Trang chủ » Trẻ sơ sinh bị táo bón lâu ngày có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh bị táo bón lâu ngày có nguy hiểm không?

(09/11/2022)

Táo bón ở trẻ sơ sinh là bệnh lý thường gặp, tuy nhiên, nếu để tình trạng này diễn ra dai dẳng, kéo dài có thể dẫn đến những biến chứng không mong muốn. Mời các mẹ cùng tìm hiểu về tình trạng trẻ sơ sinh bị táo bón lâu ngày trong bài viết dưới dây để có phương pháp phòng và điều trị phù hợp.

Rate this post

Như thế nào là táo bón ở trẻ sơ sinh?

Trẻ sơ sinh đi ngoài từ 2-3 lần/ngày, phân bình thường, không bị khô cứng hay vón cục là hệ tiêu hóa của bé bình thường – số lần đi ngoài và tình trạng phân có thể thay đổi một chút tùy thuộc vào việc bé bú mẹ hoàn toàn hay sử dụng sữa công thức. Tuy nhiên, nếu số lần đi ngoài của bé ít hơn so với bình thường và tình trạng phân thay đổi thì mẹ cần chú ý xem bé có bị táo bón hay không.

Khi bé bị táo bón sẽ gây khó tiêu, trướng bụng mà các biểu hiện dễ thấy nhất mà mẹ có thể quan sát như: bé trở nên biếng ăn, bỏ bú; thường xuyên quấy khóc, cáu gắt; bụng trướng to hơn và cứng hơn; khi đi ngoài, bé phải rặn lâu, mặt đỏ và phân bị vón cục;…

Trẻ sơ sinh bị táo bón lâu ngày có nguy hiểm không?

Táo bón ở trẻ sơ sinh là bệnh lý tiêu hóa khá phổ biến

Với trẻ sơ sinh, nguyên nhân bị táo bón phần lớn là do chế độ dinh dưỡng mà trẻ hấp thu: do bé bú ít khiến cơ thể thiếu nước, do sữa mẹ bị nóng và không đủ chất xơ, do bé bú sữa công thức nhưng không hợp hoặc do pha sữa không đúng liều lượng. Ngoài nguyên nhân dinh dưỡng, các mẹ có thể theo dõi thêm các nguyên nhân bệnh lý hoặc bẩm sinh như: do dùng thuốc điều trị, do chứng phình đại tràng bẩm sinh, suy giáp trạng bẩm sinh,…

Trẻ sơ sinh bị táo bón lâu ngày có nguy hiểm không?

Mặc dù táo bón không phải là bệnh nguy hiểm, tuy nhiên, nếu để tình trạng này kéo dài sẽ dễ dẫn đến những biến chứng tiêu hóa không mong muốn ở trẻ.

Táo bón lâu ngày khiến trẻ có tâm lý sợ hãi khi đi ngoài

Bị táo bón lâu ngày khiến trẻ cần rặn nhiều và rất đau đớn khi đi ngoài. Chính vì thế, trẻ thường sẽ sinh ra tâm lý sợ hãi, cố gắng nhịn đi ngoài để không phải trải qua cảm giác đau đớn đó nữa dẫn đến tình trạng táo bón ngày càng nặng thêm. Ngoài ra, khi trẻ bị táo bón dai dẳng, phân cứng khó đi và phải rặn nhiều có thể khiến trẻ bị nứt kẽ hậu môn và sẽ nguy hiểm hơn nếu các vết nứt này chuyển thành viêm hoặc áp xe.

Trẻ sơ sinh bị táo bón lâu ngày có nguy hiểm không?

Táo bón lâu ngày khiến trẻ đau đớn, sợ hãi mỗi khi đi ngoài

Táo bón lâu ngày ảnh hưởng đến sự phát triển tâm – sinh lý ở trẻ

Khi bị táo bón, trẻ dễ dàng bỏ bú, biếng ăn lâu ngày dẫn đến cơ thể không được cung cấp đủ lượng dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển. Nguồn dinh dưỡng thiếu hụt khiến cho cơ thể không được phát triển toàn diện cả về trí tuệ và thể chất.

Trẻ bị táo bón lâu ngày dễ gặp các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa

Đặc biệt là các bệnh về đường ruột, đại tràng như: rối loạn tiêu hóa, kém hấp thu, rối loạn chức năng vận chuyển ruột, bệnh đại tràng, viêm – tắc ruột,…

Táo bón lâu ngày có thể khiến trẻ bị trĩ nội, trĩ ngoại

Khi bị táo bón, trẻ cần cố rặn rất lâu mới có thể đi ngoài được, tình trạng này diễn ra thời gian dài sẽ dẫn đến trẻ bị trĩ nội, trĩ ngoại, gây đau ngứa và chảy máu.

Táo bón lâu ngày khiến trẻ bị tích tụ các độc tố trong cơ thể

Không đi ngoài được khiến cho phân bị tích tụ trong đại trực tràng, các độc tố không được giải phóng sẽ thấm ngược lại cơ thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của các cơ quan, bộ phận khác.

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị táo bón lâu ngày?

Trẻ sơ sinh bị táo bón là tình trạng khá phổ biến, vì thế, nếu không phải do nguyên nhân bệnh lý thì các mẹ có thể theo dõi và điều trị tại nhà. Các mẹ có thể tham khảo một số phương pháp dưới đây:

  • Bổ sung thêm nước cho trẻ: thông thường, trẻ sơ sinh chỉ cần bú sữa mẹ đã đủ lượng nước cần thiết. Tuy nhiên, các bé bị táo bón chứng tỏ lượng nước trong cơ thể vẫn đang bị thiếu hụt, mẹ có thể cho bé uống thêm khoảng 200ml/ngày để bổ sung.
  • Massage bụng cho trẻ: massage bụng sau ăn khoảng 20 – 30 phút sẽ giúp kích thích nhu động ruột, thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn được tốt hơn. Ngoài ra, massage bụng còn giúp trẻ thư giãn tinh thần, kích thích trẻ ăn ngon ngủ ngon, hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng của mẹ: với các bé bú mẹ hoàn toàn thì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng duy nhất. Chính vì thế, khi trẻ bị táo bón thì mẹ cần xem xét lại chế độ ăn của mình, tăng cường ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng, giàu chất xơ, vitamin. Ngoài ra, mẹ cũng cần bổ sung thêm các vi chất và khoáng cần thiết như DHA, sắt cho mẹ sau sinh, canxi,… để đảm bảo dinh dưỡng cho sữa.

Viên sắt cho mẹ cho con bú tốt

Viên uống bổ sung sắt cho mẹ bầu, mẹ sau sinh, đang cho con bú

  • Vận động cơ thể cho trẻ nhiều hơn: vận động cơ thể thường xuyên giúp cho cơ bụng của bé được co bóp nhiều hơn, tốt cho việc đại tiện. Với trẻ sơ sinh, mẹ có thể thường xuyên xoa bóp tay chân, cho trẻ vươn vai hoặc massage cơ thể cho trẻ

Hệ tiêu hóa khỏe mạnh là tiền đề rất lớn cho sự phát triển về thể chất và trí tuệ. Vì thế, khi bé có những dấu hiệu bất thường về tiêu hóa, các mẹ hãy bình tĩnh xem xét rõ tình trạng, nguyên nhân để có phương pháp xử lý hiệu quả và nhanh nhất, giúp bé có cơ thể khỏe mạnh nhé.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn