Trang chủ » Bà bầu bị chuột rút từ tháng thứ mấy thai kỳ?

Bà bầu bị chuột rút từ tháng thứ mấy thai kỳ?

(02/05/2022)

Tình trạng chuột rút rất phổ biến ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, thời điểm bị chuột rút ở mỗi người lại khác nhau. Bà bầu bị chuột rút từ tháng thứ mấy thai kỳ là vấn đề được quan tâm để có biện pháp phòng ngừa và biết cách xử lý ngay từ sớm.

Rate this post

Chuột rút là hiện tượng gì?

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau ở một bắp thịt nào đó trên cơ thể, khiến việc cử động khó khăn. Chuột rút có thể gặp ở bất kỳ bắp thịt nào nhưng phổ biến nhất là ở bắp chân, cổ chân, hông, bắp thịt đùi, ở các ngón chân, dọc bàn chân và cơ bụng.

Chuột rút có thể kéo dài vài giây hoặc vài phút rồi tự hết. Có trường hợp vừa hết lại co trở lại gây đau đớn và cần biện pháp khắc phục ngay để cải thiện. Bà bầu là đối tượng rất dễ bị chuột rút do khi mang thai cơ thể mẹ có nhiều thay đổi.

Bà bầu bị chuột rút từ tháng thứ mấy của thai kỳ?

Hầu hết mẹ bầu ai cũng bị chuột rút. Có người bị sớm, có người bị muộn. Có người bị chuột rút liên tục nhưng cũng có những người cả thai kỳ chỉ bị 2-3 lần. Vì thế, không thể khẳng định chính xác bà bầu bị chuột rút từ tháng thứ mấy.

Bà bầu bị chuột rút từ tháng thứ mấy thai kỳ?

Mỗi mẹ bầu bị chuột rút ở từng thời điểm khác nhau

Chuột rút có thể xảy ra ở những tháng đầu tiên, khi mẹ bầu mới mang thai, có thể xảy ra ở giữa thai kỳ. Tuy nhiên, đa số các trường hợp bắt đầu bị chuột rút vào giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ. Thời gian này mẹ bị chuột rút nhiều lần, đặc biệt là xảy ra vào ban đêm, khi mẹ bầu đang ngủ nên khiến mẹ rất khó chịu, mệt mỏi vì giấc ngủ bị gián đoạn.

Chuột rút có nguy hiểm không?

Chuột rút 3 tháng đầu thai kỳ không có gì nguy hiểm, đó dường như là dấu hiệu trứng thụ tinh thành công vào tổ. Khi đó, tử cung sẽ tăng kích thước để thích nghi với sự xuất hiện của thai nhi nên có thể khiến mẹ bị chuột rút.

Ở giai đoạn 3 tháng giữa, tình trạng chuột rút ít xảy ra. Đa số những trường hợp mẹ bầu bị chuột rút là do mang song thai, đa thai khiến tử cung phát triển nhanh vượt bậc nên gây chèn ép lên các dây thần kinh và mạch máu, dẫn đến chuột rút. Ngoài ra, đau dây chằng cũng gây chuột rút. Tình trạng này không có gì nguy hiểm, đó chỉ là sự thay đổi thông thường khi phụ nữ mang thai.

Tuy nhiên cũng có một số trường hợp bị chuột rút 3 tháng giữa có thể là dấu hiệu của bệnh u xơ tử cung do lượng máu không đủ cung cấp nên các khối u này bị vỡ, gây đau đớn và chuột rút.

Bà bầu bị chuột rút từ tháng thứ mấy thai kỳ?

Chuột rút không quá nguy hiểm nên mẹ bầu không cần lo lắng quá mức

Giai đoạn 3 tháng cuối, bà bầu bị chuột rút chủ yếu là do sự tăng nhanh của kích thước thai nhi cũng như cân nặng của mẹ đã tạo áp lực lên các mạch máu, cơ xương khớp dẫn đến tê nhức chân tay, chuột rút. Một số trường hợp chuột rút có thể do mẹ bị thiếu canxi, thiếu nước, thiếu khoáng… cần được bổ sung kịp thời.

Biện pháp cải thiện tình trạng chuột rút

Dù là chuột rút ở giai đoạn nào của thai kỳ thì mẹ cũng nên áp dụng những cách sau để khắc phục:

Bổ sung canxi

Thiếu canxi là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến mẹ bầu bị chuột rút. Vì thế mẹ cần bổ sung đủ canxi thông qua việc tiêu thụ những sản phẩm giàu canxi như trứng, sữa, rau bi na, rau cải xoong, các loại hạt… và sử dụng viên bổ sung canxi cho bà bầu để đáp ứng đủ nhu cầu canxi tăng cao của mẹ bầu.

Bà bầu bị chuột rút từ tháng thứ mấy thai kỳ?

Mẹ bầu cần bổ sung canxi đầy đủ trong thai kì

Khi bổ sung canxi mẹ nên lưu ý không uống canxi với nước cam vì sẽ gây cản trở khả năng hấp thụ, gây lắng đọng canxi. Tình trạng lắng đọng diễn ra trong thời gian dài sẽ gây hại cho cả mẹ và thai nhi nên mẹ bầu hết sức lưu ý.

Ngâm chân

Mẹ bầu thường bị chuột rút ở bắp chân nên trước khi đi ngủ, mẹ nên ngâm chân bằng nước ấm, có thể là nước ấm không hoặc nước thảo mộc để giúp thư giãn, tăng lưu thông máu, chống lại chuột rút hiệu quả. Ngâm chân trước khi đi ngủ 15 phút sẽ giúp mẹ thư thái và có giấc ngủ ngon hơn.

Massage

Massage giúp giảm đau và tăng cường lưu thông máu hiệu quả. Vì vậy, mẹ bầu thường xuyên massage những vùng dễ bị chuột rút như bắp chân, đùi, bàn chân, các ngón chân, mông… sẽ giúp ngăn chặn tình trạng chuột rút hiệu quả.

Uống đủ nước

Uống đủ nước không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn là cách giảm chuột rút hiệu quả mà không phải mẹ bầu nào cũng biết. Mẹ bầu nên uống 2,5 – 3 lít nước mỗi ngày để đáp ứng đủ nhu cầu nước của cơ thể.

Vận động

Mẹ bầu không nên ngồi, nằm hay đứng một chỗ quá lâu mà hãy vận động thường xuyên để tăng cường lưu thông máu, ngăn ngừa chuột rút. Các bài tập như đi bộ, yoga rất phù hợp với mẹ bầu, lại hỗ trợ sinh nở dễ dàng hơn.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn