(30/05/2023)
Uống viên sắt có tác dụng phụ gì? Hướng dẫn cách hạn chế tác dụng phụ khi uống sắt để có thể hấp thụ sắt tốt nhất, không khiến cơ thể bị khó chịu.
Sắt là một khoáng chất có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể. Do đó, ngoài việc tiêu thụ các nhóm thực phẩm chứa sắt, nhiều đối tượng đã bổ sung dưỡng chất này thông qua đường uống. Tuy nhiên, nếu uống viên sắt không đúng cách có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
Những tác dụng phụ có thể gặp phải khi uống sắt bao gồm:
Táo bón
Tác dụng phụ phổ biến nhất của việc uống viên sắt là gây táo bón. Những triệu chứng người uống có thể gặp khi bị táo bón do uống sắt bao gôm: khó đi ngoài, khi đi phải rặn nhiều, số lần đi vệ sinh rất ít, đi ngoài phân có màu đen đậm, mùi bất thường hoặc lẫn máu,…
Nguyên nhân của tình trạng trên có thể do người bệnh chọn loại sắt không phù hợp. Những loại sắt vô cơ khó hấp thu vào cơ thể, tăng khả năng bị táo bón cho mẹ bầu. Ngoài ra, việc không uống đủ nước khi uống sắt cũng khiến người sử dụng sẽ bị táo bón.
Tác dụng phụ phổ biến nhất của uống sắt là bị táo bón
Dị ứng mẩn ngứa
Tác dụng phụ có thể gặp khi uống sắt phải kể đến tình trạng dị ứng ứng mẩn ngứa. Dị ứng với thuốc sắt, tá dược sử dụng trong dạng bào chế chứa sắt có thể gây nên các các hiện tượng dị ứng như: phát ban, mẩn ngứa, nổi mề đay, khó thở, tức ngực, sưng phù miệng, mặt, môi, lưỡi…..Các vết ban đỏ, mề đay kèm theo cảm giác khó chịu, ngứa ngáy ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người bệnh.
Người dùng có thể bị mẩn ngứa khi uống sắt
Buồn nôn hoặc bị nôn liên tục, kéo dài
Nếu chúng ta uống viên sắt vô cơ sẽ có thể gặp tác dụng phụ như buồn nôn. Sắt vô cơ là loại sắt được phóng thích, chuyển hóa nhanh chóng tại dạ dày, không thể kiểm soát lượng sắt được hấp thụ, dễ gây cảm giác buồn nôn khi sử dụng.
Bên cạnh đó, việc uống thuốc sắt khi bụng đói khiến dạ dày dễ bị kích ứng và gây buồn nôn nhiều. Ngoài buồn nôn, người sử dụng còn có thể gặp tình trạng dạ dày co thắt, đau dạ dày, trào ngược dịch mật, ợ hơi, ợ chua.
Nôn và buồn nôn là tác dụng phụ thường gặp khi uống sắt
Dưới đây là một số cách hạn chế tác dụng phụ, giúp hấp thụ sắt tốt nhất:
Lựa chọn viên sắt phù hợp với cơ thể
Viên sắt phù hợp với cơ thể giúp chúng ta có thể hấp thụ sắt tốt nhất. Đồng thời ngăn ngừa khả năng cơ thể bị dị ứng hay bị kích ứng với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.
Lựa chọn viên sắt phù hợp với cơ thể
Chọn loại sắt dễ hấp thụ, có hàm lượng sắt tiêu chuẩn
Sắt dễ hấp thụ giúp chúng ta có thể chuyển hóa và hấp thụ toàn bộ lượng sắt được cung cấp. Ngoài ra, hàm lượng sắt tiêu chuẩn, đáp ứng vừa đủ nhu cầu của mỗi người sẽ giúp chúng ta có thể hấp thụ sắt hoàn toàn. Khi không có sắt dư thừa tồn dư trong cơ thể, các tác dụng phụ của sắt cũng được hạn chế xuống mức tối thiểu.
Sắt hữu cơ thường được các bác sĩ khuyên dùng vì có khả năng hấp thụ cao lại ngăn ngừa các tác dụng phụ rất hiệu quả. Trong các loại sắt hiện nay, sắt Ferrochel có khả năng hấp thụ cao hơn 14 loại sắt còn khác trên thị trường.
Uống sắt với nhiều nước
Uống sắt với nhiều nước không chỉ nhuận tràng, giảm táo bón mà còn cung cấp cho cơ thể lượng nước cần thiết, tránh mất nước. Thiếu nước có thể khiến chúng ta cảm thấy khó chịu, chóng mặt. Thiếu nước nghiêm trọng còn khiến chúng ta bị ngất xỉu, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Tăng cường sử dụng chất xơ, thực phẩm giàu sắt
Thực phẩm giàu sắt giúp bổ sung sắt, ngăn ngừa thiếu máu hiệu quả, lành mạnh, không có tác dụng phụ. Một người bình thường mỗi ngày chỉ cần bổ sung khoảng 15mg sắt. Hàm lượng sắt này có thể được bổ sung đủ thông qua các loại thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, hải sản, động vật thân mềm có vỏ, gan động vật, rau có màu xanh thẫm,…
Chỉ có bà bầu, người thiếu máu thiếu sắt mới cần uống viên sắt bổ sung theo hàm lượng được bác sĩ chỉ định. Qua đó có thể tái tạo đủ máu, phục vụ cho các hoạt động sống của cơ thể.
Ngoài ra thực phẩm còn giúp chúng ta bổ sung chất xơ, ngăn ngừa và hạn chế táo bón khi uống sắt
Tăng cường sử dụng chất xơ, thực phẩm giàu sắt
Ăn hoặc uống nước ép trái cây giàu vitamin C
Vitamin C giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt nhất. Uống nước ép hoặc ăn các loại trái cây giàu vitamin C giúp chúng ta có thể hấp thụ hoàn toàn lượng sắt được cung cấp, hạn chế tác dụng phụ rất hiệu quả.
Uống đúng liều lượng
Thiếu máu có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Thừa sắt cũng có thể khiến chúng ta gặp các biến chứng tiêu cực khiến cơ thể mắc nhiều bệnh khác nhau. Vì thế chúng ta chỉ được bổ sung sắt theo đúng hàm lượng bác sĩ đã chỉ định. Đây cũng chính là cách hạn chế tác dụng phụ của viên sắt hiệu quả.
Không sử dụng thức ăn chiên, xào và các loại đồ uống ức chế sắt
Đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ là nguyên nhân chủ yếu khiến chúng ta mắc chứng táo bón, nóng trong bởi chúng có thể cản trở hấp thụ sắt. Sữa, trà, cà phê, đồ uống có ga có thể làm ức chế sắt, cản trở cơ thể hấp thụ sắt. Vì thế chúng ta chỉ có thể sử dụng các loại thực phẩm này trước hoặc sau khi uống sắt 1 – 2h.
Không sử dụng thức ăn chiên, xào và các loại đồ uống ức chế sắt
Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu uống viên sắt có tác dụng phụ gì? Đồng thời khám phá những phương pháp hạn chế tác dụng phụ của viên sắt tốt nhất. Đó cũng là những cách bổ sung sắt đúng cách, ngăn ngừa và điều trị thiếu máu thiếu sắt hiệu quả.
BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?
ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ