Trang chủ » Trẻ sơ sinh bị táo bón và nôn trớ là do đâu?

Trẻ sơ sinh bị táo bón và nôn trớ là do đâu?

(07/11/2022)

Táo bón và nôn trớ là những rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ sơ sinh. Nếu không được can thiệp kịp thời có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ. Cùng tìm hiểu nguyên nhân trẻ sơ sinh bị táo bón và nôn trớ để giúp các mẹ có cách xử lí phù hợp.

Rate this post

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị táo bón và nôn trớ

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn chưa ổn định, chưa thể hoạt động bình thường như trẻ lớn nên rất dễ gặp phải các tình trạng rối loạn tiêu hóa không mong muốn. Táo bón và nôn trớ là 2 dạng rối loạn điển hình của trẻ sơ sinh dễ mắc phải.

Trẻ dễ bị táo bón do đâu?

Trẻ sơ sinh bị táo bón và nôn trớ là do đâu?

Trẻ sơ sinh bị táo bón có thể do sữa mẹ không đảm bảo dinh dưỡng

Táo bón là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Biểu hiện của táo bón là trẻ đi ngoài không thường xuyên, 2 – 3 ngày mới đi một lần, phân khô rắn, đóng khuôn, cứng như sỏi hoặc to, rắn, bụng bị cứng, có cảm giác đau, mót đi cầu nhưng không đi được,…

Nguyên nhân của tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là sữa mẹ bị nóng, người mẹ đang cho con bú cũng bị táo bón, mẹ ăn ít chất xơ, không ăn rau quả,… do bé ăn chưa đủ lượng trong ngày, pha sữa quá đặc, bé bị rối loạn tiêu hóa… Bên cạnh đó, mẹ bầu ít uống nước, sử dụng viên uống vitamin sau sinh không đúng cách gây nhiều tác dụng phụ cũng khiến trẻ bú dễ bị táo bón.

Trẻ dễ nôn trớ do đâu?

Trẻ sơ sinh bị táo bón và nôn trớ là do đâu?

Trẻ dễ nôn trớ do bú không đúng cách 

Nôn trớ là hiện tượng đẩy ngược các chất trong dạ dày qua miệng dưới tác động gắng sức của cơ thể. Rối loạn tiêu hóa dạng này có thể do những nguyên nhân sau: trẻ bú quá no, trẻ nằm bú không đúng tư thế, đổi loại sữa mới khiến trẻ chưa kịp thích nghi, lỗ núm vú cao so quá nhỏ hoặc quá to, cữ bú quá gần nhau,… Ngoài ra, khi trẻ bị táo bón lâu ngày, hệ tiêu hóa làm việc kém hiệu quả cũng dễ gây nôn trớ ở trẻ.

Nôn trớ có thể lành tính và tự khỏi khi bé lớn hơn hoặc khi tình trạng táo bón được cải thiện. Tuy nhiên, có khi nôn trớ cũng là biểu hiện bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hoá của bé, vì vậy các mẹ cần quan sát, theo dõi và tìm hiểu cẩn thận để kịp thời khắc phục tình trạng.

Phải làm thế nào khi trẻ sơ sinh bị táo bón và nôn trớ?

Mỗi trẻ bị táo bón và nôn trớ có thể có những mức độ và triệu chứng khác nhau, cách điều trị là thay đổi thói quen ăn uống lành mạnh của mẹ và điều trị dựa trên từng triệu chứng trẻ mắc phải. Cụ thể như sau:

Bổ sung vi chất cho mẹ sau sinh cho con bú

Mẹ cần uống sắt, canxi, DHA cho mẹ sau sinh đúng cách

  • Mẹ sau sinh ăn nhiều rau xanh và quả chín: Chọn các loại rau quả có tính chất nhuận tràng như rau hoặc củ khoai lang, đu đủ, mồng tơi, chuối tiêu, cam, bưởi,…để giúp sữa mẹ chứa những nhuận tràng giúp trẻ cải thiện táo bón.
  • Lựa chọn bổ sung sắt, canxi, DHA sau sinh phù hợp. Sử dụng viên sắt uống sau sinh viên canxi sau sinh đúng cách để không gây tác dụng phụ.
  • Dùng tay massage cho bé theo chiều kim đồng hồ thành vòng tròn trên bụng trẻ, nên thực hiện khi trẻ không quá no hoặc quá đói. Ngoài ra, động tác trẻ nằm ngửa, hai chân nâng nhẹ, co đầu gối và ép lên bụng, sau đó duỗi chân ra cũng giúp trẻ đi vệ sinh dễ hơn, giảm tình trạng táo bón.
  • Nếu trẻ bú bình, mẹ nên pha sữa loãng hơn cho trẻ để trẻ uống được nhiều nước hơn, tăng cữ bú để cơ thể trẻ không bị thiếu hụt chất lỏng.
  • Cho trẻ bú đúng tư thế, đầu cao hơn thân để sữa không trào ngược lên thực quản khi đã xuống dạ dày.
  • Không cho trẻ bú nhiều, bú quá no mỗi lần, nên chia nhỏ bú nhiều lần với lượng ít một.
  • Sau khi trẻ bú, giữ trẻ ở tư thế thẳng, đầu cao ít nhất 30 phút, có thể vỗ lưng để trẻ thấy dễ chịu và có thể ợ hơi.
  • Nếu trẻ vẫn bị nôn trớ nhiều hoặc nôn trớ có dấu hiệu nguy hiểm như: nôn ra dịch xanh, nôn ra máu, nôn liên tục,… thì cần đưa trẻ đi khám để được điều trị.

Táo bón và nôn trớ ở trẻ sơ sinh là những rối loạn tiêu hóa thường gặp và hoàn toàn có thể khắc phục được nếu các mẹ nắm được những nguyên nhân gây nên tình trạng trên. Điều chỉnh lại chế độ ăn uống sinh hoạt của mẹ, chế độ bú của bé cũng giúp mẹ cải thiện được tình trạng táo bón và nôn trớ hiệu quả.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn