Trang chủ » Són tiểu khi mang thai tháng cuối có sao không?

Són tiểu khi mang thai tháng cuối có sao không?

(12/03/2024)

Giai đoạn cuối thai kỳ, khi bụng mẹ lớn hơn, tình trạng chèn ép tử cung diễn ra rõ rệt hơn khiến rất nhiều mẹ bầu bị són tiểu. Vậy són tiểu khi mang thai tháng cuối có sao không và mẹ nên làm gì để cải thiện?

Rate this post

Són tiểu khi mang thai tháng cuối là tình trạng mẹ bầu bị són tiểu một cách không kiểm soát, thường xảy ra khi mẹ ho, hắt hơi, gắng sức, thay đổi tư thế… Điều này khiến cho vùng kín của mẹ luôn trong tình trạng ẩm ướt rất khó chịu. Són tiểu khi mang thai tháng cuối ảnh hưởng đến tâm lý của mẹ bầu, khiến họ tự ti, khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt thường ngày.

Những ai thường bị són tiểu khi mang thai?

Mẹ bầu nào cũng có thể bị són tiểu khi mang thai, khi bụng bầu đã tăng rất nhiều về kích thước, gây chèn ép bàng quang. Tuy nhiên, có một số đối tượng, nguy cơ bị són tiểu khi mang thai cao hơn, đó là:

  • Mẹ bầu thừa cân, béo phì.
  • Mẹ bầu mang thai khi lớn tuổi, trên 35 tuổi.
  • Mẹ bầu từng phẫu thuật vùng chậu trước đó.
  • Mẹ bầu sinh nở nhiều lần, từng sinh thường trước đó khiến cho âm đạo có xu hướng ngả sau.
  • Mẹ bầu uống rượu bia, bị ho mãn tính…

Són tiểu khi mang thai tháng cuối có sao không?

Tình trạng són tiểu rất thường gặp ở mẹ bầu mang thai tháng cuối

Són tiểu khi mang thai tháng cuối có sao không?

Són tiểu khi mang thai có thể do nhiều nguyên nhân gây nên. Bao gồm các nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân do bệnh lý.

Thông thường, són tiểu khi mang thai không nguy hiểm vì nó chủ yếu do các nguyên nhân sinh lý như thay đổi nội tiết, tử cung chèn ép tạo áp lực cho bàng quang khiến chức năng của bàng quang bị ảnh hưởng… Những trường hợp này không nguy hiểm và sẽ tự khỏi khi mẹ bầu sinh bé xong.

Với nhóm nguyên nhân bệnh lý gây són tiểu khi mang thai tháng cuối thì tiềm ẩn nguy cơ nguy hiểm hơn. Thông thường, các bệnh lý có thể gây són tiểu đó là nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm trùng đường tiểu. Ngoài són tiểu, mẹ có thể gặp các triệu chứng khác như tiểu buốt, tiểu rắt. Són tiểu do bệnh lý gây ra có thể ảnh hưởng đến sức khỏe do vi khuẩn tấn công. Mẹ không chỉ khó chịu với các triệu chứng mà vi khuẩn cũng có thể gây hại đến thai nhi nên cần được điều trị sớm.

Bên cạnh đó, những tác động tiêu cực mà tình trạng són tiểu khi mang thai tháng cuối gây ra cho mẹ bầu còn có:

Gây mất ngủ

Việc són tiểu ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ. Mẹ sẽ cảm thấy khó đi vào giấc ngủ khi vùng kín luôn ẩm ướt, mẹ cũng phải thức dậy nhiều lần để đi tiểu khiến giấc ngủ bị gián đoạn, khó vào giấc lại.

Việc thiếu ngủ kéo dài ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, khiến mẹ bầu mệt mỏi, suy nhược… Thai nhi cũng vì thế mà bị tác động, phát triển chậm hơn bình thường.

Ảnh hưởng đến cuộc sống

Bị són tiểu khiến mẹ thường xuyên phải thay quần lót. Hơn nữa, mẹ cũng có xu hướng đi tiểu nhiều lần hơn. Điều này làm gián đoạn công việc thường ngày của mẹ.

Són tiểu khi mang thai tháng cuối có sao không?

Tình trạng són tiểu gây phiền toái đến cuộc sống thường ngày của mẹ bầu

Ảnh hưởng tâm lý

Bị són tiểu khiến mẹ thấy mệt mỏi, khó chịu. Mẹ cũng cảm thấy tự ti, ngại ngùng hơn với những người xung quanh. Khi mang thai, tâm lý mẹ vốn dĩ đã nhạy cảm, việc són tiểu thường xuyên khiến mẹ căng thẳng hơn bình thường.

Căng thẳng, lo lắng có thể khiến mẹ bị tăng nhịp tim, tăng huyết áp… ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và thai kỳ.

Biện pháp cải thiện són tiểu khi mang thai tháng cuối

Són tiểu khi mang thai tháng cuối chủ yếu do những thay đổi của cơ thể mẹ gây nên. Do đó, khi có thể điều trị dứt điểm mà nó chỉ thật sự chấm dứt khi mẹ đã sinh bé.

Tuy nhiên, mẹ cũng có thể giảm nhẹ và cải thiện tình trạng són tiểu bằng các cách dưới đây:

  • Tạo thói quen đi tiểu theo giờ để luyện tập sức chịu đựng của bàng quang.
  • Không nên để mót tiểu quá mới đi tiểu vì có thể gây són tiểu trước khi kịp di chuyển đến nhà vệ sinh.
  • Thực hiện các bài tập giúp tăng sức chịu đựng của cơ sàn chậu như yoga, bài tập Kegel.
  • Hạn chế đồ uống có khả năng gây đi tiểu nhiều như cà phê, nước ngọt có ga, bia…
  • Nếu tình trạng không cải thiện, có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để có lời khuyên phù hợp nhất!

Việc tìm cách để cải thiện tình trạng són tiểu khi mang thai tháng cuối là cần thiết. Tuy nhiên, mẹ cũng đừng quá lo lắng mà hãy xây dựng chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi đầy đủ để giúp cơ thể khỏe mạnh và em bé phát triển tốt.

Đặc biệt, mẹ đừng quên bổ sung đầy đủ các vi chất thiết yếu: axit folic, sắt và canxi cho bà bầu, DHA, … Đây là những vi chất rất quan trọng đối với thai kỳ, giúp mẹ không bị thiếu máu thiếu sắt, thiếu canxi, hỗ trợ thai nhi phát triển toàn diện!

vien uong bo sung sat va canxi

Bộ đôi sắt và canxi cho bà bầu – Nhập khẩu Châu Âu chính hãng

Khi sử dụng sắt và canxi, nhiều chị em quan tâm bà bầu uống sắt và canxi đến khi nào thì dừng. Theo khuyến cáo của các chuyên gia sản khoa, mẹ nên bổ sung sắt ngay từ khi chuẩn bị mang bầu, canxi nên uốn từ 3 tháng giữa thai kỳ. Hoặc mẹ cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để có chỉ định phù hợp. Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng giúp mẹ khỏe, em bé phát triển toàn diện.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn