Trang chủ » Bà bầu thiếu máu hồng cầu nhỏ có nguy hiểm không?

Bà bầu thiếu máu hồng cầu nhỏ có nguy hiểm không?

(12/06/2023)

Bà bầu thiếu máu hồng cầu nhỏ tuy không quá phổ biến nhưng tác hại với thai kỳ lại không hề nhỏ. Tìm hiểu nguyên nhân và tác hại của thiếu máu hồng cầu nhỏ đối với bà bầu, thai nhi để có thể chủ động phòng ngừa thiếu máu hồng cầu nhỏ đối với bà bầu, giúp mẹ và bé có sức khỏe thai kỳ tốt nhất.

5 (100%) 1 vote

Nguyên nhân khiến bà bầu thiếu máu hồng cầu nhỏ

Thiếu máu hồng cầu nhỏ là hiện tượng thiếu máu với các hồng cầu nhỏ hơn so mức mức bình thường. Đây không phải tình trạng thiếu máu thường gặp do đó nhiều mẹ bầu còn chưa hiểu rõ về nguyên nhân gây nên tình trạng trên. Thiếu máu hồng cầu nhỏ khi mang thai xuất phát từ những nguyên nhân sau.

Thiếu máu hồng cầu nhỏ do không được bổ sung đủ sắt

Thiếu sắt được xem như nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc. Trong thai kỳ bà bầu cần được bổ sung sắt nhiều hơn bình thường để đáp ứng nhu cầu phát triển của thai nhi. Nhiều bà bầu chủ quan, lơ là bổ sung sắt, không đáp ứng đủ nhu cầu tạo máu của thai kỳ dẫn tới tình trạng thiếu máu thiếu sắt.

Thiếu sắt cũng còn do các nguyên nhân như bà bầu có tiền sử mắc các bệnh lý như viêm ruột, viêm loét dạ dày, các bệnh lý gây mất máu như chảy máu tiết niệu, ung thư dạ dày, mất máu do phẫu thuật cũng khiến bà bầu bị thiếu máu thiếu sắt hoặc thiếu máu hồng cầu nhỏ.

Bên cạnh các lý do trên, bà bầu có thói quen sử dụng rượu, bia, cà phê, hút thuốc cũng làm cản trở hấp thụ sắt, gây ra thiếu sắt. Từ đó có thể dẫn tới chứng thiếu máu hồng cầu nhỏ.

Bà bầu thiếu máu hồng cầu nhỏ có nguy hiểm không?

Thiếu máu hồng cầu nhỏ có thể xảy ra do không được bổ sung đủ sắt

Thiếu máu hồng cầu nhỏ do di truyền

Các trường hợp như bị rối loạn chuyển hóa sắt, thiếu máu hồng cầu nhỏ bẩm sinh cũng là nguyên nhân khiến bà bầu bị thiếu máu hồng cầu nhỏ trong thai kỳ. Bà bầu mắc bệnh tan máu di truyền cũng có tỷ lệ bị thiếu máu hồng cầu nhỏ cao hơn.

Thiếu máu hồng cầu nhỏ do viêm hoặc các bệnh mãn tính gây nên

Tình trạng cơ thể viêm hoặc mắc các bệnh mãn tính có thể ngăn chặn các tế bào hồng cầu hoạt động ảnh hưởng đến chức năng của các tế bào hồng cầu này trong cơ thể. Khi đó, có thể làm cho quá trình hoạt động của hồng cầu gây nên tình trạng giảm hấp thu hoặc sử dụng khoáng chất sắt có trong cơ thể.

Một số bệnh mãn tính có thể kể tên ảnh hưởng đến tình trạng thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc như: Bệnh ung thư, các bệnh về thận các bệnh truyền nhiễm chẳng hạn như lao, HIV/AIDS, hoặc tình trạng viêm nội tâm mạc. Hoặc cũng có thể bao gồm các bệnh viêm nhiễm như bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh Crohn, hoặc bệnh đái tháo đường…

Bà bầu thiếu máu hồng cầu nhỏ có nguy hiểm không?

Bà bầu thiếu máu, nhất là thiếu máu hồng cầu nhỏ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thai kỳ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Tác hại của thiếu máu hồng cầu nhỏ trong thai kỳ gồm có:

Tác hại đối với sức khỏe bà bầu

  • Thường xuyên cảm thấy mệt mòi, các cơn mệt mỏi kéo dài khiến bà bầu không thể thực hiện được các hoạt động hàng ngày bình thường, hiệu quả.
  • Thường xuyên cảm thấy đau đầu, khả năng tập trung thấp, trí nhớ giảm sút.
  • Da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt
  • Thường xuyên cảm thấy khó thở, không thể vận động liên tục. Thậm chí đi cầu thang bộ cũng cảm tháy mệt mỏi, khó khăn.
  • Có nguy cơ bị bong nhau non, vỡ ối sớm dãn đến sảy thai hoặc sinh non cao.
  • Tỷ lệ bà bầu bị thiếu máu hồng cầu nhỏ bị nhau tiền đạo, tiền sản giật, sản giật cao hơn so với bà bầu không bị thiếu máu.
  • Làm tăng nguy cơ bị băng huyết, nhiễm trùng hậu sản.
  • Lâu hồi phục sau sinh, không có đủ sữa cho con bú, sữa chất lượng thấp khiến con chậm phát triển.

Bà bầu thiếu máu hồng cầu nhỏ có nguy hiểm không?

Bà bầu thiếu máu hồng cầu nhỏ thường xuyên cảm thấy đau đầu

Tác hại đối với sức khỏe thai nhi

  • Thai nhi có nguy cơ bị sinh thiếu tháng, suy thai rất cao
  • Trẻ bị suy dinh dưỡng
  • Trẻ dễ bị mắc các bệnh sơ sinh
  • Bà bầu bị thiếu máu hồng cầu nhỏ sinh con có tỷ lệ trẻ chậm phát triển trí tuệ cao hơn so với bà bầu không bị thiếu máu hồng cầu nhỏ.
  • Bà bầu bị thiếu máu hồng cầu nhỏ có tỷ lệ sinh con bị thiếu máu cao.
  • Trẻ có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

Biện pháp phòng ngừa và điều trị thiếu máu hồng cầu nhỏ khi mang thai

Để chủ động ngăn ngừa bệnh thiếu máu hồng cầu nhỏ không do di truyền, hàng ngày bà bầu có chế độ bổ sung sắt đúng đủ và kịp thời. Cụ thể:

Chế độ ăn với các loại thực phẩm giàu sắt

Mẹ nên lựa chọn các loại thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ; thịt bò, thịt trâu, hải sản hoặc trứng hoặc rau xanh, các loại hạt để bổ sung vào thực đơn hằng ngày giúp ngăn ngừa và điều trị thiếu máu hồng cầu nhỏ khi mang thai.

Ngoài ra nên kết hợp sử dụng nước trái cây có chứa hàm lượng vitamin C giúp hấp thụ sắt vào cơ thể được tốt hơn. Ngoài ra, mẹ cũng nên lựa chọn những thực phẩm có cả vitamin B12, acid folic,… đều thuộc nhóm vi chất có tác dụng tốt trong việc hấp thu sắt để phòng ngừa bệnh.

Bà bầu thiếu máu hồng cầu nhỏ có nguy hiểm không?

Uống thêm viên bổ sung sắt

Mẹ bầu cần uống viên sắt bà bầu hằng ngày để đảm bảo cung cấp đủ sắt tái tạo máu trong thai kỳ, đóng vai trò quan trọng để thai nhi phát triển bình thường và đảm bảo sức khỏe của bà mẹ. Khi uống viên sắt mẹ cần nhớ.

  • Mẹ nên uống viên sắt với liều lượng phù hợp theo từng giai đoạn thai kỳ
  • Tìm hiểu sắt uống trước hay sau ăn tốt nhất giúp sắt được hấp thu hiệu quả. Mẹ nên uống sắt sau ăn sáng từ 1-2h để hấp thu sắt tốt hơn nhé.
  • Uống sắt cùng nước lọc, thức uống giàu vitamin C. Không uống sắt cùng lúc với trà, cà phê, rượu bia, đồ uống có ga…
  • Không uống sắt chung với viên canxi, sữa, sữa chua và các thực phẩm giàu canxi khác.

Bà bầu thiếu máu hồng cầu nhỏ có nguy hiểm không?

Điều trị theo phác đồ của bác sỹ

Khi có các dấu hiệu của thiếu máu hồng cầu nhỏ mẹ bầu bắt buộc phải tới các cơ sở y tế để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh để có hướng điều trị phù hợp. Việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản của thiếu máu. Sau khi bác sĩ thực hiện một số xét nghiệm để xác định nguyên nhân, có thể đưa ra kế hoạch điều trị cụ thể cho tùy tình trạng bệnh như:

  • Truyền máu trong trường hợp mất máu nặng
  • Dùng thuốc kích thích cơ thể tạo ra nhiều tế bào hồng cầu
  • Phẫu thuật để điều trị loét dạ dày gây xuất huyết hoặc khối u trong ruột
  • Dùng thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng mãn tính gây thiếu máu

Những thông tin trên hy vọng có giúp các mẹ hiểu rõ bà bầu thiếu máu hồng cầu nhỏ có nguy hiểm không cũng như cách ngăn ngừa và điều trị bệnh phù hợp. Thiếu máu hay thiếu máu thiếu sắt đều gây nhiều nguy hiểm cho cả mẹ và con. Quan trọng là cần xác định rõ nguyên nhân để có hướng điều trị kịp thời và hiệu quả.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn