Trang chủ » Bà bầu khó thở khi nằm ngủ làm cách nào để cải thiện?

Bà bầu khó thở khi nằm ngủ làm cách nào để cải thiện?

(03/02/2022)

Phần lớn mẹ bầu đều bị khó thở khi nằm ngủ với những mức độ nặng nhẹ khác nhau và do những yếu tố sinh lý, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ. Bà bầu khó thở khi nằm ngủ làm cách nào để cải thiện?

5 (100%) 8 votes

Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị khó ngủ khi nằm

Các nguyên nhân khiến bà bầu bị khó ngủ khi nằm gồm có:

  • Thay đổi nội tiết tố: Khi mang thai nồng độ hormone progesterone trong cơ thể mẹ bầu tăng cao tác động đến hoạt động của phổi và các trung tâm hô hấp trên não bộ khiến mẹ bầu cảm thấy khó thở, hụt hơi, đặc biệt là khi nằm ngủ vào ban đêm.
  • Kích thước bào thai lớn: Tử cung phải tăng dần kích thước để chứa đựng bào thai nhưng lại gây chèn ép lên cơ hoành khiến dung tích phổi bị thu nhỏ, không chứa được nhiều không khí và khiến mẹ bầu bị khó thở. Vị trí của thai nhi cũng ảnh hưởng đến khả năng hô hấp của mẹ bầu. Khi thai nhi quay đầu, tiến đến gần xương chậu, đầu có thể nằm dưới xương sườn và chèn ép cơ hoành khiến mẹ bầu càng cảm thấy khó thở hơn.
  • Tim hoạt động nhiều: Càng về những tháng cuối thai kỳ tim mẹ bầu càng phải hoạt động nhiều để bơm máu cho thai nhi khiến mẹ bầu hô hấp khó khăn.
  • Mẹ bầu bị tích nước: Khi mang thai hầu hết bà bầu đều bị tích nước gây phù nề và làm ảnh hưởng đến phổi, xoang mũi cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị khó thở.
  • Mẹ bầu bị thiếu máu: Thể tích máu của mẹ bầu tăng lên 50% để có thể cung cấp đủ dưỡng chất, oxy cho thai nhi. Lượng sắt mẹ bầu cần bổ sung mỗi ngày cũng tăng lên khoảng 45 – 60mg/ngày, thực phẩm không thể cung cấp đủ. Mẹ bầu không uống viên sắt bà bầu có nguy cơ bị thiếu máu thiếu sắt cao, và là nguyên nhân gây ra những cơn khó thở trong thai kỳ.
  • Các bệnh lý khác: Một số bệnh lý có thể khiến người bệnh bị khó thở như hen suyễn, viêm xoang, tim mạch, thuyên tắc phổi,…  Khi mang thai tình trạng khó thở sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn, đặc biệt là vào ban đêm. Mẹ bầu bị khó thở do mắc bệnh lý cần được theo dõi thường xuyên, ngay khi có dấu hiệu khó thở cần được đưa ngay đến bệnh viện để khám và điều trị kịp thời.

Bà bầu khó thở khi nằm ngủ làm cách nào để cải thiện?

Kích thước bào thai lớn chèn ép lên cơ hoành khiến bà bầu bị khó thở

Bà bầu khó thở khi nằm ngủ làm cách nào để cải thiện?

Mỗi giai đoạn mang thai mẹ bầu lại có những nguyên nhân khó thở và những đặc điểm thể trạng khác nhau. Tùy vào từng giai đoạn mẹ bầu sẽ cần áp dụng những phương pháp cải thiện tình trạng khó thở, mang lại giấc ngủ ngon riêng. Cụ thể như sau:

Cải thiện tình trạng khó thở khi ngủ cho bà bầu 3 tháng đầu

  • Nghỉ ngơi nhiều hơn, ngủ khi buồn ngủ và có điều kiện để nằm ngủ
  • Uống nhiều nước, ăn món ăn lỏng nhiều hơn vào ban ngày, hạn chế ăn buổi tối sẽ khiến mẹ bầu phải đi vệ sinh làm ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ.
  • Khi ngủ nên thường xuyên nằm nghiêng về bên trái để máu lưu thông tốt hơn và kê 1 gối mềm sau lưng, 1 gối ở dưới bụng hoặc giữa 2 đầu gối để mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn.
  • Đi ngủ đúng giờ, mỗi ngày ngủ ít nhất 7 – 10 giờ
  • Uống viên sắt bà bầu để bổ sung sắt, axit folic và vitamin C, ngăn ngừa thiếu máu thiếu sắt, tăng khả năng miễn dịch, tăng cường tuần hoàn máu, cải thiện tình trạng khó thở khi nằm ngủ.
  • Thực hiện các bài tập thở, bài tập thể dục dành cho bà bầu

Bà bầu khó thở khi nằm ngủ làm cách nào để cải thiện?

Mẹ bầu cần uống viên sắt ngay từ những ngày đầu mang thai 

Cải thiện tình trạng khó thở khi ngủ cho bà bầu 3 tháng giữa

  • Ngủ ở tư thế nằm nghiêng trái, gối đầu sao cho đầu và cổ cao hơn ngực, đầu gối và hông cong
  • Kê gối vào giữa 2 đầu gối và sau lưng để giảm áp lự của tử cung lên cơ hoành
  • Thay đổi tư thế khi cảm thấy khó thở
  • Thực hiện bài tập thở mỗi ngày 10 – 15 phút
  • Rèn luyện thân thể mỗi ngày bằng các bài tập phù hợp để tăng cường tuần hoàn máu, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng khả năng miễn dịch, giảm nguy cơ bị khó thở khi nằm ngủ cho mẹ bầu.

Cải thiện tình trạng khó thở khi ngủ cho bà bầu 3 tháng cuối

  • Nằm ngủ nghiêng về bên trái để máu có thể lưu thông tốt nhất cho tử cung, thai nhi và thận của mẹ bầu
  • Ôm một chiếc gối khi ngủ
  • Nếu bị phù nề hoặc ngáy ngủ quá nhiều thì nên đi gặp bác sĩ
  • Duy trì việc uống viên sắt tốt cho bà bầu, tập thở và rèn luyện thân thể bằng các bài tập thể dục phù hợp cho bà bầu sẽ giúp giảm tình trạng bà bầu bị khó thở khi mang thai cho đến hết thai kỳ.
  • Khi cảm thấy khó thở hãy thay đổi tư thế

Bà bầu khó thở khi nằm ngủ làm cách nào để cải thiện?

Nằm ngủ nghiêng về bên trái để máu có thể lưu thông tốt nhất cho tử cung, thai nhi và thận của mẹ bầu

Bà bầu khó thở khi nằm ngủ phần lớn là do các thay đổi bên trong cơ thể trong quá trình mang thai, không gây quá nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ. Tuy nhiên những mẹ bầu mắc bệnh tim mạch, hen suyễn, thuyên tắc phổi,… bị khó thở thì cần được đưa đến các cơ sở y tế để khám và điều trị ngay để tránh gây nguy hiểm cho bà mẹ và cả thai nhi.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn