Trang chủ » Các dấu hiệu thai nghén thường thấy nhất ở mẹ bầu

Các dấu hiệu thai nghén thường thấy nhất ở mẹ bầu

(25/06/2022)

Trong suốt các giai đoạn của thai kỳ, mẹ bầu có thể dễ dàng thấy các dấu hiệu thai nghén xuất hiện với các mức độ nặng hay nhẹ khác nhau. Làm thế nào để nhận biết mẹ đang bị nghén? Đọc ngay bài viết sau sẽ giúp mẹ tìm hiểu kỹ hơn vấn đề này.

Rate this post

Tình trạng ốm nghén ở phụ nữ mang thai

Các dấu hiệu thai nghén thường thấy nhất ở mẹ bầu

Phụ nữ mang thai có thể bị nghén trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ

Ốm nghén khi mang thai có thể xảy ra với bất kỳ mẹ bầu nào trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ với mức độ nặng hay nhẹ tùy thuộc vào từng trường hợp. Hầu hết các mẹ bầu sẽ hết nôn nghén khi tới tháng thứ 4 của thai kỳ, nhưng cũng có những thai phụ bị ốm nghén nặng và kéo dài cho tới khi sinh nở.

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng ốm nghén của mẹ bầu vẫn chưa được làm rõ, theo một số giả thuyết, mẹ bị ốm nghén là do sự thay đổi nội tiết tố của cơ thể. Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu sẽ sản sinh một lượng lớn hormone progesterone có tác dụng làm giãn các cơ của hệ tiêu hóa, khiến thức ăn trong dạ dày bị đẩy ngược lên trên thực quản và tạo cảm giác buồn nôn. Các hormone này cũng làm chậm lại quá trình tiêu hóa, khiến mẹ bị khó tiêu.

Những đối tượng có nguy cơ bị ốm nghén thường thấy

Các dấu hiệu thai nghén thường thấy nhất ở mẹ bầu

Những mẹ bầu mang song thai hoặc đa thai có khả năng dễ bị nghén cao hơn

Các dấu hiệu thai nghén có ảnh hưởng tới sức khỏe và đời sống sinh hoạt của mẹ bầu, tuy nhiên không phải ai cũng có biểu hiện ốm nghén. Những mẹ bầu là đối tượng dễ bị nghén như:

  • Mẹ mang thai lần đầu tiên.
  • Mẹ bầu có tiền sử ốm nghén nặng ở lần mang thai trước đó.
  • Mẹ bầu bị thừa cân, béo phì.
  • Mẹ bầu song thai hoặc đa thai.

Các dấu hiệu thai nghén thường thấy nhất ở mẹ bầu

Các dấu hiệu thai nghén thường thấy nhất ở mẹ bầu

Buồn nôn và nôn là dấu hiệu thai nghén phổ biến

Ở phụ nữ mang thai có thể xuất hiện các dấu hiệu thai nghén phổ biến nhất bao gồm buồn nôn và nôn khi ngửi thấy mùi thức ăn, mệt mỏi, khó chịu, không ăn uống được… Với những mẹ bầu ốm nghén nặng hơn thì cũng có khả năng gặp các triệu chứng như nôn liên tục không kiểm soát, đau đầu chóng mặt, mất nước, sụt cân, không ăn uống được trong thời gian dài. Số ít trường hợp không đủ sức đi lại mà chỉ có thể nằm trên giường.

Khi thấy các dấu hiệu thai nghén nghiêm trọng hơn và kéo dài quá thời gian 3 tháng đầu, mẹ nên tới bệnh viện để kiểm tra để nhận được tư vấn chính xác từ bác sĩ.

Phòng ngừa và điều trị các dấu hiệu thai nghén hiệu quả

Các dấu hiệu thai nghén thường thấy nhất ở mẹ bầu

Uống trà gừng là cách giúp mẹ xoa dịu cảm giác nhộn nhạo buồn nôn do nghén

Để khắc phục tình trạng ốm nghén khó chịu, dưới đây là một số mẹo gợi ý dành cho mẹ tham khảo và áp dụng hiệu quả:

  • Uống nước thường xuyên bởi khi nôn ói cơ thể sẽ nhanh bị mất nước, chú ý uống từng ngụm nhỏ và uống giữa các bữa ăn để ngăn ngừa cảm giác buồn nôn.
  • Tránh tiếp xúc với những thực phẩm có mùi kích thích như cá tanh, thịt sống, thực phẩm có mùi nồng..
  • Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày và không nên để dạ dày trống. Mẹ có thể ăn từng chút một những thực phẩm giàu chất xơ, thức ăn ít đường, tinh bột như bánh mỳ, cơm.. bổ sung thực phẩm giàu protein như thịt, trứng, sữa..
  • Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc để nạp đủ năng lượng cho cơ thể, tránh mệt mỏi, căng thẳng khi mang thai.
  • Dùng một số sản phẩm từ gừng để giảm các cơn buồn nôn và nôn ói như trà gừng, kẹo gừng, bánh quy gừng..
  • Sử dụng thảo dược giảm nghén cho bà bầu hàng ngày để vừa cung cấp vitamin cho cơ thể, vừa có tác dụng xoa dịu các cơn ốm nghén hiệu quả.

Các dấu hiệu thai nghén thường khiến mẹ bầu cảm thấy rất mệt mỏi và khó chịu, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, mẹ cần theo dõi tình trạng nghén thường xuyên, áp dụng những biện pháp khắc phục giảm nghén như trên để xoa dịu các tình trạng buồn nôn thường trực xảy ra.

Các dấu hiệu thai nghén thường thấy nhất ở mẹ bầu

Tăng cường canxi và sắt trong thai kỳ là điều các mẹ bầu nên làm

Bên cạnh đó, bổ sung vi chất hàng ngày với canxi, sắt, DHA, vitamin và khoáng chất cũng là việc nên làm để mẹ và bé khỏe mạnh hơn. Lưu ý khi nào bà bầu nên uống sắt, khi nào bổ sung canxi trong ngày để tránh làm cản trở sự hấp thu các vi chất trong cơ thể.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn