Trang chủ » Bầu 5 tháng có được nằm ngửa không?

Bầu 5 tháng có được nằm ngửa không?

(23/01/2023)

Khi tuổi thai kỳ tăng kích thước tử cung cũng tăng cao, thai phụ cần có tư thế nằm phù hợp để mang lại cảm giác thoải mái cho mẹ và giấc ngủ của mẹ không tạo ra tác động tiêu cực tới thai nhi. Bầu 5 tháng có được nằm ngửa không? Có gây ảnh hưởng gì đến bà bầu và thai nhi không?

Rate this post

Sự thay đổi của cơ thể mẹ bầu khi mang thai tháng thứ 5

Cùng với sự phát triển của thai nhi, cơ thể mẹ bầu cũng có sự thay đỏi rõ rệt khi mang thai đến tháng thứ 5. Cụ thể như:

  • Kích thước bụng và ngực tăng cao
  • Thay đổi sắc tố da
  • Ngứa và có vết rạn ở vùng da bụng
  • Suy tĩnh mạch
  • Đau dây thần kinh tọa

Khi mang thai đến tuần thứ 18 – tuần đầu tiên của tháng thứ 5, kích thước từ đầu đến mông của thai nhi dài khoảng 142cm, nặng khoảng 190g. Lúc này bé cũng bắt đầu cử động mạnh và nhiều hơn, bộ phận sinh dục phát triển và bé có thể nghe được tiếng động ở môi trường bên ngoài.

Tuần thứ 19 thai kỳ thai nhi dài khoảng 15.3cm, cân nặng khoảng 240g, bắt đầu có tóc và móng chân tay. Khi sang tuần thứ 20 của thai kỳ thai nhi sẽ có chiều dài khoảng16.4cm và nặng khoảng 300g. Giai đoạn này bà bầu cần bổ sung sắt và canxi đầy đủ qua cả chế độ ăn và viên uống bổ sung để đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể và sự phát triển của bé!

Sắt và canxi cho bà bầu

Viên sắt và canxi cho bà bầu chính hãng từ châu Âu

Bầu 5 tháng có được nằm ngửa không?

Tư thế ngủ thoải mái giúp cho bà bầu ngủ ngon giấc và cảm thấy sảng khoái khi thức dậy. Tuy nhiên một số tư thế nằm lại có thể gây khó chịu cho bà bầu và tạo thành ảnh hưởng tiêu cực cho thai nhi trong bụng mẹ. Vậy bầu 5 tháng có được nằm ngửa không?

Sau khi mang thai nhiều mẹ bầu vẫn duy trì thói quen nằm ngủ tùy ý. Trong 3 tháng đầu thai kỳ kích thước tử cung chưa có sự thay đổi rõ rệt mẹ bầu có thể nằm ngủ ở tư thế nào cũng không có ảnh hưởng gì. Từ tháng thứ 4 của thai kỳ kích thước tử cung có sự thay đổi nhanh chóng, rõ rệt cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thai nhi. Đến tháng thứ 5 kích thước tử cung đã tương đối lớn, bà bầu nằm ngửa quá lâu không chỉ có cảm giác khó chịu khi ngủ, dễ bị mất ngủ mà còn bị khó thở, thậm chí có nguy cơ bị mắc hội chứng ngừng thở khi ngủ nguy hiểm đến tính mạng. Do đó bà bầu 5 tháng không nên nằm ngửa.

Bầu 5 tháng có được nằm ngửa không?

Bà bầu 5 tháng không nên nằm ngửa, nên nằm nghiêng bên trái để dễ ngủ hơn và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ

Bà bầu 5 tháng không nên nằm ngửa vì những nguyên nhân cụ thể sau đây:

  • Tử cung chèn ép tĩnh mạch chủ dưới khiến hệ tuần hoàn bị cản trở, giảm lưu lượng máu vận chuyển từ chi dưới về tim. Bà bầu có nguy cơ bị hạ huyết áp gây chóng mặt, mệt mỏi, đau đầu. Đồng thời lượng máu cung cấp cho thai nhi qua nhau thai cũng bị giảm sút ảnh hưởng tới nhịp tim của thai nhi. Nếu kéo dài có thể sẽ khiến thai nhi chậm phát triển do không được cung cấp đầy đủ oxy và dinh dưỡng.
  • Toàn bộ trọng lượng tử cung chèn ép lên cột sống, đường ruột, cơ lưng và các mạch máu lớn khiến bà bầu bị đau lưng, táo bón, trĩ, suy tuần hoàn gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày của thai phụ. Ngoài ra, mẹ bầu bị suy tuần hoàn cũng khiến hệ tuần hoàn của thai nhi bị suy yếu, có thể tạo thành nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
  • Mẹ bầu có nguy cơ mắc hội chứng ngưng thở, nguy hiểm cho tính mạng của 2 mẹ con.

Mẹ bầu 5 tháng nên làm gì để nâng cao sức khỏe thai kỳ?

Mang thai đến tháng thứ 5 là bà bầu đã đi được một nửa hành trình mang thai. Lúc này kể cả những bà mẹ lần đầu mang thai cũng đã hiểu sức khỏe thai kỳ phụ thuộc rất lớn vào sinh hoạt hàng ngày của thai phụ. Mẹ bầu 5 tháng nên làm gì để nâng cao sức khỏe thai kỳ?

Bầu 5 tháng có được nằm ngửa không?

Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng với sức khỏe thai kỳ, mẹ bầu nên ngủ 7 – 10h/ngày và đi ngủ trước 22h

Để hoàn tất hành trình mang thai và có thể vượt cạn dễ dàng, mẹ tròn con vuông các thai phụ cần chú ý:

  • Xây dựng thực đơn đa dạng, ăn đủ 3 bữa chính và có thể ăn thêm 2 – 3 bữa phụ mỗi ngày. Mỗi bữa ăn đều có thể cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết gồm protein, chất béo, chất xơ, tinh bột.
  • Không ăn đồ cay nóng, chua, nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn,… là những món ăn không tốt cho cơ thể bà mẹ và thai nhi.
  • Không ăn quá khuya để tránh bị đầy bụng, chướng hơi, khó ngủ và trào ngược dạ dày trong khi ngủ.
  • Tìm hiểu kĩ các kiến thức thai kì: có bầu mấy tháng uống sắt và canxi, uống sắt canxi như thế nào tốt, … và thực hiện một cách khoa học
  • Buổi trưa nên ngủ một giấc ngắn không quá 30 phút để tái tạo năng lượng, giảm bớt mệt mỏi cho buổi chiều.
  • Đi ngủ trước 22h, mỗi ngày ngủ 7 – 10h/ngày, trong đó có ít nhất khoảng 7 – 8h/đêm. Thức quá khuya là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh cho thần kinh, não bộ và tim mạch.
  • Có thể tập yoga, đi bộ hay bơi lội,… mỗi ngày khoảng 30 phút để nâng cao sức khỏe thai kỳ, giúp mẹ bầu ngủ ngon giấc hơn.

Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu nội dung bầu 5 tháng có được nằm ngửa không, sự thay đổi của thai nhi và bà mẹ trong tháng thứ 5 và một số cách để bà bầu 5 tháng nâng cao sức khỏe thai kỳ. Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe, tuy nhiên bà bầu 5 tháng kích thước tử cung tương đối lớn, không nên nằm ngừa mà nên nằm nghiêng bên trái để dễ ngủ hơn và có cảm giác thoải mái khi thức dậy.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn