Trang chủ » Bà bầu mấy tháng bị chuột rút?

Bà bầu mấy tháng bị chuột rút?

(25/09/2023)

Chuột rút là hiện tượng thường thấy ở mẹ bầu trong quá trình mang thai vì có nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy bà bầu mấy tháng bị chuột rút?

Rate this post

Nguyên nhân gây chuột rút ở mẹ bầu

Hiện tượng chuột rút ở bà bầu xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo các chuyên gia, có những nguyên nhân thường gặp sau đây:

  • Do trọng lượng cơ thể mẹ tăng cao

Theo các bác sĩ, vào ban đêm, vào mùa lạnh và càng đến cuối thai kỳ thì hiện tượng chuột rút ở mẹ bầu càng xảy ra thường xuyên hơn. Ngoài ra, một nguyên nhân khác nữa là vào những ngày đầu thai kỳ, bà bầu hay bị ốm nghén, nôn và thậm chí không ăn uống được sẽ khiến cơ thể thiếu dinh dưỡng, bị mất nước,…gây co cứng cơ cho bà bầu.

Bà bầu mấy tháng bị chuột rút?

Trọng lượng cơ thể tăng cao khiến mẹ bị chuột rút

  • Do em bé lớn dần lên

Khi thai nhi lớn dần lên, tử cung của người mẹ sẽ phải giãn rộng ra để có đủ không gian cho con. Điều này đồng nghĩa với việc nhóm cơ và dây chằng nâng đỡ tử cung ở mẹ bầu sẽ bị kéo căng. Từ đó gây ra các cơn đau nhức và co rút ở vùng bụng.

  • Thiếu hụt canxi ở thai nhi

Một nguyên nhân phổ biến khác nữa gây nên hiện tượng chuột rút ở mẹ bầu đó là tình trạng bị thiếu hụt canxi. Trong giai đoạn mang thai, nhất là vào những thai kỳ cuối nhu cầu canxi của cơ thể sẽ tăng cao để “phục vụ” cho sự phát triển của bé trong bụng.

Khi lượng canxi không được cung cấp đầy đủ sẽ khiến cơ thể mẹ có xu hướng tự “rút” canxi để truyền cho bé. Tình trạng thiếu canxi làm cơ bắp của mẹ dễ đau nhức, dễ căng cơ và thậm chí bị co rút.

Bà bầu mấy tháng bị chuột rút?

Bà bầu mấy tháng bị chuột rút?

Tháng thứ 3 thai kỳ là thời điểm mẹ dễ bị chuột rút

Tháng thứ 3 thai kỳ là thời điểm mà mẹ sẽ xuất hiện cảm giác khó chịu do bị chuột rút và các cơn đau ngày càng xuất hiện thường xuyên khi thai nhi lớn dần. Tình trạng này xảy ra cả ban ngày và thường nặng hơn vào ban đêm, ảnh hưởng nhiều tới giấc ngủ của mẹ. Tuy nhiên, tình trạng này không để lại hậu quả gì cho mẹ và sẽ tự hết khi kết thúc thai kỳ.

Thông thường, vị trí bị chuột rút thường gặp nhất là ở bắp chân, đùi, bàn chân, ngoài ra còn hay gặp ở tay, thân mình. Lưu ý trường hợp chuột rút ở bụng mẹ cần chú ý vì có khả năng sảy thai. Bên cạnh cơn đau đột ngột, mẹ cũng có thể cảm thấy một khối mô cứng bên dưới da.

Nếu chuột rút khi mang thai có kèm theo triệu chứng như ra máu, đau mạnh ở bụng hay trên đỉnh vai, thân nhiệt tăng cao hoặc đau dữ đội ở phần bị đau thì mẹ cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời nhé.

Mẹ bầu bị chuột rút nên làm gì?

Bổ sung canxi cho mẹ bầu

Điều quan trọng nhất là mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ lượng canxi cần thiết trong thực đơn hàng ngày (như hải sản, trứng, sữa, cá…). Khi nhu cầu canxi tăng lên, mẹ có thể bổ sung thêm viên canxi tổng hợp theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên mẹ cần lưu ý trước khi quyết định uống bổ sung canxi, mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được kê lượng phù hợp bởi nếu dư hoặc thiếu canxi đều mang đến hậu quả khó lường.

Ngoài canxi ra, gần ngày bé chào đời, mẹ cũng nên cung cấp các vi chất quan trọng bằng việc sử dụng viên uống sắt cho bà bầu, axit folic, DHA,… để đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho sức khỏe của mẹ và bé. Mẹ lưu ý sử dụng sản phẩm chính hãng, uống đúng liều lượng và đúng cách nhằm đạt hiệu quả tốt nhất.

Viên canxi cho bà bầu nhập khẩu Châu Âu chính hãng

Viên canxi cho bà bầu nhập khẩu Châu Âu chính hãng

Nếu mẹ thắc mắc uống sắt xong có được ăn hoa quả không thì các chuyên gia khuyên mẹ uống sắt xong nên ăn các loại hoa quả giàu vitamin C (như cam, lê, ổi, quýt, bưởi…) nhằm tăng khả năng hấp thụ sắt vào cơ thể tốt hơn.

Thường xuyên vận động nhẹ nhàng, thư giãn nhiều hơn

Các chị em nên để cơ thể, đặc biệt là đôi chân được vận động, thư giãn thường xuyên. Ngoài ra, bà bầu cũng cần tránh tình trạng đứng/ngồi 1 chỗ quá lâu khiến bà bầu bị chuột rút nặng nề hơn. Tuy nhiên, mẹ cũng nhớ không nên vận động quá mạnh, nhất là mang vác nặng sẽ khiến đôi chân càng bị “đè nặng” và hiện tượng chuột rút xảy ra trầm trọng hơn đấy nhé!

Ngoài ra, mẹ cũng có thể áp dụng biện pháp mát-xa chân bằng cách nhẹ nhàng xoa bóp, mát-xa từ đùi đến bắp chân, ngón chân, mắt cá,… để máu được lưu thông tốt hơn và các nhóm cơ cũng được thư giãn và hoạt động tốt hơn.

Chú ý uống đủ nước mỗi ngày

Bà bầu mấy tháng bị chuột rút?

Bà bầu nên uống đủ nước mỗi ngày để hạn chế chuột rút

Ngoài ra, mẹ cũng cần ăn uống đầy đủ đặc biệt là uống đủ nước lọc mỗi ngày để tránh bị mất nước, mất cân bằng điện giải gây co cứng cơ. Khi đang bị chuột rút, mẹ bầu có thể xoa bóp hoặc đặt túi chườm hoặc là dùng một chai nước nóng chườm lên vùng bị đau nhé.

Mong rằng với những thông tin trên sẽ giúp mẹ hiểu rõ hơn về việc bà bầu mấy tháng bị chuột rút và có những biện pháp khắc phục hiệu quả. Chúc mẹ có thai kỳ trọn vẹn và khỏe mạnh nhé!

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn