Trang chủ » Bà bầu tháng cuối bị són tiểu có phải sắp sinh không?

Bà bầu tháng cuối bị són tiểu có phải sắp sinh không?

(20/03/2024)

Nhiều mẹ bầu bị són tiểu vào tháng cuối nên lo lắng không biết són tiểu có phải sắp sinh hay không để có sự chuẩn bị tốt nhất cho quá trình vượt cạn.

Rate this post

Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị són tiểu khi mang thai tháng cuối

Có nhiều nguyên nhân khiến bà bầu mang thai tháng cuối bị són tiểu, tiểu không kiểm soát. Những nguyên nhân này có thể bao gồm:

Tăng áp lực vùng chậu

Tháng cuối thai kỳ, kích thước thai nhi tăng lên rất nhiều, bụng mẹ to vượt mặt. Điều này cũng gây áp lực lên bàng quang, vùng chậu, khiến hoạt động của những cơ quan này suy yếu, dẫn đến són tiểu. Theo thống kê, tháng cuối thai kỳ có đến 78,8% mẹ bầu gặp phải tình trạng són tiểu, mức độ nặng nhẹ tùy người.

Thay đổi nội tiết

Khi mang thai, nội tiết tố của mẹ bầu thay đổi. Đây cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến niêm mạc bàng quang, niệu đạo, dẫn đến són tiểu, nhất là khi mẹ hắt hơi, ho, thay đổi tư thế.

Bà bầu tháng cuối bị són tiểu có phải sắp sinh không?

Nhiều mẹ bầu bị són tiểu vào tháng cuối thai kỳ

Bầu tháng cuối bị són tiểu có phải sắp sinh không?

Nhiều mẹ bầu không bị són tiểu suốt thời gian mang thai nhưng đến tháng cuối của thai kỳ, giai đoạn gần sinh bé thì lại bị són tiểu. Vì vậy, họ thắc mắc không biết tháng cuối bị són tiểu có phải sắp sinh không.

Như đã nói ở trên, són tiểu do nhiều nguyên nhân gây ra như thay đổi nội tiết, kích thước bụng bầu gây tăng áp lực tử cung. Do đó, khi bị són tiểu tháng cuối, không thể khẳng định đây là dấu hiệu sắp sinh.

Nhiều trường hợp gần đến ngày sinh, bụng bầu tụt hẳn xuống và kích thước tăng đáng kể nên dẫn đến hiện tượng són tiểu nhiều hơn. Đây cũng có thể là dấu hiệu cho thấy mẹ sắp sinh bé. Tốt nhất, mẹ vẫn nên đi siêu âm, kiểm tra để xác định chính xác mình sắp sinh con hay chưa.

Ngoài ra, nhiều người bị rỉ ối nhưng lại nhầm tưởng là són tiểu. Rỉ ối, vỡ ối… là dấu hiệu cho thấy mẹ sắp sinh nên cần chú ý để đến bệnh viện sớm.

Hướng dẫn cách phân biệt tình trạng són tiểu tháng cuối và rỉ ối cho mẹ bầu

Nếu là són tiểu tháng cuối thai kỳ, mẹ không cần quá lo lắng vì tình trạng này sẽ hết sau khi mẹ sinh bé. Nếu là rỉ ối, vỡ ối, mẹ cần đến bệnh viện sớm vì bé có thể chào đời ngay sau đó.

Mẹ cần học cách nhận biết đâu là són tiểu, đâu là rỉ ối để có sự chuẩn bị tốt nhất cho quá trình sinh con.

Bà bầu tháng cuối bị són tiểu có phải sắp sinh không?

Mẹ cần biết cách phân biệt són tiểu và rỉ ối để dự đoán ngày sinh bé

Về màu sắc

Nước tiểu thường có màu vàng nhạt. Trong khi đó, nước ối trong hơn và có thể lẫn các tạp chất màu trắng, là vảy, tóc và chất béo của thai nhi.

Mẹ bầu nên mặc quần lót sáng màu vào tháng cuối thai kỳ để giúp nhận biết rõ hơn chất lỏng tiết ra từ âm đạo là nước tiểu hay nước ối.

Về lượng

Nước tiểu thường rò rỉ không liên tục, chủ yếu bị són tiểu khi ho, hắt hơi… Trong khi đó, nếu vỡ ối thì nước sẽ chảy liên tục, ồ ạt với lượng lớn và không thể kiểm soát. Kèm theo đó, nếu vỡ ối, mẹ có thể sẽ bị đau bụng.

Về mùi

Nước tiểu có mùi rất dễ nhận biết. Trong khi đó, nước ối thường không mùi hoặc mùi rất nhẹ.

Độ pH

Nước tiểu có tính axit còn nước ối có tính kiềm. Để kiểm tra xem mẹ đang bị són tiểu hay rỉ ối, mẹ có thể thử bằng miếng thử độ pH tại nhà.

Các dấu hiệu sắp sinh mẹ bầu cần biết

Nếu đang trong giai đoạn tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu nên biết các dấu hiệu sắp sinh để chuẩn bị tâm lý tốt nhất cho giai đoạn chuyển dạ. Những dấu hiệu cho thấy mẹ sắp sinh gồm:

Bà bầu tháng cuối bị són tiểu có phải sắp sinh không?

Bụng bầu tụt sâu xuống dưới là dấu hiệu mẹ sắp sinh

Bụng tụt xuống thấp

Khi mang thai từ tuần 38 trở đi, bụng của mẹ thường tụt rất thấp so với trước đó. Mẹ bầu sẽ cảm nhận được rõ ràng qua việc soi gương, cảm thấy dễ thở hơn… Nguyên nhân bụng mẹ tụt thấp là do thai nhi đã quay người xuống xương chậu để chuẩn bị chào đời.

Đi tiểu thường xuyên

Đi tiểu nhiều lần cũng có thể là dấu hiệu sắp sinh. Lúc này, đầu thai nhi đã lọt xuống khung chậu nên chèn ép bàng quang, khiến bàng quang không chứa được nhiều nước tiểu và hệ quả là mẹ bầu sẽ đi tiểu thường xuyên.

Chuột rút, đau lưng

Trước sinh khoảng 7 – 10 ngày mẹ bầu có thể bị đau lưng và chuột rút nhiều hơn. Khi chuẩn bị sinh bé, cơ khớp vùng tử cung và vùng chậu giãn nở nên khiến mẹ bị đau và chuột rút.

Bung nút nhầy

Nhiều mẹ bầu truyền tai nhau nếu bụng nút nhầy thì bé sẽ chào đời sau đó ít ngày. Nút nhầy là chất nhầy ở cổ tử cung, giúp bảo vệ tử cung không cho vi khuẩn xâm nhập. Việc nút nhầy bung ra cho thấy em bé đã chuẩn bị chào đời.

Nút nhầy của phụ nữ thường có màu hồng nhạt. Khi thấy âm đạo xuất hiện chất nhầy lớn, hồng nhạt thì mẹ hãy sẵn sàng để chào đón bé yêu.

Ngoài ra, mẹ bầu có thể gặp thêm các dấu hiệu sắp sinh khác như xuất hiện cơn co thắt, rỉ ối, vỡ ối, ngừng tăng cân… Mẹ hãy chủ động quan sát cơ thể mình để sớm đến bệnh viện sinh bé.

Bên cạnh việc tìm hiểu xem bị són tiểu tháng cuối có phải sắp sinh không thì mẹ bầu đừng quên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để thai nhi phát triển và mẹ cũng có đủ sức khỏe để vượt cạn thành công. Trong đó, cần bổ sung sắt và canxi cho bà bầu vì đây là hai dưỡng chất rất quan trọng cho mẹ bầu và thai nhi.

sat va canxi cho ba bau

Bộ đôi sắt và canxi cho bà bầu nhập khẩu Châu Âu 

Khi bổ sung sắt và canxi, nhiều chị em quan tâm bà bầu uống sắt và canxi đến khi nào thì dừng. Theo khuyến cáo, mẹ nên bổ sung sắt ngay từ khi chuẩn bị mang thai, canxi nên uống từ 3 tháng giữa thai kỳ. Hoặc mẹ cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để có chỉ định phù hợp. 

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn