghén chua. Đó là hiện tượng một số mẹ bầu lại bỗng ăn cay hoặc ăn mặn nhiều hơn bình thường.

Hiện tượng này thường xảy ra ở đầu thai kì. Các mẹ bầu nghén cay và mặn sẽ có cảm giác nhạt miệng, ăn không ngon nếu như không thêm mắm muối hay các loại gia vị cay vào trong thức ăn. Ăn cay hoặc ăn mặn quá nhiều trong thời gian dài có thể khiến các mẹ bầu phải đối mặt với một số vấn đề như: phù nề, tăng huyết áp, nhiễm độc thai nghén, đau dạ dày,…

Mẹ bầu bị ốm nghén nên làm gì?

Ốm nghén là một phần đặc trưng của quá trình mang thai. Ốm nghén kéo dài có thể khiến mẹ bầu mệt mỏi, chán ăn, sụt cân… Để không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé yêu, khi ốm nghén mẹ có thể thực hiện một số việc như sau:

  • Bổ sung kẽm, acid folic, sắt, các khoáng chất để tránh thiếu hụt dinh dưỡng, đảm bảo sức khỏe cho mẹ và hỗ trợ bé yêu phát triển bình thường. Ngoài ra, mẹ cũng có thể tham khảo sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tăng cường sức đề kháng chuyên biệt cho bà bầu như TPBVSK Prenalen để hỗ trợ nâng cao sức khỏe thai kì.
  • Chia nhỏ bữa ăn trong ngày sẽ giúp mẹ bầu giảm cảm giác chán ăn. Mẹ có thể kết hợp giữa bữa ăn chính với các bữa ăn phụ với hoa quả, sữa chu và một số thực phẩm khác.
  • Bổ sung nhiều các thực phẩm trong 4 nhóm chất cơ bản như: tinh bột, chất xơ, chất đạm và chất béo trong thực đơn của mẹ. Khi mang thai mẹ bầu sẽ yêu cầu một lượng chất dinh dưỡng lớn để hỗ trợ cho sự phát triển của bé.
  • Duy trì tập thể dục nhẹ nhàng khi mang thai để nâng cao sức khoẻ cho mẹ.

Prenalen tăng sức đề kháng cho bà bầu

Sản phẩm hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho bà bầu – nhập khẩu châu Âu chính hãng

Ốm nghén có nhiều loại và thường không ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ. Tuy nhiên, ốm nghén kéo dài sẽ dẫn đến hiện tượng chán ăn, mệt mỏi. Vì vậy, mẹ bầu nên bổ sung dinh dưỡng và vi chất đầy đủ. Nên chú ý tìm hiểu mẹ bầu nên bổ sung sắt khi nào và các chú ý để uống sắt đúng cách để mang lại hiệu quả bổ sung tốt nhất!

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn